Trong suốt nhiều thập kỷ, câu chuyện về cuộc đời của Edward Mordake, người đàn ông có 2 khuôn hai mặt, đã khiến nhiều người không khỏi thắc mắc.
Hình ảnh của Edward Mordake được minh họa bằng tượng sáp (trái) và trong một cuốn sách về y khoa (phải)
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1895, khi tờ báo Boston Sunday Post đăng tải một bài viết khiến cả thế giới phải chấn động mang tên “Những điều kỳ lạ của khoa học hiện đại”. Trong đó có nhắc đến trường hợp của Edward Mordake.
Trong cuốn từ điển bách khoa y học của bác sĩ George M. Gould và Walter L. Pyle xuất bản năm 1896, Mordake được miêu tả là “một trong những ca dị dạng kỳ lạ và đau buồn nhất”.
Theo Mysterious Universe, Edward Mordake sinh ra vào giữa thế kỷ 19 trong một gia đình quý tộc Anh giàu có. Anh là một học giả uyên thâm và một nhạc sĩ tài ba. Bề ngoài phía trước của Mordake vô cùng đẹp đẽ, nhưng đằng sau đầu lại xuất hiện khuôn mặt của người đàn ông khác.
Vài ý kiến cho rằng “người anh em sinh đôi ma quỷ” kia là nữ, nhưng bộ đôi tác giả George M. Gould và Walter L. Pyle nhận định điều này là không thể bởi mọi cặp sinh đôi ký sinh đều mang cùng giới tính.
Hình ảnh của Edward Mordake được tái hiện trên màn ảnh.
Khuôn mặt thứ hai xấu xí chỉ chiếm một phần nhỏ ở phía sau hộp sọ người đàn ông song vẫn cho thấy dấu hiệu của trí thông minh, có thể cười hoặc tỏ vẻ nhạo báng khi Mordake khóc. Đôi mắt nhìn theo người xung quanh, đôi môi mấp máy liên tục dù không phát ra tiếng động. Tuy nhiên, Mordake tiết lộ anh thường xuyên bị mất ngủ vì lời thì thào của “người anh em sinh đôi ma quỷ”.
Không chịu nổi căn bệnh quái ác, Mordake bất chấp tính mạng cầu xin hai bác sĩ Manvers và Treadwell bằng mọi cách loại bỏ khuôn mặt thứ hai ra khỏi cơ thể anh. Tuy nhiên, không ai đủ can đảm làm việc này.
Tuyệt vọng, Mordake sống ẩn dật, từ chối gặp gỡ ngay cả thành viên trong gia đình. Cuối cùng, chàng trai trẻ tự tử bằng thuốc độc ở tuổi 23. Theo di nguyện, anh được chôn cất tại một vùng đất hoang, không có đá hoặc bất cứ vật gì làm dấu.
Theo nghiên cứu, thường những người mắc “chứng bệnh” như Mordake sẽ phải chịu hàng loạt biến chứng nghiêm trọng khác như thiếu một phần não, dị tật ống thần kinh hoặc tim, khiến trẻ chết non hay chỉ sống được một quãng thời gian ngắn ngủi.
Hình ảnh Mordake đã được dựng thành tượng sáp.
Trong y học, cụm từ “hai mặt” không chỉ dùng để nói về tính cách mà còn thể hiện một căn bệnh oái oăm của loài người, có phần trăm di truyền rất nhỏ. Khác với hiện tượng con người hoặc động vật sinh ra với 2 đầu, trường hợp như Mordake sẽ xuất hiện thêm một mũi, một tai hoặc cả một khuôn mặt mới biết biểu đạt cảm xúc, chảy nước mắt và thậm chí thì thầm.
Cho đến nay, dù câu chuyện về Mordake vẫn còn là ẩn số và chưa thể xác minh, nhưng vẫn tồn tại những con người có 2 gương mặt thật sự trên thế giới được ghi nhận.
Bé giá Lali Singh có 2 khuôn mặt cùng cha mẹ ở Ấn Độ.
Năm 2008, tại ngôi làng Sunpura Sohanpur gần New Delhi (Ấn Độ), bé gái Lali Signh sinh ra với bốn mắt, hai mũi, hai miệng. Em được dân làng coi như hóa thân của nữ thần Durga trong đạo Hindu cho đến ngày qua đời. Khi đó, Lali mới 2 tháng tuổi.
Tại Trung Quốc cũng từng xuất hiện người có hai khuôn mặt, đó là trường hợp của một người đàn ông tên là Trương Tử Bình. Khác với Edward, khuôn mặt của ông Trương lại mọc ra từ bên má phải, chỉ gồm có miệng, rằng và lưỡi vẫn đang phát triển. Nó không có da mặt, mắt, tai và mũi. Mỗi khi Trương mở miệng, chiếc đầu kia cũng tự động mở theo.
Người đàn ông có 2 mặt ở Trung Quốc.
Sau khi một bác sĩ người Mỹ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khuôn mặt thừa này, Trương Tử Bình đã có thể quay trở lại cuộc sống bình thường tại quê nhà ở Trung Quốc.
Nguồn: Genk
- Lăng mộ cách cách thời nhà Thanh: Xác chết tỉnh dậy trong quan tài, thực sự ám ảnh!
- Chiêm ngưỡng tấm thảm quý của hoàng đế nhà Minh, Trung Quốc giá hơn 162 tỷ đồng
- Phát hiện bức tranh khảm La Mã khổng lồ rộng hơn 70 mét vuông