Không chỉ có màu sắc khác thường, các nhà khảo cổ còn phát hiện bên trong quan tài chứa thi thể một phụ nữ không có dấu hiệu phân hủy, được mặc tới 11 lớp quần áo.
Họa tiết cầu kỳ được khắc bên ngoài quan tài.
Năm 2003, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tiến hành khai quật một ngôi mộ cổ ở khu tự trị Nội Mông. Nhìn qua có vẻ đây là mộ của một người bình thường nhưng khi nhìn thấy chiếc quan tài các chuyên gia đã vô cùng sửng sốt.
Điều khác lạ đầu tiên đập vào mắt là chiếc quan tài có màu đỏ tươi thay vì màu đen truyền thống. Trong văn hóa của người Trung Quốc, màu đỏ tượng trưng cho những điều may mắn, tốt đẹp, thường xuất hiện trong các đám cưới, phong bao lì xì hoặc các sự kiện vui vẻ như khai trương, chào đón năm mới. Còn màu đen được xem là không may mắn, tang tóc nên trong các đám ma, màu đen là màu chủ đạo. Bất cứ ai mặc trang phục hay dùng đồ vật màu đỏ trong lễ tang đều bị cho là không phù hợp.
Do đó một chiếc quan tài màu đỏ lại không có văn bia đi kèm là điều hết sức kỳ lạ, khiến các nhà khảo cổ vô cùng tò mò. Bên cạnh đó, quan tài còn được khắc nhiều họa tiết hết sức tỉ mỉ, trong đó có hình chim phượng.
Mở nắp quan tài, người ta tìm thấy một thi thể phụ nữ không có dấu hiệu phân hủy, mặc 11 lớp quần áo, chôn cùng các đồ trang sức quý bằng vàng. Chuyện người đã khuất được mặc nhiều lớp quần áo không phải là hiếm nhưng tới 11 lớp là điều chưa từng có.
Bất ngờ hơn khi khám phá đến lớp quần áo cuối cùng, các nhà khảo cổ tìm thấy một vùng nước màu đen xung quanh. Kết quả xét nghiệm cho thấy đây là thủy ngân, có thể đóng vai trò giữ cho thi thể không bị phân hủy.
Hình ảnh công chúa được phác họa bằng công nghệ 3D. Ảnh: Sohu
Các nhà khảo cổ bước đầu xác định người phụ nữ nằm bên trong ngôi mộ là một quý tộc người Khiết Đan, sống thời nhà Liêu. Thậm chí nhiều khả năng chính là Dư Lư Đổ Cô, em gái của Liêu Thái Tổ Gia Luật A Bảo Cơ.
Căn cứ vào sử liệu, các nhà khảo cổ cũng lý giải được vì sao một người có địa vị cao quý như vậy lại chỉ được chôn trong một ngôi mộ có quy mô tầm thường. Nguyên nhân là bởi em gái Liêu Thái Tổ và chồng từng tham gia một cuộc nổi dậy chống lại triều đình và bị giam giữ trong ngục.
Có thể vì là kẻ phản nghịch nên khi qua đời công chúa chỉ được mai táng trong một ngôi mộ đơn giản mà không theo quy cách mộ của hoàng tộc, nhưng vẫn được chôn cùng các hiện vật có giá trị.
Nguồn: NDT
- Nhân vật nào khiến Tần Thủy Hoàng tin thuốc trường sinh là có thật?
- Những bí ẩn về Thủy quái Thái Bình Dương Cthulhu
- Cực từ trường trái đất trong quá trình đảo ngược