Siêu vũ khí “Tia tử thần”: Giấc mộng không thành của Nikola Tesla

Nếu có cơ hội thành hiện thực, siêu vũ khí mà Nikola Tesla nghĩ ra cách đây hơn 70 năm có thể hạ gục 10.000 máy bay cùng một lúc ở khoảng cách… 400km.

tesla1

Nikola Tesla (1856 – 1943) – Nhà bác học “điên” đại tài của thế kỷ.

Được xếp vào hàng ngũ “Những người “khổng lồ” của thế giới”, những gì mà “nhà bác học điên” đại tài Nikola Tesla để lại khiến chúng ta phải nghiêng mình nể phục.

tesla2

“Tôi không sợ người ta đánh cắp ý tưởng của mình. Cái mà tôi lo là người ta chẳng có ý tưởng nào cho những phát minh cho riêng họ” – Nikola Tesla.
Không chỉ có tài, Tesla còn là người có hoài bão rất lớn, ông luôn muốn những ý tưởng và phát minh của mình có thể giúp ích nhân loại.




Một trong số hoài bão đó là phát minh ra siêu vũ khí có thể ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh trên thế giới.

Phát minh “không tưởng” của Tesla: Tia tử thần, siêu vũ khí quét sạch 10.000 máy bay trong tích tắc

Vào cuối những năm 1930, Tesla nhận thấy “bóng ma chiến tranh” đang xâm chiếm nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, do đó, ông đã lên ý tưởng sáng chế ra loại siêu vũ khí có tên “Tia tử thần” (Death Ray).

Siêu vũ khí này của ông là một loại súng có khả năng bắn ra chùm tia tử thần mang theo nguồn năng lượng vô cùng lớn.

Theo lời Tesla, loại súng này có thể hạ gục 10.000 máy bay cùng một lúc ở khoảng cách mà không một vũ khí nào thời đó đạt được: 400 km!

Với công dụng khủng khiếp như vậy, Tesla khẳng định chắc chắn rằng chiến tranh xuyên quốc gia sẽ không thể xảy ra khi bất cứ nước nào cũng sở hữu loại siêu vũ khí có khả năng hủy diệt lớn đến vậy.




Vì chỉ cần nghe đến khả năng hủy diệt của “tia tử thần”, nhiều nước sẽ e ngại mà từ bỏ ý định gây hấn.

tesla3

Mô hình phát minh của Tesla.

Mọi chuyện đã không thể trở thành sự thực, hoài bão của ông đã không được như ông mong muốn khi mọi thuyết phục đầu tư vào siêu vũ khí này giữa Tesla và Neville Chamberlain (Thủ tướng Anh thời bấy giờ) đã không thành công.

Nikola Tesla rất thất vọng và chán chường. Ông gửi bản thiết kế và số liệu kỹ thuật cho Mỹ, Pháp, Canada và Liên Xô những mong các nước đồng tình và tài trợ cho ý tưởng phát minh của mình.




Thực tế là, các nước từ chối tài trợ.

Hầu như tất cả các phát minh của Tesla đều bị lãng quên cho đến đầu những năm 1990, khi trình độ hiểu biết của các nhà khoa học được nâng cao, họ mới hiểu được tầm quan trọng của Tesla và bộ óc vĩ đại của ông.

Và cũng khi đó, người ta mới nhận định đúng đắn về “tia tử thần” và gọi phát minh này là chùm tia hạt điện từ.

Nhờ có chùm tia hạt điện từ, các nhà khoa học quân sự mới có cơ hội phát minh và khám phá sức mạnh của tia laser (laze), mặc dù những sáng chế hiện tại không có được uy lực khủng khiếp như Tesla đã miêu tả.

tesla4

Tia laser về sau được phát minh vào năm 1960. Hình minh họa.




Từ năm 1990 đến 1997, nước Mỹ từng bỏ ra tổng 3,5 tỷ USD để chế tạo vũ khí laser có sức mạnh khủng khiếp.

Năm 2014, Hải quân Mỹ đã trang bị pháo laser trên hàng không mẫu hạm USS Ponce. Vũ khí này có khả năng thủ tiêu máy bay do thám và những tàu chiến loại nhỏ.

Không chỉ riêng Mỹ, rất nhiều quốc gia khác cũng đã bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo vũ khí laser.


tesla5

Vũ khí laser đang dần trở thành vũ khí của tương lai. Hình minh họa.

Sau hơn 5 thập kỷ ra đời ý tưởng về chùm tia hạt điện từ (tính từ năm 1937 khi Tesla phát minh “tia tử thần” đến năm 1990 khi Mỹ bắt tay vào sáng chế vũ khí laser), và 56 năm sau ngày laser được phát minh (1960 – 2016), người ta mới hiểu tầm sức mạnh và uy lực khủng khiếp của nó.




Và như thế, vai trò và bộ óc sáng tạo tuyệt vời của Tesla mới được đánh giá đúng đắn. Tuy nhiên, điều được cho là khác biệt giữa Tesla và các quốc gia hiện nay đó là:

Tesla mong muốn phát triển loại vũ khí có thể ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh (mang mục đích hòa bình, vì lẽ đó “tia tử thần” còn có tên khác là “tia hòa bình”), còn đối với các quốc gia hiện nay thì sao?

tesla6

Phát minh của Tesla mang ý nghĩa hòa bình.

Câu trả lời xin dành bỏ ngỏ…
Nguồn: Trithuctre

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *