Các hoàng đế thời xưa cho xây dựng lăng mộ như một cách để được hậu thế tưởng nhớ đến. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Thập Tam Lăng triều Minh (lăng mộ 13 vua đời Minh), lăng tẩm triều Thanh… đều là những nơi mai táng hoàng đế sau khi chết.
Sự rộng lớn quy mô của lăng mộ Tần Thủy Hoàng cùng với rất nhiều vật chôn theo cũng khiến người đời sau kinh ngạc, tán thán không thôi. Tuy vậy, chỉ có lăng mộ của các hoàng đế triều Nguyên trước sau vẫn nằm trong vòng bí ẩn.
Ảnh ghép minh họa.
Trước khi qua đời, vị hoàng đế của khu lăng mộ này đã để lại di nguyện rằng lăng mộ của mình sẽ vĩnh viễn không được tìm thấy và cho đến tận 800 năm sau, lăng mộ của ông vẫn được xem là bí ẩn lớn đối với giới khảo cổ.
Thành Cát Tư Hãn (tên thường gọi là Thiết Mộc Chân) là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng Đông Bắc châu Á năm 1206.
Thành Cát Tư Hãn là vị hoàng đế được người Mông Cổ tôn sùng nhất. Nguồn ảnh: tinmoi
Ông là một nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã chấm dứt hàng thế kỷ của các cuộc nội chiến, tranh giành đất đai và mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc Mông Cổ. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên ở Trung Quốc.
Ông cùng các con trai của mình đã chinh phạt các dân tộc từ khu vực biển Adriatic, Địa Trung Hải đến Thái Bình Dương, vươn đến cả các vùng đất mà ngày nay là Áo, Phần Lan, Croatia, Hungary, Ba Lan, Việt Nam, Myanmar, Nhật Bản và Indonesia.
Vào giai đoạn cường thinh nhất, người Mông Cổ kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn kéo dài từ châu Á sang châu Âu có diện tích từ 28.5 đến 31 triệu km2, bằng diện tích châu Phi (30.4 triệu km2).
Theo một số tài liệu lịch sử ghi chép lại, Thành Cát Tư Hãn có một chính sách rất đặc biệt: Thu phục và bắt giữ tất cả những cô gái xinh đẹp nhất ở mỗi vùng đất mà ông chiếm đóng. Với mỗi lần hành quân trở về, Thành Cát Tư Hãn cùng các tướng tá khác ngồi trong lều, ăn một mâm thịt ngựa và xem mặt những cô gái tù binh. Có thể vì lý do này mà dòng dõi và hậu duệ của ông trải rộng khắp nơi.
Khu lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn và lời nguyền “chết chóc”
Thành Cát Tư Hãn qua đời ngày 18 tháng 4 năm 1227 trong cuộc bao vây Ninh Hạ – một khu tự trị của dân tộc Hồi nằm ở cao nguyên Hoàng Thổ Tây Bắc, sông Hoàng Hà, Trung Quốc. Nguyên nhân về cái chết của ông cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn vẫn chưa có lời giải đáp, một số giả thuyết cho rằng ông chết trong chiến trận, mắc bệnh nặng hay bị ngã ngựa trên đường hành quân.
Ngay cả phần mộ chôn cất thi hài ông cũng là một bí ẩn lớn đối với giới khoa học. Thành Cát Tư Hãn trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình đã cùng với đội kỵ binh càn quét từ Châu Á sang Châu Âu, thống trị vô số thành trì giàu có.
Chính vì thế, trang Qulishi cho rằng lăng mộ của vị vua Mông Cổ này chắc chắn sẽ chứa đựng vô vàn châu báu cùng bảo vật phong phú, quy tụ mọi nền văn hóa phương Tây, phương Đông.
Cái chết của “chiến thần Mông Cổ” đến nay vẫn là câu hỏi lớn của hậu thế. Nguồn ảnh: tinmoi
Một trong số những thông tin chắc chắn duy nhất mà các tài liệu lịch sử về Thành Cát Tư Hãn đều thống nhất chính là việc thi thể của ông đã được đưa về Mông Cổ sau khi ông qua đời.
Nhiều sử gia của Mông Cổ cho rằng, thi thể của ông được chôn cất ở gần con sông Onon và theo như ghi chép của Marco Polo thì “chiến thần Mông Cổ” nhiều khả năng được an táng tại vùng núi Altay nơi mà nhiều vị vua của Mông Cổ yên nghỉ.
Cho đến thời điểm hiện tại, người dân Mông Cổ vẫn muốn thế giới tìm thấy khu lăng mộ của vị thủ lĩnh vĩ đại này.
Thậm chí nhiều lời đồn đoán cho rằng khu lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn được bảo vệ bởi một “lời nguyền chết chóc”. Dù vậy, điều này cũng không ngăn nổi được sự tò mò cũng như tinh thần tìm kiếm của giới khảo cổ.
Cho đến thời điểm hiện tại, người dân Mông Cổ vẫn muốn thế giới tìm thấy khu lăng mộ của vị thủ lĩnh vĩ đại này. Thậm chí nhiều lời đồn đoán cho rằng khu lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn được bảo vệ bởi một “lời nguyền chết chóc”. Dù vậy, điều này cũng không ngăn nổi được sự tò mò cũng như tinh thần tìm kiếm của giới khảo cổ.
Những cuộc tìm kiếm trong vô vọng
Vào năm 2001, một doanh nhân giàu có và nổi tiếng đến từ Chicago (Mỹ) có tên Maury Kravitz đã tổ chức một cuộc truy tìm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn ở vùng núi phía bắc Mông Cổ.
Vùng núi Khentii được xem là nơi đặt lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn. Ảnh: Grunge
Sau hơn 4 lần tiến hành tìm kiếm vô cùng tốn kém, cuối cùng chính phủ Mông Cổ đã ra lệnh cấm nhóm khảo cổ của Maury Kravitz đào bới trên ngọn núi này.
Truyền thuyết kể lại rằng, khi còn trẻ “chiến thần Mông Cổ” từng lên đỉnh núi Khentii để trốn kẻ thù truy sát và khi đứng trên đỉnh núi, ông đã cầu nguyện trời cao ban cho mình sức mạnh vô biên để thống lĩnh các bộ lạc Mông Cổ.
Ý nguyện này của Thành Cát Tư Hãn sau đó đã trở thành hiện thực và cũng từ đó, ngọn núi Khentii mang một ý nghĩa tâm linh và được coi là “ngọn núi thiêng” của người Mông cổ.
Trong khi đó ít ai biết rằng vào thời Trung cổ, ngọn núi Khentii có tên là Burkhan Khaldun mà theo tiếng Mông cổ là “Đại cấm địa”.
Vào năm 2009, dưới sự tài trợ của kênh National Geographic, Albert Lin đã tổ chức một cuộc tìm kiếm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn với quy mô lớn trên chính đỉnh núi Khentii.
Khu lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn được cho chứa vô vàn châu báu của cải. Ảnh: SCMP
Nhóm đã áp dụng phương pháp khảo cổ tiên tiến khi không phải đào xới địa hình nên nhận được sự hưởng ứng của dư luận. Cũng tại đây, nhóm khảo cổ đã phát hiện ra một số lượng lớn cổ vật như đầu tiên, sản phẩm gốm…
Trong khi đó ở một nỗ lực khác, Viện viễn thông và Công nghệ thông tin thuộc Trường đại học California (Mỹ) đã áp dụng công nghệ 3D với độ phân giải cao để tìm kiếm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn quanh vùng núi này với sự giúp đỡ của hơn 10.000 tình nguyện viên. Tuy nhiên, những manh mối về lăng mộ của ‘chiến thần Mông Cổ’ vẫn bặt vô âm tín.
Vào năm 2012, một nhóm các nhà khảo cổ học tại Mỹ dẫn đầu bởi nhà sử học Woods của Đại học Chicago đưa ra tuyên bố rằng đã tìm thấy lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn ở một ngọn núi cách thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ khoảng 200km về phía Bắc nhưng họ không thể khai quật bởi ‘lời nguyền’.
Nhóm khảo cổ này cho biết lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn được bảo vệ bởi một bức tường dài 2km và có nhiều con rắn bất ngờ xuất hiện và phun nọc độc khi các thành viên của đoàn khảo cổ đến đào bức tường.
Một trong những điểm ly kỳ khi nhóm khảo cổ tiến hành tìm kiếm Thành Cát Tư Hãn nhiều chiếc xe của đoàn bỗng dưng lao đầu xuống núi mà không rõ lý do. Trong khi đó, nhiều người Mông Cổ cũng lên án đoàn khảo cổ Mỹ vì cho rằng tổ tiên của họ đang bị xúc phạm, điều này buộc các nhà khảo cổ phải quay về Mỹ trong tiếc nuối.
Công cuộc tìm kiếm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn gặp vô vàn khó khăn bởi nguồn tư liệu nghèo nàn và gặp phải nhiều vấn đề về kỹ thuật.
Diện tích của Mông Cổ vô cùng lớn với nhiều vùng hoang vu không có người ở nên việc tìm mộ như “mò kim đáy biển” và sau nhiều nỗ lực tìm kiếm kéo dài 800 năm, hậu thế vẫn đặt câu hỏi lớn về khu lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn bởi không thu được chút manh mối nào về vị trí của lăng mộ “chiến thần Mông Cổ” dù xuất hiện vô vàn những lời đồn đại kỳ bí.
Nguồn: VDH
- Xương bàn tay khổng lồ dạt vào bãi biển Brazil
- Những phát minh vĩ đại nhất thế giới trong năm 2022
- Giới khoa học lo ngại khi virus cổ đại “hồi sinh” sau gần 50.000 năm chôn vùi dưới băng vĩnh cửu