3 năm nữa, tim lợn có thể dùng để cấy ghép cho người?

Terence English – một bác sĩ phẫu thuật tiên phong trong việc cấy ghép tim ở Anh cho biết trong vòng 3 năm nữa, chúng ta sẽ chứng kiến một bước ngoặc mới trong lịch sử y học, khi mà tim lợn có thể được ghép vào cơ thể người một cách an toàn. Về mặt giải phẫu cũng như sinh lý, tim lợn khá tương đồng với tim của loài người. Vì lẽ đó, nhiều phương pháp điều trị hiện nay được mô phỏng trên tim lợn.

geptim1

Tháng 5 vừa qua, một liệu pháp gen vừa minh chứng được tính hiệu quả trong việc điều trị nhồi máu cơ tim trên lợn. Cụ thể, một nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm các nhà khoa học Anh đã phát hiện thấy loại vật chất di truyền mang tên microRNA-199 có thể giúp phục hồi sức khỏe của 1 quả tim.

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi mạch máu dẫn đến tim bị tắc nghẽn đột ngột, dẫn đến hoại tử một vùng cơ tim và nếu sống sót qua một cơn nhồi máu cơ tim, quả tim của bệnh nhân thường không còn giữ được cấu trúc toàn vẹn như ban đầu. Thay thế quả tim mới cũng là một trong những giải pháp được lựa chọn, song nguồn tạng hiến tặng không phải lúc nào cũng trong trạng thái sẵn sàng.





geptim2

Ghép tim lợn sang người là ý tưởng được các bác sĩ tin rằng sẽ chống lại sự thiếu hụt của các cơ quan cần để thay thế cho người. Do nhu cầu đối với các cơ quan hiến tặng là rất cao, các nhà khoa học từ lâu đã muốn sử dụng nội tạng từ động vật, thông qua một thủ tục cấy ghép được gọi là “xenotransplant”. Tuy nhiên, những cố gắng trước đó tỏ ra không mấy khả quan. Vào những năm 1960, nhiều bệnh nhân đã chết sau khi được ghép nội tạng từ khỉ đầu chó và tinh tinh, do không nhận được sự chấp nhận từ hệ miễn dịch của cơ thể.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã nghĩ đến việc tạo ra những con lợn có đặc tính sinh học tương thích với chúng ta. Lợn được xem là ứng viên lý tưởng cho hoạt động cấy ghép nội tạng sang người, vì kích thước, cũng như chu kỳ sinh sản ngắn và DNA của nó, đã được nghiên cứu một cách rộng rãi.

Nguồn: Tinhte/The Guardian
Ảnh: NYT​

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *