Thần tích ký sự: Hạt xá lợi xuyên thấu vật thể, khoa học gia thời nhà Tống không thể giải thích

Thần tích mà thế gian khó có thể thấy đã triển hiện, dù không thể giải thích nhưng xác thực là có tồn tại

Thế gian này có rất nhiều chuyện kỳ lạ, nhà khoa học lớn thời Tống là Thẩm Quát đã viết trong tác phẩm của mình những chuyện thần kỳ mà chính ông tai nghe mắt thấy hay nghe kể lại. Những chuyện loại này đều hy hữu trên đời, một số trong số đó phải được gọi là “thần tích”, chẳng hạn như xá lợi du hành xuyên không gian, rau củ tạo thành tượng Phật, sét đánh chảy thép nhưng không cháy gỗ. Tất cả đều thực sự tồn tại.

Hạt xá lợi xuyên thấu vật thể, khoa học gia thời nhà Tống không thể giải thích. (Ảnh: Pixabay)

Cải lão hoàn đồng

Khi Thẩm Quát gặp vị quan cung phụng đương triều là Trần Doãn liền chú ý đến vẻ ngoài của ông ta do nó khá ấn tượng. Năm đó Trần Doãn đã 70 tuổi, mà tóc và râu trên của ông ta vẫn đen như sơn mài, trong khi đó râu dưới cằm lại bạc trắng như tuyết. Điều này làm Thẩm Quát cảm thấy rất kỳ lạ, hóa ra Trần Doãn có duyên gặp kỳ nhân và trải qua chuyện thần kỳ.

Khi Trần Doãn đảm nhiệm chức vụ Giám tửu tại Cù Châu thì bị hói đầu, răng rụng hết, râu cằm đều bạc trắng. Một ngày nọ, bỗng có một người khách đến nhà đợi để gặp ông. Dù là chưa hề quen biết trước đây, Trần Doãn vẫn gặp người đó.

Trần Doãn hỏi người khách: “Xin hỏi tên họ của anh là gì, để tôi biết cách xưng hô?”

“Ta tên là Tôn Hy Linh”

Trần Doãn nhìn Tôn Hy Linh thì thấy quần áo anh ta khá rách nát, bèn hỏi anh ta: “Không biết tôi có thể giúp gì cho anh chăng?”

Tôn Hy Linh lấy trong người ra một lọ thuốc đưa cho Trần Doãn rồi nói: “Tôi có một loại bột làm sạch răng, đặc biệt gửi cho ngài. Dùng nó để chà răng, tóc của ngài sẽ đen trở lại”. 

Trần Doãn bán tín bán nghi, bèn cảm ơn anh ta, nhận thuốc bột và mời anh ta ở lại dùng cơm rồi hẵng đi. Tôn không nhận lời mời mà đi ngay sau khi giao thuốc.

Vào một ngày nghỉ phép, Trần Doãn nhớ tới cảnh tượng ngày hôm đó, cảm thấy được Tôn Hy Linh rất chân thật, vì vậy Trần Doãn bèn lấy thuốc bột đó ra chà răng. Chà tới chà lui thấy cũng tốt, bất giác mà ông đã chà mấy lần rồi lại đi làm việc khác.

Khi trở về nhà, người nhà nhìn thấy ông đều cười và hỏi: “Tại sao ngài lại nhuộm râu bằng mực thế?”

Trần Doãn nghe nói thế cảm thấy kỳ quái. Từ lúc dùng bột đó chà răng, ông chưa hề dùng gương để soi. Lúc này lấy gương để xem liền khiến ông ngẩn người. Trần Doãn thấy bộ râu trên vốn dĩ trắng như tuyết của mình đã biến thành đen tuyền. Lúc này ông mới vội vàng cởi khăn xếp ra, thì nhìn thấy cái đầu trọc lóc của mình lúc này tóc đã dài ra vài phân, còn có vài chiếc răng cũng mọc ra trong miệng. Tôn Hy Linh kia phải chăng là một vị Thần tiên?




Răng Phật

Vào giữa những năm Hy Ninh đời Tống, Thẩm Quát đi nhậm chức ngang qua Hàm Bình. Lúc đó, tri huyện của Hàm Bình đón tiếp Thẩm Quát, dẫn ông đi tham quan một ngôi chùa. Lưu tri huyện nói: “Trong ngôi chùa này có một cái răng Phật, rất là kỳ lạ”. 

Sau khi Thẩm Quát đã trai tịnh thân thể, mới lấy răng Phật ra xem xét. Lúc đó, răng Phật bỗng nhiên sinh ra các viên Xá lợi, giống như thân người đổ mồ hôi vậy, xuất ra rất nhiều, số lượng không thể đếm nổi. Các xá lợi này có cái bay lên không trung, có cái chui xuống đất, dùng tay mà bắt lấy cũng không bắt được. nó xuyên thấu qua tay người mà đi xuống đất. Có viên thì rớt xuống giường gây ra tiếng động, tuy nhiên nó không ở lại trên đó mà tiếp tục xuyên thấu xuống dưới. Các viên xá lợi đó phát ra hào quang sáng ngời.

Các xá lợi này có cái bay lên không trung, có cái chui xuống đất, dùng tay mà bắt lấy cũng không bắt được. nó xuyên thấu qua tay người mà đi xuống đất. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Sau khi Thẩm Quát trở lại kinh đô, ông đã kể câu chuyện thần kỳ này cho các quan chức triều đình nghe. Sau đó, có người cung nghinh Xá lợi tử đến kinh sư, và quan Chấp chính theo chỉ dụ đã đưa nó vào Đông phủ, phổ biến trong vòng các gia đình các sĩ đại phu. Có vô số phép lạ xảy ra. Sau đó, hoàng đế đã ban hành chỉ dụ để Xá lợi tử trong Đại Tướng Quốc tự và xây dựng một tháp nổi bằng gỗ phía tây của chùa đó, để lưu giữ Xá lợi.

Rau cải kết thành tượng Phật

Trong số các loại rau, như củ cải, bắp cải và cải xanh, khi thời tiết khô hạn, phần ngọn thường kết thành hoa, hình dáng giống như hoa sen, có một số mọc thành hình rồng và rắn. Đây là một trạng thái rất bình thường, và nó không có gì là đặc biệt. Tuy nhiên, một số gia đình người trồng rau cải lại phát triển thành hình hoa Phật, tượng Phật.

Vào giữa những năm Hy Ninh đời Tống, lúc Lý Cập Chi (tự Công Đạt, cháu của cố tể tướng Lý Địch) đi nhậm chức trưởng quan ở Nhuận Châu, cải trong vườn nhà ông đều kết thành hình hoa sen và có tượng Phật ngồi bên trong giống hệt tượng được điêu khắc thành, số lượng nhiều vô số. Sau khi những bông hoa rau này bị khô đi, người ta vẫn còn nhận ra rõ ràng diện mạo của tượng Phật. Có người nói: “Gia đình Lý quân rất sùng tín Phật nên mới có sự việc kỳ lạ này”.

Lửa sét thiêu chảy đá vàng, mà cây cỏ vẫn an nhiên

Thời Tống, nhà của quan nội thị Lý Thuấn bị sét đánh, và sau đó có một số hiện tượng khó tin để lại. Đạo sấm sét dữ dội ập vào căn phòng phía tây của sảnh đường gia đình ông ta và gây ra đám cháy. Ngọn lửa do sấm sét từ cửa sổ bùng lên, chỉ chốc lát đã lan đến mái nhà cùng tiếng sấm nổ đinh tai nhức óc. Người nhà họ Lý đều cho rằng nhà cửa đã bị phá hủy hết rồi nên đều sợ hãi bỏ chạy. 

Nhà của quan nội thị Lý Thuấn bị sét đánh, và sau đó có một số hiện tượng khó tin để lại. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Khi tiếng sấm ngừng ầm ầm, không ngờ tòa nhà chính vẫn còn nguyên, nhưng tường và giấy dán cửa sổ đã biến thành màu đen. Trong phòng có một kệ gỗ, nơi cất giữ nhiều đồ dùng khác nhau. Trong số đó có một món đồ sơn mài được trang trí bằng những chiếc khóa bạc, những chiếc khóa bằng bạc đều bị nung chảy thành kim loại lỏng và chảy xuống mặt đất, tuy nhiên, những món đồ bằng gỗ sơn mài vẫn nguyên vẹn như trước, không có dấu hiệu bị cháy. Ngoài ra còn có một thanh bảo đao cực kỳ cứng làm bằng thép tinh, nằm trong vỏ đao mà bị tan chảy thành chất lỏng, nhưng vỏ đao vẫn nguyên vẹn.

Đây là những hiện tượng trái ngược với quan niệm của nhân gian. Nói chung, khi ngọn lửa đang cháy thì nên đốt thực vật trước, khi nhiệt độ cao hơn có thể tan chảy kim thạch. Tuy nhiên ngọn lửa sấm sét này của nhà họ Lý là ngoại lệ duy nhất, kim thạch đều bị nung chảy mà các sản phẩm bằng gỗ không hề bị hủy hoại. Một “phép màu” như vậy không thể được giải thích hoàn toàn bằng những nguyên tắc mà người thường biết.


Ngọn lửa do sấm sét này mang lại không phải là lửa của con người, nó phải là “long hỏa” từ không gian khác, và nước không thể ngăn cản nó. Kinh Phật nói rằng: “long hỏa gặp nước và bùng cháy, còn nhân hỏa gặp nước thì gặp họa”. Con người chỉ có thể biết được sự việc trong thời không của thế giới loài người, còn có rất nhiều cảnh giới ngoài tầm con người, nhưng mắt người thường không thể nhìn thấy chúng. Làm sao mà lấy những tri thức hạn hẹp của thế gian và cảm tính của con người để suy ra lý tại rất nhiều các tầng thứ khác đây?

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *