Có một loại thiết bị lưu trữ mới mà nhiều tập đoàn công nghệ đã bí mật tìm hiểu trong vài năm qua.
Hitachi mới ra mắt một công nghệ mà họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển, về cơ bản là một tấm Pha lê Thạch anh (Quartz Glass), có thể lưu dữ liệu lên đến 300 triệu năm!
Những chiếc hộp sọ pha lê trong truyền thuyết cổ xưa, được cho là lưu trữ thông tin về nguồn gốc vũ trụ, con người và sự sống trên các hành tinh. (Ảnh: qua physic-astronomy)
Chúng ta đang biết đến các thiết bị lưu trữ hiện nay như các bản ghi, đĩa CD, USB, băng từ, ổ cứng, MP3… nhưng không thiết bị nào trong số này có thể động chạm đến công nghệ mới, rất truyền cảm hứng với vật liệu pha lê thạch anh này.
Sản phẩm mẫu pha lê thạch anh của Hitachi. (Ảnh: qua wattan)
Pha lê thạch anh của Hitachi
“Nguyên mẫu hình vuông được làm bằng thạch anh rộng 2 cm và dày 2 mm. Nó chứa bốn lớp các chấm nhỏ li ti được tạo ra bằng laser femtosecond, là các xung ánh sáng siêu ngắn. Các chấm nhỏ li ti này đại diện cho thông tin ở dạng nhị phân, một dạng tiêu chuẩn nền dễ hiểu ngay cả trong tương lai xa và có thể được đọc bằng kính hiển vi quang học cơ bản. Vì các lớp được tạo ra bởi công nghệ nhúng, nên sự ăn mòn bề mặt sẽ không ảnh hưởng đến chúng.
Thiết bị có mật độ lưu trữ tốt hơn một chút so với CD.
Các lớp bổ sung có thể được thêm vào để làm tăng mật độ lưu trữ. Vấn đề đáng chú ý hơn là độ bền của thiết bị. Nó không thấm nước, chịu được hóa chất, thời tiết và nó không bị hư hại khi tiếp xúc với nhiệt độ 1.000 độ C trong hai giờ (trong một thử nghiệm). Kết quả của thí nghiệm đó đã khiến Hitachi kết luận rằng dữ liệu thạch anh có thể kéo dài hàng trăm thiên niên kỷ.’’ – theo Scientific American Journal (Tạp chí Khoa học Hoa Kỳ)
Bây giờ, tuy điều này đã là ly kỳ, nhưng còn có nhiều điều ly kỳ hơn thế nữa. Mặc dù hiện tại Hitachi có một sản phẩm thực sự có thể sẽ bắt đầu tiếp thị ra thị trường khi họ tìm ra những thiết bị di chuyển dữ liệu, những chiếc máy tính và truyền hình.
Nhưng điều đó không thể nói rằng công nghệ này có thể bị sụp đổ, chỉ đơn giản là nó còn rất mới… và thậm chí, một số người hiện đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ này với những điều lớn hơn và tốt hơn!
Pha lê “Superman” của Đại học Southampton
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton ở Anh đã phát triển một công nghệ thậm chí còn khó tin hơn. Nó có tên là Pha lê “Superman’’ và có thể có dung lượng lưu trữ lên tới 350 TB, và có thể tồn tại mãi mãi!
Hình ảnh mô tả thiết lập ghi lưu trữ quang học 5D: laser femtosecond, bộ điều chế ánh sáng không gian (SLM), ống kính Fourier (FL), ma trận tấm nửa sóng (»/ 2 M), gương lưỡng sắc, vật kính chìm 1,2 NA, mẫu thủy tinh silica, quá trình phiên dịch. (Ảnh: Đại học Southampton)
“Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tia laser femtosecond, tạo ra các xung ánh sáng cực ngắn, tính bằng femto giây (một phần triệu của một phần tỷ của một giây).
Laser đọc/ghi 5D có thể ghi công suất dữ liệu 360 TB/đĩa trên thủy tinh cấu trúc nano có độ ổn định nhiệt lên đến 1.000 ° C – và tuổi thọ gần như không giới hạn. Mã hóa thông tin có năm chiều bao gồm kích thước và định hướng trong vị trí không gian ba chiều của các cấu trúc nano’’ – trích từ Computerworld (Thế giới máy tính).
Có vẻ như Pha lê (Crystal) vẫn còn có nhiều ứng dụng lưu trữ mà con người chúng ta cần tiếp tục khám phá. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn nữa, chúng có thể là nền tảng cho tất cả các máy tính của chúng ta trong tương lai.
Những chiếc hộp sọ pha lê
Tất cả chúng ta đã nghe về các hộp sọ pha lê cổ đại và những câu chuyện về kho kiến thức vô tận chứa đựng trong những chiếc hộp sọ này. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu của hãng Hitachi có thể vừa hồi sinh một công nghệ tiên tiến cổ đại. Nhiều người cho rằng những hộp sọ pha lê chứa kiến thức cổ xưa có lẽ có từ thời văn minh Maya, Atlantis, hoặc thậm chí xa hơn nữa.
Những hộp sọ pha lê được tìm thấy trong tàn tích của người Maya ở Trung Mỹ năm 1927. Một hộp sọ pha lê điển hình loại này được mài mịn hoàn hảo rồi được đánh bóng bằng đá thạch anh, với kích thước gần bằng hộp sọ của người thật. Nó cao khoảng 12,7 cm và nặng khoảng 5,2 kg. Hộp sọ được chạm khắc phỏng theo hộp sọ của một người phụ nữ.
Hộp sọ pha lê này không chỉ trông rất thực tại, mà cấu trúc bên trong hoàn toàn phù hợp với cấu trúc hộp sọ của con người.
Mức độ chế tác cực kỳ tinh xảo và điêu luyện; ống kính và hốc mắt nằm trong phần đáy hộp sọ được kết hợp với một ống kính mài thủ công bằng tay để tạo ra hiệu ứng ánh sáng vô cùng rực rỡ và tuyệt đẹp.
Chúng ta biết rằng công nghệ quang học hiện đại bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVII, và con người bắt đầu hiểu thêm một cách chi tiết về cấu trúc xương của chính mình sau sự phát triển của ngành giải phẫu học vào thế kỷ thứ 18. Hộp sọ pha lê này được chạm khắc trên cơ sở vốn hiểu biết về cấu trúc xương của người và các nguyên tắc quang học. Làm thế nào người Maya có thể làm chủ những kiến thức giải phẫu và quang học thâm sâu này?
Vào ngày 9 tháng 10 năm 2011, Mario, một người đến từ Las Vegas, Mỹ và có nguồn gốc Mexico, đã tham dự một hội nghị với chiếc hộp sọ pha lê “Pancho” mà tổ tiên ông để lại. (Ảnh: Du Guohui / EpochTimes)
Rất nhiều các nguồn thông tin cho rằng những hộp sọ này chứa đựng câu trả lời cho nguồn gốc của con người, thông tin về vũ trụ, thông tin về các hành tinh và được đánh giá cao nhất trong tất cả các nguồn thông tin có thể tìm được về số phận của loài người và mục đích thực sự của con người trên Trái đất. Truyền thuyết cho rằng vào thời điểm cần thiết, những chiếc hộp sọ pha lê này sẽ được tìm thấy và tái hợp cùng với nhau. Thông tin mà những chiếc hộp sọ này cung cấp sẽ cứu loài người. Tuy nhiên, truyền thuyết đã báo trước rằng nhân loại phải có khả năng chấp nhận kiến thức về mặt đạo đức và tinh thần.
Dữ liệu lưu trữ trong những chiếc hộp sọ pha lê rõ ràng có thể tồn tại mãi mãi, chịu đựng được nhiệt độ lớn và các điều kiện thời tiết khắt khe nhất mà không làm suy giảm… ít nhất cho đến khi mặt trời bắt đầu lụi tàn và có thể tiêu hủy trái đất.
Nhà khoa học Kazuyoshi Torii của Hitachi cho biết, thủy tinh thạch anh là vật liệu cực kỳ ổn định và đàn hồi, được sử dụng để chế tạo cốc và các dụng cụ khác để sử dụng trong phòng thí nghiệm. Do các tính năng vượt trội của nó, có thể dùng để chế tạo các chip không thấm nước, đàn hồi với nhiều hóa chất và không bị ảnh hưởng bởi sóng radio. Thậm chí, nó có thể tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa nhiệt độ cao và được nung nóng tới 1.000 độ C trong ít nhất hai giờ mà không bị hư hỏng.
Nhà khoa học cao cấp Takao Watanabe cho biết, “dữ liệu của chúng tôi sẽ luôn tồn tại trừ khi tấm thủy tinh thạch anh cực kỳ cứng này bị vỡ’’.
Thay vì lưu trữ thông tin quý giá cho nhân loại trong một mảnh thạch anh thông thường có thể bị hư hại theo thời gian, người xưa đã chọn lưu trữ trí tuệ của mình trong một đồ chứa có hình dạng giống hộp sọ người. Chúng sẽ được sử dụng trong nhiều nghi thức và nghi lễ, và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng giống như cách mà hộp sọ của chúng ta chứa đựng và bảo vệ bộ não, hộp sọ pha lê là một vật chứa giống như tâm trí với một thư viện kiến thức của các thế hệ – từ lịch sử cổ đại đến bản thiết kế chi tiết của tương lai.
Nguồn: NTDVN
- “Phượng hoàng trắng trong truyền thuyết” xuất hiện khiến dân mạng dậy sóng
- Những dự đoán của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking về ngày tàn của Trái Đất
- Một cuốn Thiên thư suốt 600 năm không ai có thể hiểu được: Những lời tiên tri cần được giải mã?