Gia Cát Lượng hỏa thiêu Tư Mã Ý, trời giáng mưa to, tại sao ông không dùng hoả tiễn

Ở Thượng Phương Cốc phóng hoả thiêu Tư Mã Ý,  trời giáng mưa to. Đại hoả đã bị trận mưa dập tắt, tại sao Gia Cát Lượng không dùng hoả tiễn bắn quân Tư Mã đang bị mắc kẹt trong thung lũng?

Tư Mã Ý trong Tam Quốc luôn là khắc tinh của Gia Cát Lượng. Trận chiến giữa hai người cuối cùng cũng kết thúc ở Thượng Phương Cốc, và đó cũng là định mệnh cho cái sự kết thúc của nước Thục Hán. Trong lần Bắc phạt này, Gia Cát Lượng đã có một cơ hội hoàn hảo để diệt trừ Tư Mã Ý, nhưng Trời không chiều lòng người, một cơn mưa lớn đã bất ngờ ập tới dập tắt hy vọng của ông.

Đại hoả đã bị trận mưa dập tắt, tại sao Gia Cát Lượng không dùng hoả tiễn bắn quân Tư Mã đang bị mắc kẹt trong thung lũng.

“Tam quốc diễn nghĩa” ghi chép rằng: Ngụy binh không còn đường trốn thoát, hoả tiễn từ trên núi bắn xuống, địa lôi đồng loạt khai hỏa, củi khô trong nhà tranh đều bốc cháy, lửa cao ngút trời. Tư Mã Ý giật mình, xuống ngựa ôm hai con trai mà khóc: “Cha cha con chết ở đây rồi!” Lúc đang khóc thì bỗng nhiên một trận cuồng phong nổi lên, sấm chớp đùng đùng, mưa như  trút nước dập tắt hết lửa cháy trong Thượng Phương Cốc.

Chính trận mưa to này không chỉ làm thay đổi lịch sử mà còn cứu cả gia tộc Tư Mã. Trận đấu trí đấu dũng giữa hai người này ở Thượng Phương Cốc quả thực có một không hai. Gia Cát Lượng muốn dùng kế nghi binh, nhưng vì biết Tư Mã Ý đa nghi nên để Tư Mã Ý buông lỏng cảnh giác, ông điều động rất ít binh lính hộ tống lương thảo, liên tiếp trong nửa tháng cố ý để Tư Mã Ý đánh chặn lương thảo của mình.

Ngoài ra, Gia Cát Lượng còn để những quân lính bị chặn đánh kia tiết lộ cho Tư Mã Ý biết vị trí cất giữ lương thảo của Thục quân là ở Thượng Phương Cốc, và trung tâm chỉ huy quân sự của quân Thục cũng ở đây. Tư Mã Ý cảm thấy mình đã chiếm được lợi thế lớn nên quyết định tập kích bất ngờ vào Thượng Phương Cốc, mà không biết rằng như thế là trúng vào mưu kế của Gia Cát Lượng.

Đầu tiên Gia Cát Lượng để Mã Đại chuẩn bị thật nhiều củi và thuốc súng trong cốc, sau đó để tướng Ngụy Diên dẫn 500 quân giả vờ bại trận và đưa quân của Tư Mã Ý vào Hồ Lô Khẩu. Sau đó đại quân của Gia Cát Lượng chặn các lối ra ở cả hai bên, ở giữa dùng hỏa công, chuẩn bị tiêu diệt Tư Mã Ý và quân của ông. Nhưng vào thời điểm quan trọng nhất này, có một cơn mưa lớn đã bất ngờ ập tới Thượng Phương Cốc vốn đã mấy tháng trời không có mưa.

Không chỉ Khổng Minh không nghĩ tới điều này, mà ngay cả Tư Mã Ý vốn đã chịu chết cũng không nghĩ ra. Trời không tuyệt Tư Mã, trận mưa này đã cứu được đại quân của Tư Mã, và làm kế hoạch Bắc phạt của Gia Cát Lượng hoàn toàn thất bại trong gang tấc. Trước trận mưa như trút nước, Gia Cát Lượng thở dài: “Trời không giúp ta, mà giúp quân Tào”,  khiến người ta không khỏi cảm thán.




Tương truyền phát minh “trâu gỗ ngựa máy”, “nỏ liên châu”,”Khổng Minh đăng” của Gia Cát Lượng đều có sự tham gia giúp đỡ của Hoàng Nguyệt Anh. (Tổng hợp)

Đại hoả đã bị trận mưa dập tắt, tại sao Gia Cát Lượng không dùng hoả tiễn bắn quân Tư Mã đang bị mắc kẹt trong thung lũng? Nhưng vào thời điểm đó dùng hỏa công là cách tốt nhất, lửa lớn đã chặn được miệng cốc. Dù đại quân của Tư Mã Ý có giáp dày đến đâu thì cuối cùng cũng sẽ chìm trong biển lửa, đại hoả có lực sát thương lớn hơn nhiều so với hoả tiễn. Mọi việc đều tiến hành theo kế hoạch của Gia Cát Lượng, cho nên lúc đó không không chuẩn bị nhiều cung tên.

Tư Mã Ý làm chủ soái, sẽ ở giữa đại quân, xung quanh có vệ binh bảo vệ, trên người ông còn mặc áo giáp rất dày, nếu dùng cung tên cũng rất khó bắn được Tư Mã Ý. Gia Cát Lượng dùng kế nghi binh để dụ Tư Mã Ý vào sơn cốc, gần đó cũng không được có quá nhiều binh lính, nếu không Tư Mã Ý sẽ đề phòng.


Trong sách có miêu tả rằng ngay sau khi ngọn lửa ở Thượng Phương Cốc bị dập tắt, quân của Tư Mã Ý đã lao ra khỏi vòng vây và bỏ chạy, cho nên có thể thấy rằng chính lửa lớn ngút trời đã vây khốn quân của Tư Mã chứ không phải quân Thục.

Như vậy từ những lý do trên có thể thấy Gia Cát Lượng không phải là không muốn giết Tư Mã Ý, nhưng mà Trời đã không chiều lòng ông. Sau đó, Tư Mã Ý chiếm đoạt thiên hạ của nhà Tào và trở thành người chiến thắng cuối cùng. Thực ra Gia Cát Lượng là người tri Thiên mệnh, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, nên ông hiểu rằng hết thảy những điều này là ý Trời.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *