Người Ai Cập cổ đại tỉ mỉ chuẩn bị cho cái chết của mình, kỹ càng hơn cả khoảng thời gian sống của chính họ.
Việc bảo quản thi hài không khiến có thể không còn đại trà trong xã hội hiện đại, nhưng có vô số nền văn hóa trong quá khứ thực hiện công việc này như một cách tôn vinh người đã khuất. Một trong những nền văn minh nổi tiếng nhất thế giới thực hiện công việc này là người Ai Cập cổ đại, những người sở hữu kỹ thuật lưu giữ thi thể trứ danh có tên “ướp xác”.
Thực tế, kỹ thuật của họ tiên tiến tới mức những thi thể 3.000 năm tuổi vẫn giữ được phần nào hình dáng, mô, xương và thậm chí, ta có thể tái tạo được khuôn mặt người đã khuất ngờ công nghệ hiện đại.
Tại sao họ lại làm thế
Người Ai Cập cổ đại yêu sự sống, đồng thời tin tưởng vào sự bất tử của linh hồn. Đây là lý do tại sao họ lên kế hoạch hậu sự từ rất sớm. Họ tin rằng cuộc sống sẽ tiếp diễn sau khi cơ thể chết đi, và vì thế người đã khuất vẫn sẽ cần một cơ thể. Việc ướp xác, bảo quản thi hài của người chết như khi còn sống sẽ giúp linh hồn tiếp tục tồn tại.
Người Ai Cập tin rằng xác ướp lưu giữ một linh hồn. Nếu cơ thể bị phá hủy, linh hồn có thể lạc lối và không tìm được đường tới kiếp sau. Đó là lý do tại sao nhiều yếu nhân chuẩn bị kỹ càng cho ngày mình lìa đời, lưu giữ những vật phẩm quan trọng họ có thể cần ở kiếp sau, như quần áo, thực phẩm, nội thất và đồ có giá trị cao.
Thuật ướp xác bắt đầu vào khoảng thời gian 2600 năm Trước Công nguyên tại, và ban đầu, chỉ các pharaoh – người trị vì vương quốc mới được phép ướp xác. Khoảng 600 năm sau, suy nghĩ này thay đổi, người thường cũng đã được phép ướp xác và đặt đồ quý giá vào lăng mộ của riêng mình.
Công thức ướp ngàn năm tuổi
Một nghiên cứu năm 2011 về những vật liệu sử dụng trong quá trình ướp xác chỉ cho ta thấy quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại diễn ra trong 70 người. Trong khoảng thời gian này, các thầy cúng trực tiếp ướp xác và làm lễ cầu siêu.
Nhìn chung, những bước ướp xác sẽ lần lượt như sau: Đầu tiên, những nội tạng có thể rữa, ví dụ như não, sẽ được đưa ra ngoài. Tất cả nội tạng trong cơ thể cũng sẽ được dỡ ra, ngoại trừ trái tim – thứ được người Ai Cập cổ đại tin là trọng tâm của một cá nhân. Tiếp đó, họ sẽ dùng natron, một loại muối vừa để bảo quản, vừa hút hết hơi ẩm có trong thi hài, để phủ lên thi thể. Cuối cùng, một dải vải dài cả trăm mét, được bôi một lớp dính, được dùng để cuốn xác ướp lại.
Trên đây là những bước cơ bản nhất, bởi lẽ quá trình ướp xác sẽ khác biệt theo vai vế của người đã khuất. Cũng vì quá trình ướp rất tốn kém, nên người nghèo sẽ có cho mình những cách “bảo tồn linh hồn” hác. Sử gia Hy Lạp Herodotus mô tả ba cách thức ướp xác thuộc ba địa vị xã hội như sau:
Người giàu có và yếu nhân
– Não được đưa ra ngoài qua đường mũi bằng một gậy sắt có móc.
– Nội tạng được đưa ra ngoài, sau đó thầy tế sẽ làm sạch ổ bụng bằng rượu cọ và nước thơm.
– Thầy tế đổ đầy khoang bụng sạch với nhựa thơm, quế, một số chất thơm khác rồi khâu kín bụng lại.
– Thi hài được phủ kín với muối natron trong 70 ngày.
– Thầy tế rửa thi hài, cuốn trong vải chất lượng cao và chất dính.
– Cuối cùng, xác ướp sẽ được gửi về gia đình.
Thung lũng Những Vị Vua, nơi chôn cất rất nhiều pharaoh Ai Cập.
Tầng lớp trung lưu
– Ổ bụng của thi thể được tiêm dầu chiết xuất từ cây tuyết tùng nhằm hóa lỏng mọi nội tạng bên trong.
– Thi thể được ướp muối natron trong 70 ngày, sau đó người ướp xác tháo dầu tuyết tùng ra ngoài, cơ thể sẽ chỉ còn da và xương.
– Thi thể được đưa về gia quyến mà không được bọc.
Người nghèo
– Ổ bụng của thi thể được làm sạch thông qua phương pháp thụt dầu vào cơ thể.
– Cũng giống tầng lớp trung lưu, thi thể không được bọc và sẽ được trả về gia quyến sau 70 ngày ướp muối.
Kỹ nghệ ướp xác của người Ai Cập cổ đại thất truyền vào khoảng thế kỷ từ 4 Sau Công nguyên, khi Rome trị vì Ai Cập và người dân chuyển dần sang đạo Cơ-đốc. Nhưng bởi kỹ thuật ướp xác cao siêu, người đời sau vẫn biết được nền văn minh Ai Cập đã tiên tiến cỡ nào, đồng thời có cái nhìn sâu hơn về nền văn minh dồi dào màu sắc đã thịnh vượng suốt nhiều ngàn năm.
Nhưng kỹ nghệ ướp xác vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Những người hiện đại sinh sống tại Papua New Guinea vẫn tiến hành ướp xác người đã khuất. Ngay cả trong phòng thí nghiệm, nghệ thuật ướp xác đã kết hợp với cả khoa học hiện đại để cho ra những nghiên cứu đột phá.
Nguồn: Genk – Theo DiscoverMag
- Chùa cổ nghìn năm – chim không vào, mối không đục, nhện không giăng, bụi trần không bám
- NASA tuyên bố: Cánh cửa bí ẩn trên Sao Hỏa là “lối vào quá khứ cổ đại”
- Hài cốt 3.000 tuổi hé lộ hình phạt kinh hoàng thời Trung Quốc cổ đại