Kỳ lạ “ngọn núi kho báu” 1 tỷ năm tuổi chứa đầy vàng, bạch kim và đá quý ở Nga

Theo trang Siberiantimes, núi Kondyor Massif chứa nhiều nhiều kim loại quý. Có khoảng 4 tấn bạch kim được khai thác ở đây hàng năm.

Nằm ở vùng Khabarovsk xa xôi, gần phía tây nam của Okshotsk và phía đông nam của Yakutsk, khối núi Kondyor Massif được mệnh danh là kỳ quan địa chất bí ẩn của vùng Siberia, Nga với nhiều kim loại quý hiếm.

Khối núi là một cấu trúc đá có hình vòng tròn khổng lồ với đường kính 8km và nhô cao 600m, trông giống như một miệng núi lửa khổng lồ cổ đại khi nhìn từ trên cao. Từ hình ảnh vệ tinh, nhiều người cho rằng cấu trúc địa chất này tựa như một lỗ hổng khổng lồ do thiên thạch rơi xuống tạo ra hoặc là tàn dư của một ngọn núi lửa không hoạt động.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, nguyên nhân có khả năng nhất về sự hình thành của “vòng tròn kỳ diệu” này là kết quả của magma nóng chảy từ đá núi lửa kết tinh dưới bề mặt hơn 1 tỷ năm trước, tạo thành một vòng tròn hoàn hảo. Cấu trúc này cũng đã trải qua quá trình xói mòn trên mặt đất trong thời gian dài.

Theo trang Siberiantimes, có một dòng chảy xuất phát từ trung tâm của Kondyor Massif, được bổ sung nước từ băng tuyết tan chảy ở vách núi. Những dòng chảy nhỏ hơn cũng “góp nước” cho sông Kondyor chảy ra qua một khoảng trống ở phía bắc của khối núi.

Không chỉ là kỳ quan địa chất bí ẩn, Kondyor Massif còn được gọi là “núi kho báu” vì chứa nhiều kim loại quý bên trong. Theo đó, những dòng suối nhỏ tỏa từ vành núi chứa các trầm tích bạch kim ở dạng tinh thể, thỏi và hạt cùng với nhiều kim loại quý khác như vàng và đá quý. Chúng được xem là những thứ ‘tốt nhất từng được tìm thấy’ trên thế giới.


Pha lê bạch kim nạm vàng

Đặc biệt, núi kho báu này còn chứa một loại khoáng sản đặc biệt mà chỉ nơi đây mới có, gọi là Konderite – là hỗn hợp từ đồng, bạch kim, rhodium, chì và lưu huỳnh.

Theo trang Siberiantimes, việc khai thác plutonium ở Kondyor Massif đã bắt đầu từ năm 1984. Các tinh thể bạch kim từ khối núi này cũng lần đầu tiên xuất hiện tại Triển lãm Đá quý và Khoáng sản Tucson, Hoa Kỳ vào năm 1993. Thông thường, khoảng 4 tấn bạch kim được khai thác ở đây mỗi năm.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *