Thí nghiệm được thực hiện lặp lại nhiều lần, nhưng mỗi lần kết quả đều cho thấy rõ ràng thời gian bị đảo ngược, và thời gian được hiển thị trên thời gian kế là thời gian quá khứ. Hiện tượng này được mệnh danh là “Cổng thời không”…
Liệu có thể đảo ngược dòng chảy của thời gian như trong bộ phim “Thiên năng”? Cổng thời gian xuất hiện trong không trung tại Nam Cực? Liệu lạp tử xoay ngược có ý vị về sự tồn tại của ‘vũ trụ gương’? Những phát hiện khoa học mới có phù hợp với học thuyết Đạo gia không? (Được cung cấp bởi Bí ẩn chưa được giải đáp)
Xin chào quý vị, chào mừng các bạn đến tham khám những Bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi.
Năm 2020, khi Christopher Edward Nolan, vị đạo diễn vĩ đại từng chỉ đạo bộ phim hành động khoa học viễn tưởng “Khởi đầu” (Inception), ra mắt bộ phim khoa học viễn tưởng mới có tên “Thiên năng” (Tenet), người hâm mộ điện ảnh trên toàn thế giới đã rất háo hức mong chờ. Tuy nhiên, khi bước ra khỏi rạp, nhiều người tỏ ra đầy hoang mang. Bởi vì bộ phim này còn “đốt não” hơn cả “Inception”, xoay chuyển giữa thực và huyễn.
Poster bộ phim “Thiên năng” (Tenet). (Ảnh: Wiki)
Trong “Thiên năng”, tất cả các cảnh động tác đều là “đảo ngược”, bất luận là đấu súng hay đua xe thì đều là trạng thái đảo ngược thời gian. Điều mà bộ phim muốn triển hiện là những đặc công sẵn có năng lực đặc dị, dự tri tương lai và cải biến vận mệnh, thông qua “du hành thời không” để cải biến những sự tình đáng lẽ đã xảy ra, và mục tiêu cuối cùng là ngăn chặn sự phát sinh của Chiến tranh thế giới lần thứ ba. Bộ phim liên quan đến nhiều khái niệm “đốt não” liên quan đến thời gian và không gian, chẳng trách nhiều khán giả đã hét lên rằng, không thể hiểu được nếu không xem lại đến ba lần.
Kỳ thực, chỉ cần hiểu một điểm này thì bộ phim sẽ dễ lý giải hơn.
Giả thiết rằng trong một hệ tọa độ, thời gian của thế giới chúng ta là chảy theo chiều dương dọc theo mũi tên của trục X. Hãy gọi mũi tên này là “mũi tên thời gian”. Và nếu trong phim “Thiên năng” có một thế giới ngược hướng với “Thiên năng”, nó có ý nghĩa gì? Thời gian của nó bị đảo ngược lại, chảy ngược với mũi tên thời gian. Vậy làm thế nào để đạt được sự đảo chuyển này?
Ở đây chúng ta cần đề cập đến một khái niệm – entropy (độ bẩn).
Mũi tên thời gian và định luật độ bẩn entropy tăng
Khái niệm Entropy, do nhà vật lý người Đức Clausius đề xuất lần đầu tiên vào năm 1865, được sử dụng để đo “độ bẩn nội tại” của một hệ thống phong bế. Điều đó nghĩa là gì? Để hiểu một cách tương tự gần gũi với cuộc sống con người, entropy có thể được dùng để biểu thị độ bẩn trong căn phòng của chúng ta. Nếu một căn phòng được sắp xếp ngăn nắp và rất sạch sẽ, thì căn phòng đó có độ bẩn entropy thấp, trong khi nếu căn phòng lộn xộn, có thể nói là có độ bẩn entropy cao.
Rudolf Clausius – Cha đẻ của khái niệm entropy. (Ảnh: Wiki)
Vậy độ bẩn entropy này có ý nghĩa gì? Nói đến đây, chúng ta cần dẫn nhập tới một định luật vật lý vô cùng quan trọng.
Định luật tăng độ bẩn entropy
Định luật tăng độ bẩn entropy này là định luật thứ hai của nhiệt lực học, nó nói rằng trong một hệ thống phong bế cô lập, nhiệt lượng luôn truyền từ nơi nhiệt độ cao đến nhiệt độ thấp, từ trật tự hướng đến vô trật tự, từ entropy thấp biến thành entropy cao, và quá trình này là không thể đảo chuyển.
Chính vì như vậy, chúng ta sẽ phát hiện ra nước nguội dần nguội dần rồi biến lạnh, cơ tay của chúng ta càng ngày càng thô cứng lại, y phục thì ngày càng cũ kỹ, căn phòng thì ngày càng càng bẩn, toàn là bụi bặm.
Một số người có thể nói rằng, không dễ làm bẩn căn phòng, chỉ cần lau dọn nó. Điều này đúng, nhưng với việc lau dọn này, căn phòng sẽ không còn là một hệ thống “phong bế” và “cô lập” nữa, và năng lượng mới bên ngoài đã được đưa vào.
Quan điểm chính thống trong cộng đồng khoa học hiện nay tin rằng vũ trụ của chúng ta là một hệ thống phong bế và cô lập. Tại thời điểm xảy ra vụ nổ lớn Big Bang, độ bẩn entropy của vũ trụ là thấp nhất, và sau đó độ bẩn của vũ trụ sẽ tăng lên theo thời gian, từ có trật tự hướng đến rối loạn vô trật tự, khi độ bẩn entropy của vũ trụ đạt đến giá trị cực đại, trong vũ trụ cũng không còn bất kỳ năng lượng nào có thể duy trì sự vận động hoặc năng lượng tồn tại của sinh mệnh. Trạng thái này được gọi là “nhiệt tịch”, một trạng thái bão hòa. Nói một cách dễ hiểu, nếu không có sự can thiệp của những sinh mệnh cao cấp bên ngoài vũ trụ này, vận mệnh cuối cùng của vũ trụ có khả năng hướng đến diệt vong.
Bạn có phát hiện điểm tương đồng nào giữa mũi tên thời gian và định luật tăng độ bẩn entropy không? Trong thế giới vĩ mô của chúng ta, vạn vật đều thể hiện tính “một đi không quay đầu lại”.
Vì vậy, trở lại với bộ phim “Thiên năng”, đạo diễn Nolan tựa hồ như đã nhìn thấy tính tương quan giữa hai điều này, vì vậy ông thiết tưởng rằng, nếu phát hiện một loại vật chất tống bẩn entropy, chế tạo ra một cỗ máy để tiến hành làm giảm độ bẩn entropy của thế giới, thì nó sẽ hiện thực hóa việc quay ngược thời gian.
Ý tưởng này chẳng phải rất mới mẻ sao? Tuy nhiên, nếu mọi người nói rằng đạo diễn Nolan hoàn toàn chỉ biên tạo, thì có vẻ như oan uổng đối với ông ấy, bởi vì trên thế giới này chân thực phát sinh khả năng thời gian chảy ngược. Nó ở đâu? Chúng ta hãy quay trở lại Nam Cực vào năm 1995.
Thời gian chảy ngược 30 năm
Vào ngày 27 tháng 1 năm 1995, các nhà nghiên cứu khoa học Mỹ đã quan sát thấy một số đám sương khói trắng xám không ngừng xoay chuyển trên bầu trời Nam Cực. Điều kỳ lạ là những đám sương khói này lơ lửng phiêu đãng trong không khí trong một thời gian dài, mà không tản trôi, thậm chí không thay đổi hình trạng. Mọi người đều cảm thấy nó thật kỳ quái và quyết định kiểm trắc.
Họ phóng một khinh khí cầu khí tượng với các thiết bị đo tốc độ gió, nhiệt độ và độ ẩm khí quyển. Khí cầu nhanh chóng thăng lên và biến mất khỏi tầm mắt của họ.
Sau một thời gian, các nhân viên nghiên cứu thu hồi lại khí cầu bằng cách sử dụng một sợi dây thừng buộc vào khí cầu. Trước sự kinh ngạc của họ, thời gian kế (đồng hồ) của khí cầu hiển thị ngày 27 tháng 1 năm 1965, đúng 30 năm trước đó.
Có thể nào do khí cầu đã bị chấn động bởi khí lưu, và bộ đếm thời gian xuất hiện trục trặc? Các nhân viên nghiên cứu cho rằng điều đó thật kỳ quái nên đã tiến hành kiểm trắc thời gian kế trên khí cầu, và thấy rằng nó không bị hư hại gì, sau đó họ lại thả khí cầu nhập vào tầng sương khói màu xám.
Thí nghiệm tương tự được thực hiện lặp lại nhiều lần, nhưng mỗi lần kết quả đều cho thấy rõ ràng thời gian bị đảo ngược, và thời gian được hiển thị trên thời gian kế là thời gian quá khứ. Hiện tượng này được mệnh danh là “Cổng thời không”. Sau đó, các nhân viên nghiên cứu đã báo cáo với Tòa Bạch Ốc.
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng đám mây sương khói trên bầu trời Nam Cực lúc đó chính là “Cổng thời không”, có thể dẫn thông đến các thời đại khác. Vì vậy, đã có một dự án nghiên cứu đưa con người đến thời không khác, nhưng đây là một câu chuyện khác, và chúng ta sẽ nói về nó lần sau.
Sau sự cố “Cổng thời không” trên bầu trời Nam Cực, do tầng sương khói trắng xám bí ẩn đã biến mất, không cách nào tiến hành tái tạo, các nghiên cứu liên quan đã bị gác lại. Tuy nhiên, các thực nghiệm nghiên cứu khoa học khác nhau của các nhà nghiên cứu ở Nam Cực vẫn tiếp tục, đến năm 2016, một phát hiện tình cờ của một nhân viên nghiên cứu lại châm lửa sự hứng thú với “Cổng thời không”.
Bí ẩn về bầu trời Nam Cực
Sự tình bắt đầu với một khinh khí cầu khác trên không trung Nam Cực.
Vào tháng 4 năm 2016, một đoàn thám hiểm khoa học địa cực do các nhà khoa học NASA Mỹ đứng đầu đã khởi động một dự án nghiên cứu khoa học về “cơ học lượng tử” tại Nam Cực.
Dự án chủ yếu chịu trách nhiệm thu thập “neutrino gần thái không”, thông qua phân tích “ánh xạ gradient” của “neutrino” giữa các kinh độ và vĩ độ khác nhau trên Địa Cầu, để nghiên cứu “đặc trưng thuộc tính của lạp tử vi quan” trong lĩnh vực lượng tử.
Các nhân viên nghiên cứu đã chọn địa điểm nghiên cứu tại Trạm Nam Cực Amundsen Scott, một trong những địa điểm bí ẩn nhất trên hành tinh của chúng ta. Nơi đó tựa hồ không có tia xạ vũ trụ và những can nhiễu bối cảnh khác, là địa điểm lý tưởng để nghiên cứu lạp tử cao năng lượng. Do đó, các nhân viên nghiên cứu đã treo Ăng-ten xung mạch tạm thời ANITA Nam Cực (Antarctic Impulsive Transient Antenna) trên một khinh khí cầu khổng lồ và để nó bay lên độ cao 35km so với mặt đất để nó “tác nghiệp trên tầng không”.
Rất nhanh, “lạp tử vũ trụ đầu tiên” cuối cùng cũng đến. Tuy nhiên, ngay khi các nhà khoa học kiểm tra “hồ sơ bộ sưu tập”, một sự tình khó tin đã phát sinh, khiến tất cả mọi người sững sờ.
Lạp tử phản chuyển (xoay ngược)
Ở đây, trước tiên chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về neutrino. Nó là một trong những lạp tử (hạt) cơ bản nhất tổ thành giới tự nhiên. Neutrino vô cùng vô cùng nhỏ, không mang điện, khối lượng cực nhẹ, so với một hạt điện tử electron thì nó nhẹ hơn một phần triệu electron, và di chuyển xuyên toa trong vũ trụ với tốc độ tiếp cận tốc độ ánh sáng. Tương tác của neutrino với các vật chất khác vô cùng yếu, và nó được mệnh danh là “người ẩn thân” trong vũ trụ.
Vì khối lượng neutrino cực kỳ nhẹ và không có điện tích nên nó có thể tự do “xuyên thấu Địa Cầu” mà không bị “chặn lại”. Giới khoa học thường tin rằng “neutrino trong điều kiện tự nhiên chỉ có thể từ ngoài thái không vũ trụ mà tiến hành ánh xạ chính hướng (xuyên thẳng) tới Địa Cầu”, cũng chính là nó từ thái không mà phát xạ hướng tới Địa Cầu.
Nhưng “quỹ đạo neutrino” thu thập được ở Nam Cực là phi thường “quỷ dị”. Bởi vì các nhà khoa học đã phát hiện ra các lạp tử neutrino này đi theo “ánh xạ phản hướng”, tức là xuyên ngược qua Địa Cầu mà “xung tiến vào vũ trụ”. Sau khi tiến sâu hơn nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện, đây là một lạp tử vật chất chưa từng tồn tại trên Địa Cầu, và thuộc tính tự xoay của nó là xoay phải, trong khi các hạt neutrino khác trong vũ trụ đều có thuộc tính tự xoay là xoay trái.
Nhà khoa học Peter Gorham của nhóm ANITA đã chỉ ra rằng điều này không cách nào có thể giải thích được bằng các mô hình hiện có, và các nhà khoa học đã nhanh chóng viết một luận văn để thông báo cho thế giới về phát hiện kỳ lạ này.
Gần hai năm sau, một luận văn khác được đưa ra, cho rằng khám phá của ANITA đã cung cấp bằng chứng về một “vũ trụ gương đối xứng CPT”. C đề cập đến điện tích (Charge), P đề cập đến vũ trụ đối xứng (Parity), và T đề cập đến thời gian (Time).
Do đó, điều mà luận văn này muốn nói là sau Vụ nổ lớn Big Bang, không chỉ có một vũ trụ được sinh ra, mà là hai vũ trụ.
Hai vũ trụ này là hình ảnh phản chiếu lẫn nhau, hay còn gọi là vũ trụ gương.
Để giải thích nó một cách đơn giản, nếu vũ trụ của chúng ta là vũ trụ chính, thì còn tồn tại một vũ trụ phụ. Các quy luật vật lý ở đó đối xứng tương phản với vũ trụ của chúng ta. Ví dụ, thời gian vũ trụ chính của chúng ta là một “vận động chính hướng” không thể đảo ngược, thì thời gian trong vũ trụ phụ là một “vận động ngược hướng” không thể đảo ngược, cũng chính là thời gian quay ngược. Chúng ta thì đang tiến đến điểm tận cùng của vũ trụ, còn vũ trụ gương đang đi từ điểm tận cùng đến “kỳ điểm” của vũ trụ (singularity of the universe). Do đó, tình huống phát xạ “hướng lên” của neutrino tự xoay phải do ANITA phát hiện có thể được giải thích là do các lạp tử chuyển ngược thời gian hướng đến Địa Cầu.
Có thể nói, đây là cuộc thử nghiệm tiếp cận nhất về thời không vũ trụ khác trong lịch sử khoa học công nghệ nhân loại. Tuy nhiên, quan điểm này không được giới khoa học tiếp thụ rộng rãi. Ví dụ, Geraint Lewis, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Sydney ở Úc, nói rằng mặc dù ý tưởng về một vũ trụ phụ không hẳn là sai, nhưng vẫn có những khả năng khác để giải thích hiện tượng kỳ dị ANITA, không thể ấn định nó bằng một cây chùy.
Cho đến ngày nay, giới khoa học vẫn chưa có lời giải thích xác đáng về sự xuất hiện của “phản lạp tử Nam Cực”. Nhưng ngày càng nhiều người bắt đầu tin rằng các thuật ngữ “thời gian trôi ngược”, “cổng thời không” và “vũ trụ bình hành” thường xuyên xuất hiện trong thế giới khoa học huyền bí cũng có thể tồn tại trong thế giới hiện thực, chẳng qua mọi người đều nhìn không thấy chúng, chỉ là trong tình huống đặc định ngẫu nhiên gặp phải nó mới lộ ra chân dung.
Ví dụ, trong tập về “Lối vào không gian bốn chiều“, chúng tôi đã giới thiệu rằng nhiều sự kiện khó hiểu và bí ẩn đã xảy ra ở tam giác quỷ Bermuda, mà chỉ có thể giải thích bằng “xuyên việt thời không” và “không gian bình hành”. Một vị quan chức Anh thậm chí còn ghi lại một sự kiện kỳ lạ mà một phi công đã trải qua 4 năm. Và một người tham gia “Dự án Pegasus” ở Mỹ thậm chí còn lấy ảnh ra để chứng minh rằng mình đã trải nghiệm xuyên việt thời không thành công. Những câu chuyện này cũng được trình bày chi tiết trong chương trình “Kế hoạch bí mật để hoán chuyển thời gian”, các bạn quan tâm có thể tìm link các video liên quan trong phần giới thiệu chuyên mục của chúng tôi.
Khải thị đến từ Đạo gia
Không biết các bạn đang xem có cảm thấy các quan niệm về vũ trụ chính và vũ trụ phụ do giới khoa học đề xuất có vài phần tương tự với học thuyết Đạo gia cổ đại của Trung Quốc không?
Khi nói về Kinh Dịch, người ta thường nói: Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái diễn hóa ra 64 quẻ, một mạch diễn hóa ra Thiên Địa vạn vật.
Hãy nhìn biểu tượng cá âm dương trong đồ hình Thái Cực: một âm một dương, một chính một phụ.
Lão Tử cũng mô tả một vũ trụ quan tương tự trong “Đạo Đức Kinh”, đó là, “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.” Vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa., ý tứ là Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Vạn vật cậy âm mà dưỡng dương, lấy xung khí làm hòa hợp.
Mặc dù cổ nhân có thể chưa có những khái niệm vật lý như vật chất chính, vật chất tối, năng lượng chính và năng lượng phụ v.v., cũng không có phương thức khoa học giống như hiện tại, nhưng họ có thể từ những góc độ khác mà nhìn vũ trụ, vạn vật, nhân thể và sinh mệnh, có thể không nhất định khác biệt so với hiện tại. Thậm chí có thể nói, rất nhiều phát hiện của khoa học hiện đại đều chứng thực tính chính xác của trí huệ cổ lão. Bạn có cảm thấy không?
Nguồn: DKN
- Tín hiệu Wow! bí ẩn đến bao giờ?
- Lịch Adam: Di chỉ cự thạch 300.000 năm được cho là cổ xưa nhất trên thế giới?
- Tái sinh thành công nam thần Ai Cập – Pharaoh Ramses II