Không ai ngờ được rằng một hồ nước đẹp như tranh vẽ mang lại cảm giác thanh bình, thơ mộng này lại ẩn chứa một bí mật kinh hoàng ở bên dưới.
Hồ Kivu nằm trên biên giới giữa nước Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda. (Ảnh: Tổng hợp)
Hồ Kivu “đánh lừa thị giác” bằng vẻ đẹp êm đềm như tranh vẽ
Hồ Kivu nằm trên biên giới giữa nước Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda. Xung quanh hồ Kivu có các dãy núi hùng vĩ vây quanh.
Tên “Kivu” còn có nghĩa là “hồ” trong tiếng Bantu. Đây cũng là một trong những hồ lớn ở châu Phi.
Hồ Kivu thoát nước vào sông Ruzizi, sau đó nước từ sông này chảy về phía nam và đổ vào hồ Tanganyika.
Hồ Kivu thoát nước vào sông Ruzizi, sau đó nước từ sông này chảy về phía nam và đổ vào hồ Tanganyika. (Ảnh: Wikipedia)
Đây được coi là hồ sâu thứ tám trên thế giới với chiều sâu của hồ xấp xỉ 480 m.
Diện tích mặt nước khoảng 2.700km2, hồ nằm ở độ cao hơn 1.400 m trên mực nước biển.
Quả bom khổng lồ có thể phát nổ bất cứ lúc nào
Chẳng ai ngờ hồ Kivu mang vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng như tranh vẽ, dưới mặt nước lại tiềm ẩn mối nguy hiểm rùng rợn.
Hồ Kivu nằm trên một thung lũng đang dần bị tách ra, gây nên các hoạt động núi lửa trong khu vực và khiến nó đặc biệt sâu.
Bên dưới lòng hồ chứa khoảng 55 tỷ m3 khí mêtan và một số loại khí nguy hiểm khác có thể gây nổ bất cứ khi nào.
Giữa hồ cũng có nhiều thảm thực vật phát triển mạnh mẽ. (Ảnh: Wikipedia)
Xung quanh, các thảm thực vật vẫn phát triển mạnh mẽ, tạo nên cảnh tượng mộng mơ. Đó là một quả bom khí độc không biết khi nào sẽ phát nổ.
Điều đó đã khiến 2 triệu người dân sống xung quanh hồ luôn trong tình trạng tâm lý bất an, có thể gặp tử thần bất cứ lúc nào.
Trên thế giới chỉ có 3 hồ nước như vậy còn tồn tại. Đó là hồ Kivu, hồ Nyos và hồ Monoun ở tây bắc Cameroon.
Suốt hàng trăm năm qua, các hoạt động địa chất và núi lửa đã tích lũy lượng lớn khí mêtan và CO2 dưới lòng hồ. Nếu số khí ấy bị giải phóng ra ngoài môi trường, nó sẽ đủ tạo ra sự hủy diệt kinh hoàng cho khu vực xung quanh.
Vào tháng 5/2021, khi núi lửa Nyiragongo phun trào, các kỹ sư ở trạm điện nổi thường cảm thấy đầy lo sợ khi nhìn lên hồ Kivu.
Nhưng thứ khiến họ lo lắng hơn cả không phải là những đợt dung nham, động đất hay khí độc. Họ lo lắng nhìn bên dưới mặt hồ trong xanh tưởng như bình yên, có thể bắt đầu xuất hiện những đợt sóng vì rung chấn từ đợt phun trào núi lửa.
Nỗi sợ hãi vĩnh hằng chưa hồi kết cho 2 triệu dân quanh hồ
Những người dân sống xung quanh hồ nước này luôn trong nỗi lo sợ sẽ đối diện với “tử thần” bất cứ lúc nào bởi quả bom “nổ chậm” dưới đáy hồ này.
Vào những năm 1980 của thế kỷ trước, hai hồ nước Nyos và Monoun đều trải qua những đợt dâng trào khí CO2. Trong đó, đợt phun trào hồ Nyos đã khiến hơn 1.700 người chết ngạt.
Ông Francois Darchambeau – chuyên gia quản lý môi trường của công ty điện lực KiloWatt, chia sẻ với AFP: “Núi lửa có thể gây nên vụ nổ lớn, đưa khí độc khổng lồ lên mặt nước. Nó sẽ tạo ra những đám mây khí độc chết người, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh mạng hàng triệu người sống quanh đó. Bởi vậy, chúng tôi mới gọi đây là hồ sát nhân”.
Điều đáng lưu tâm là, hai vụ phun trào núi lửa tại các hồ nước trên diễn ra tại những vùng hẻo lánh. Còn nếu hồ Kivu phun khí độc, 2 triệu người sẽ có nguy cơ thiệt mạng.
Những người dân sống xung quanh hồ nước này luôn sống trong nỗi lo sợ sẽ đối diện với “tử thần’’. (Ảnh: Wikipedia)
Lượng magma do núi lửa phun trào khiến 32 người tử vong, đã phá hủy hàng trăm ngôi nhà, gây ra các đợt rung chấn đẩy sâu vào lòng đất, thậm chí xuyên vào lòng hồ Kivu.
Sự sợ hãi và ám ảnh về hồ Kivu càng trở nên rõ ràng hơn khi núi lửa Nyiragongo đột nhiên hoạt động vào nửa đầu năm 2021.
Đứng trên trạm điện ở mặt hồ, các kỹ sư nhìn bầu trời chuyển sang màu đỏ, trong lòng bất an.
“Thực sự đáng sợ, khi tần suất động đất gia tăng, chẳng ai nói trước được điều gì”, một chuyên gia lên tiếng.
Khu vực này sản xuất khoảng 30% lượng điện tiêu thụ mỗi năm cho đất nước Rwanda. Họ khai thác nguồn năng lượng từ chính lòng hồ Kivu. Tuy nhiên, việc đóng cửa sẽ gây ra hậu quả rất lớn.
Phương án đóng cửa trạm điện và di tản dân đã được tính đến.
Nguồn: NTDVN
- Vì sao khi mai táng các phi tần, người ta thường dùng ngọc nhét kín hậu môn và cửu khiếu?
- Nhan sắc thực của các tân nương dưới triều đại nhà Thanh có đẹp đẽ, hoa lệ như trong phim?
- Các nhà thiên văn đề xuất Trái đất có thể là một thực thể thông minh