Bằng chứng về các nền văn minh tiên tiến sống trên Trái đất cách đây hơn 100.000 năm?

Lịch sử luôn là những điều thú vị đối với những người tò mò, vì tất cả những gì chúng ta đã biết, đang biết và sẽ biết chỉ là những mảnh ghép không hoàn chỉnh của toàn bộ bức tranh quá khứ của nhân loại.

Gần đây, một số khám phá dường như chỉ ra khả năng các nền văn minh cổ đại gọi hành tinh Trái đất là “nhà” sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Tại sao các nhà nghiên cứu chính thống chọn “bỏ qua” các chi tiết và manh mối chỉ ra sự tồn tại của các nền văn minh lâu đời hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây vẫn là một câu đố đối với nhiều người.

Bằng chứng về các nền văn minh sinh sống trên hành tinh của chúng ta trước khi lịch sử ghi lại có thể được tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới. Ở Ai Cập cổ đại, Mesoamerica và Sumer, chúng ta tìm thấy các văn bản viết về các nền văn minh vĩ đại trong quá khứ xa xôi, các nhà cai trị vĩ đại và “thời kỳ vàng son” kéo dài hàng nghìn năm.

Một trong những ví dụ điển hình nhất về “những nền văn minh 100.000 năm tuổi” này có thể được tìm thấy ở Châu Phi. Khám phá đáng kinh ngạc này thực sự được diễn ra tại một địa điểm tại Nam Phi, cách cảng Maputo khoảng 150 km về phía tây. Ở đó, các nhà khảo cổ học đã tìm ra được tàn tích của một đại đô thị cổ đại, theo số liệu từ các cuộc kiểm tra, nó có diện tích khoảng 1.500 km vuông (gần như tương đương với diện tích của Hải Phòng).




Theo các nhà nghiên cứu, thành phố cổ đại này chỉ là là một phần của một cộng đồng bí ẩn thậm chí còn lớn hơn với quy mô khoảng 10.000 km vuông và được cho là được xây dựng từ năm 160.000 đến 200.000 trước Công nguyên. Địa chất của khu vực xung quanh cũng khá bất thường do có nhiều mỏ vàng nằm ở lân cận.

Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng tàn tích này có thể đến từ nền văn minh Anunnaki cổ đại, đã biến mất trong quá khứ xa xôi, họ đã sống và định cư ở khu vực này để khai thác vàng.




Tại khu vực Amazon, người ta đã phát hiện ra những nền văn minh khác có thể có trước cả nền văn minh của người Inca và có lẽ đó là những tổ tiên của họ. Không ai có thể ngờ rằng ở một nơi nào đó trong vùng hẻo lánh của Amazon lại có một nền văn minh đã mất.

Khoảng 450 geoglyph, chủ yếu có hình dạng hình học đơn giản – hình vuông, hình tròn hoặc đa giác – đã được tìm thấy cho đến nay trên diện tích 13.000 km vuông.

Việc phá rừng nhanh chóng kết hợp với Google Earth đã cho phép phát hiện hàng trăm geoglyph (hình vẽ khổng lồ trên mặt đất) ở 200 địa điểm khác nhau, trong một dải rộng 250 km x 10 km ở Amazon. Giống như các đường vẽ Nazca, các thiết kế hình học bí ẩn này của Amazon chỉ có thể được nhìn thấy và đánh giá thực sự từ trên không.




Nhiều phần còn sót lại rõ ràng là một phần của nền văn minh cổ đại và chưa được biết đến, cho đến nó nay đã xuất hiện dưới những tán cây của rừng rậm Amazon. Theo sự phỏng đoán của các nhà nghiên cứu, những hình thù kì lạ này có thể là những kênh dẫn nước tưới tiêu và hàng rào chăn nuôi thời cổ đại.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà cho tới nay vẫn không có cuộc khai quật nào được thực hiện trong khu vực, và tất cả những mối liên hệ với các bộ lạc thổ dân Châu Mỹ về khu di tích này chỉ là những lời phỏng. Chúng ta vẫn không hề biết gì về chủ nhân của những geoglyph bí ẩn này.

Ngoài ra, một khám phá được thực hiện gần biên giới giữa Bolivia và Brazil đã tìm ra các kim tự tháp bí ẩn ở Amazon: Dấu vết của một nền văn minh tiền sử. Một số nhà nghiên cứu tin rằng các kim tự tháp này có thể có hình dạng của một kim tự tháp tự nhiên, nhưng cũng có nhiều nhà nghiên cứu khác tin chắc rằng đó là những công trình kiến trúc được xây dựng trong quá khứ xa xôi bởi một nền văn minh chưa từng thấy trước đây.

Tuy nhiên, có một thực tế là các cấu trúc kim tự tháp bí ẩn lần đầu tiên được xác định thông qua bức ảnh vệ tinh số C-S11-32W071-03 của NASA, được công bố vào năm 1976: chúng chứng tỏ có các cấu trúc kim tự tháp nằm trong các khu rừng nguyên sinh. Những người Machiguengas đã đặt tên Paratoari cho khu vực thiêng liêng của họ. Đây là một sản phẩm của thiên nhiên hay con người? Đây chỉ là một khu vực hiến tế thần linh hay là thành phố chết của người Inca?

Những hình ảnh này khiến nhiều nhà điều tra phải dấn thân vào khu vực Manu, một khu rừng nhiệt đới rậm rạp ở đông nam Peru, với hy vọng tìm hiểu xem liệu những công trình kiến trúc này có thực sự được xây dựng bởi một nền văn minh cổ đại, đã bị thất lạc trong thời gian hay không.

Trong khi các nhà nghiên cứu tân tiến vẫn bác bỏ giả thuyết các kim tự tháp này do con người xây dựng thì các nhà nghiên cứu khác lại đặt ra giả thuyết rằng không gian đối xứng giữa các kim tự tháp và hình dạng đồng nhất của chúng cho thấy đó không phải là sự hình thành đá tự nhiên.


Cũng giống như với những kim tự tháp Paratoari, cuộc tranh luận gần đây về những kim tự tháp Visoko (Bosnia) có 2 luồng ý kiến: một bên cho rằng do con người xây dựng, bên kia cho rằng các kết cấu đó tự nhiên hình thành.

Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì vẫn tồn tại một sự thật là trong những khu rừng rậm rạp và chằng chịt của Amazon, có vô số bí ẩn có thể giúp bạn hiểu cách các nền văn minh cổ đại sống trong quá khứ xa xôi.

Nguồn: Genk

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *