Phế tích Baalbek cổ xưa, những bí ẩn không có lời giải

Phế tích Baalbek có tên gọi là Đền Jupiter nằm ở miền Đông Ly Băng cách biên giới với Syria, 86 km về phía Đông Bắc, là một trong những công trình vĩ đại và bí ẩn nhất thời cổ đại.

Đền thờ Thần Jupiter (Ảnh: Khoahoc.tv)

Vị trí phế tích Baalbek (Ảnh: wiki)

Nơi đây có một cầu thang rộng nhất thế giới. Trên mỗi bậc trong số 27 bậc cầu thang, có đủ chỗ cho một trăm người xếp thành hàng. Các bậc thang cao đến gối một người đàn ông thành niên, như thể được làm để dành cho người khổng lồ.

Cầu thang này dẫn tới một cái sân hay một cái bệ có kích thước bằng cả một sân bóng đá, chính xác là 49mx89m. Phần chính của sân này đến nay vẫn còn lại những phế tích của ngôi đền được làm từ những tảng đá khối có thể tích 2 – 3 m3.

Toàn cảnh khu phế tích Baalbek (Ảnh: trithucvn.net)

Tại đây rải rác khắp nơi những mảnh của các cột lớn, những khối đá lớn, những mẩu kiển trúc cùng những gờ tường khổng lồ với những nét cắt hoàn hảo đến không ngờ.

Bao quanh Đền thờ Thần Jupiter là một dãy cột đá, gồm 52 cột vơi kích thước lớn chưa từng có từ xưa đến nay. Cửa đền được nối bằng ba khoảng sân lục giác, nơi có đền thờ được bao bọc bởi một bức tường với 320 bức tượng các vị thần. 

Đền thờ Thần Jupiter (Ảnh: Khoahoc.tv)

Hàng cột chính của đền ngày nay chỉ còn sót lại 6 cột, mỗi cột cao 20m, đường kính mỗi cột là 2,5m. Đứng trong thung lũng và cách Baalbek vài cây số có thể trông thấy những cây cột này.

6 cột chính còn sót lại đến ngày nay (Ảnh: wiki)

Những phần còn lại của các cột khác nằm rải rác xung quanh đó. Cho đến nay người ta vẫn không biết làm cách nào có thể tạo ra và di chuyển được những chiếc cột khổng lồ này. Để tạo ra những chiếc cột khổng lồ này thì phải cần tới những cỗ máy tiện khổng lồ. Mỗi cột này gồm 3 phần, mỗi phần khoảng 6 – 7 mét và khối lượng của mỗi phần này là 47 tấn.

Ba khối hình trụ của mỗi cột còn sót lại được đặt chồng lên nhau thẳng đứng với mối khớp một cách hoàn hảo. Mỗi cột đá có mũ cột lớn: trên cái dầm khổng lồ vắt ngang dãy cột sót lại có một cái trụ ngang cao gần 2m. 

Khối lượng của mỗi phần này là 47 tấn. (Ảnh: Chuchotezvous.ru)

Lức nào nâng được những khối đá khổng lồ nặng hàng tán lên độ cao gần 25m? Thậm chí với các chuyên gia ngày nay, làm sao để di chuyển những khối đá này cũng là một bài toán nan giải. Vậy mà người xưa, với sức người, động vật và các phương tiện thô sơ đã có thể vận chuyển được những khối đá khổng lồ kia.

Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Baalbek nổi tiếng không phải vì những cột đá này, mà là nhờ những khối đá khổng lồ ít ai để ý.

Ở góc Tây Bắc của hàng hiên, ngày nay người ta vẫn còn nhìn thấy ba tảng đá to lớn dị thường. Đó là khối Đại Tam Thạch mà truyền thuyết cổ đại có nhắc đến. Kích thước của ba khối đá này rất ấn tượng: 4,34 x 3,65 x 19,2 (m); 4,3 x 3,65 x 19,3 (m); 4,34 x 3,65 x19,53 (m). Thể tích của mỗi khối hơn 300m2, còn trọng lượng khoảng 750 tấn.

Đại Tam Thạch được tách ra khỏi mỏ đá mà không có một vết nứt hay hư hại, và được di chuyển từ mỏ đá cách đó 2km và được đặt ở độ cao 7 – 8(m) so với bệ đài.

Đại Tam Thạch (Ảnh: newyorker.com)

Việc hoàn thiện những khối đá cũng gây rất nhiều thắc mắc, bởi với những công cụ thô sơ và thủ công thì gần như không thể làm nhẵn một diện tích đá hàng chục thậm chí hàng trăm mét vuông. Hơn nữa, khối đá này được đặt khít cạnh khối đá kia với khớp nối rất hoàn hảo, như thế là chúng bị dính chặt vào nhau. Ngay cả một giọt nước cũng không thấm vào chỗ khớp mà theo rãnh chảy xuống.

Diện tích mài mép của khối đá, theo đáy và theo chiều cao là khoảng 12,27m2 và 36m2. Tổng diện tích khớp nối của mỗi khối đá mặt ngoài là 87m2, mặt trong là 123m2 với sự chỉnh lí góc và độ song song ủa các mép chính xác đến tuyệt đối.

Tuy vậy, nổi tiếng nhất vẫn là khối đá thứ tư, nó vẫn chưa được lôi ra khỏi mỏ khai thác đá gần nhất, nằm ở chỗ rẽ vào Baalbek. Chính tại đó có khối đá được khai thác lớn nhất thế giới. Tên của nó là Tảng Đá Thai Thụ (“Stone of the Pregnant Woman.”) hay Khối đá Phương Nam. Về kích thước nó vượt xa cả Đại Tam Thạch: chiều dài của nó là 21,27m, phía mặt Nam 4,25m x 4,35m,còn phía mặt Bắc 5,35m x 5,35m. Thể tích của khối đá phương Nam khoảng 433m2, còn trọng lượng rơi vào khoảng 1300 – 2000 tấn. Đó quả là một con số khổng lồ. Theo ước tính của kỹ sư O. Colomichuk, để di chuyển khối đá này cần đến 60 nghìn người, tuy nhiên đó chỉ là một tính toán mang tính quy ước, thực tế không có một mỏ đá nào có thể chứa được một lượng nhân công lớn đến thế.

Khối đá Phương Nam nặng gần 2000 tấn, cần 60000 người mới có thể di chuyển được nó (Ảnh: Wiki)

Khối đá Phương Nam nằm trong vùng lòng chảo, nghiêng một góc khoảng ba mươi độ so với mặt đất và phần đuôi của nó lún xuống đất. Người ta không rõ lý do vì sao nó lại bị bỏ dở, phải chăng do kích thước quá khổng lồ và khối lượng quá nặng.

Theo khẳng định của các nhà khoa học, để nhấc khối đá này lên cần đến 25 cần cẩu siêu trọng nhưng chỉ nhấc nó lên thôi, di chuyển là việc bất khả thi với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại.

Nói chung, khó có thể hình dung được bằng cách nào người ta đã xây dựng lên đền Baalbek bởi ngay cả việc di chuyển những khối đá khổng lồ kia cũng là vô cùng khó khăn với khoa học hiện đại chúng ta ngày nay. Ngôi đền được xây trong thời đế chế La Mã, nhưng thời điểm đặt những khối đá khổng lồ vẫn chưa được xác định. Theo nhiều tài liệu ghi chép, những khối đá đó còn có lịch sử xa xưa hơn.

Khi điều tra những khối đá trong các bức tường ngăn tại ngôi đền Baalbek này, rõ ràng chúng đã bị hao mòn hơn rất nhiều so với tàn tích của đền Jupiter và hai ngôi đền La Mã khác từng được xây lên tại nơi này. Vì đá xây lên những bức tường ngăn cũng cùng loại với ngôi đền, chúng ta có thể giả định hợp lý rằng những khối đá bị hao mòn hơn đã được dựng lên lâu đời hơn. Điều ấy suy ra rằng, người La Mã sau khi xâm lược các nước Cận Đông, đã dựa trên những nền tảng của một công trình cũ mà xây lên đền Jupiter nổi tiếng.

Trước khi người La Mã xâm lược, không có một dân tộc nào vùng Trung Đông có thể xây lên một công trình kiến trúc vĩ đại và tinh xảo như vậy (Ảnh:newyorker.com)

Như vậy có thể đền Baalbek được xây dựng trước khi đế chế La Mã xâm lược. Nhưng có một nghi vấn ở đây là, theo các nhà sử học, trước khi bị đế chế La Mã xâm lược, ở vùng Cận Đông không có một quốc gia nào có thể thực hiện được những công trình đòi hỏi nhiều nhân công đến vậy.


Vậy ai đã dựng lên Baalbek?

Theo các chuyên gia, quay lại gần 10.000 năm trước, nơi đây là một thành phố cổ được đặt tên theo thần Ba’al. Truyền thuyết Phoenicia cho rằng Baalbek là vị trí ban đầu thần Ba’al đến Trái Đất trong thời cổ đại.

Tuy nhiên, thực tế không ai có thể chắc chắn địa điểm cổ đại này đã tồn tại bao lâu. Nhiều người cho rằng Baalbek đã hơn 10.000 năm, thậm chí có thể đến 20.000 năm.

Nhưng đó chỉ là những phỏng đoán. Vì thế khu phế tích Baalbek vẫn luôn là một bí ẩn của lịch sử.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *