Các nhà khoa học choáng váng sau khi tìm thấy bằng chứng về một khu rừng cổ đại nằm sâu trong băng biển của Nam Cực.
Các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về một khu rừng nhiệt đới cổ đại bên dưới bề mặt băng ở Nam Cực. Ảnh: Youtube/Nature
Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 và nằm ở phía nam của Trái đất. Với nhiệt độ thường xuyên xuống dưới -90 độ C, đây là một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên hành tinh, chỉ có những dạng sống mạnh mẽ nhất mới có thể tồn tại. Mặc dù vậy, điều này cũng không thể ngăn cản con người mạo hiểm đến khám phá vùng đất cằn cỗi này. Bên cạnh đó, khả năng thích nghi kỳ diệu đã dẫn đến một số lượng nhất định quần thể động vật hoang dã phát triển mạnh, với khoảng 235 loài khác nhau sinh sống ở Nam Cực.
Mặc dù Nam Cực ngày nay là một sa mạc băng, tuy nhiên nghiên cứu trước đây cho thấy khu vực này từng là điểm nóng của sự sống và là một khu rừng ôn đới. Khám phá mang tính đột phá được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tìm thấy rễ cây hóa thạch được bảo tồn dưới đại dương từ thời khủng long.
Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu cuộc hành trình đến lục địa này vào năm 2020. Ảnh: Youtube/Nature
Trong bộ phim tài liệu ngắn của tạp chí khoa học Nature, ‘Một khu rừng nhiệt đới cổ đại ở Nam Cực’, người kể chuyện lưu ý: “Có vẻ như Nam Cực từng là một khu rừng tươi tốt”. Johann Klages, một nhà khoa học từ Viện Alfred Wegener ở Đức, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “90 triệu năm trước, một khu rừng mưa ôn đới tồn tại ở Tây Nam Cực, cách Nam Cực 900 km”.
Ông và nhóm của mình đã tìm thấy bằng chứng sau khi sử dụng một mũi khoan đặc biệt để khám phá khu vực 30 mét xuống đáy biển vào năm 2020. Sau đó, họ phát hiện ra rằng nhiệt độ trung bình hàng năm của dải bờ biển phía tây Nam Cực là 12 độ. Điều đó có nghĩa là nơi đây từng tồn tại rừng nhiệt đới đầm lầy. Ông nói: “Khi chạm vào phần lõi, chúng tôi có thể nhìn thấy những gì bên trong và nó rất bất thường. Chính vì vậy chúng tôi quyết định quét chúng bằng cách dùng máy quét CT”.
Hình ảnh minh họa của những gì các nhà khoa học tìm thấy là một vật thể dài, màu xanh lá cây và màu vàng giống như sợi chỉ. Klages nói: “Hãy nhìn mạng lưới rễ hóa thạch này mà xem! Chúng ta có thể thấy các rễ cây được kết nối với nhau và được bảo tồn nguyên sơ như thế nào. Có rễ mỏng, có rễ dày, nó thực sự là một mạng lưới giống như ở những khu rừng ngày nay”.
Được biết, nghiên cứu bao gồm phân tích phấn hoa và bào tử hóa thạch, thậm chí còn cung cấp thêm thông tin về môi trường của rừng nhiệt đới cổ đại. Ông Klages giải thích: “Tại vĩ độ này, nhiệt độ rất ấm, nhiệt độ trung bình hàng năm tương tự như ở Bắc Ý. Chắc chắn rằng khủng long và côn trùng cũng sống tại đây. Đây là một trong những thời kỳ ấm nhất trong lịch sử Trái đất. Mức độ carbon dioxide cũng cao hơn nhiều lần so với ngày nay”.
Ông Klages hy vọng rằng việc nghiên cứu hai cực của Trái đất có thể giúp chúng ta chuẩn bị cho tương lai. Ông đưa ra cảnh báo rằng tương lai của hành tinh sẽ trông như thế nào nếu chúng ta tiếp tục thải ra CO2 quá mức.
Nguồn: DV
- CIA Mỹ sử dụng “siêu năng lực” của các nhà tâm linh học trong các nhiệm vụ điều tra
- Xác cô gái được chôn từ 500 năm trước vẫn vẹn nguyên nội tạng, da còn đàn hồi như đang ngủ mở ra khám phá đầy bất ngờ của giới khoa học
- Phát hiện mới gây choáng về “nàng Eve” 10.000 tuổi ở nước Anh