Bí ẩn hồ “Tử Thần” Natron biến động vật thành đá?

Hồ Natron ở Tanzania là một trong những hồ yên bình nhất ở châu Phi, bởi vì nó mang một vẻ đẹp vừa huyền bí vừa kỳ ảo. Nơi đây cũng là nguồn gốc của một số bức ảnh ảo diệu nhất được một nhiếp ảnh gia nổi tiếng chụp, những bức ảnh trông như thể động vật sống đã ngay lập tức biến thành đá.

Xác một con hồng hạc trên hồ Natron.(được chụp bởi nhiếp ảnh gia Rick Brandt)

Hồ Natron thuộc phía Bắc của Tanzania, là hồ nước mặn nằm gần với biên giới Kenya. Đây là một trong những hồ nước nổi tiếng có vẻ đẹp kỳ ảo với màu đỏ tươi. Tuy nhiên, người ta gọi nó là hồ “Tử Thần” như một nơi biểu tượng cho sự chết chóc hàng nghìn năm qua.

Bất kỳ loài vật nào sảy chân ngã xuống hồ, xác của chúng đều bị hóa đá trong một thời gian ngắn. 

Nước kiềm ở Hồ Natron có độ pH cao tới 10,5 và có thể làm bỏng da và mắt của những động vật không thích nghi với nó. Độ kiềm của nước đến từ natri cacbonat và các khoáng chất khác chảy vào hồ từ những ngọn đồi xung quanh. Sự kết hợp hóa học của các hóa chất trong nước hồ chính là nguyên nhân đã làm hóa đá các sinh vật như chim, dơi…Và các chất lắng đọng của natri cacbonat – thứ từng được sử dụng trong quá trình ướp xác của người Ai Cập – cũng đóng vai trò như một loại chất bảo quản tuyệt vời cho những con vật không may mắn chết trong vùng nước của Hồ Natron.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng kỳ lạ trên tại hồ Natron là do ngọn núi lửa một triệu năm tuổi, có tên gọi Ol Doinyo Lengai, nằm ở phía nam hồ Natron. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt. Xác các con vật rơi xuống hồ được bảo quản rất tốt, vốn được bọc trong những lớp xi măng bằng muối.

Nhiếp ảnh gia Brandt đã lượm nhặt được các “tượng sống” này ở quanh hồ. Sau khi thu nhặt, anh đã đặt chúng lên cành cây để dàn dựng bối cảnh cho các tác phẩm nghệ thuật của mình. Bằng con mắt nghệ thuật, nhiếp ảnh gia tài năng đã làm sống lại những xác sinh vật vô hồn.

Brandt đã phát hiện ra tàn tích của chim hồng hạc và các loài động vật khác với các chất lắng đọng natri cacbonat màu phấn tạo nên cơ thể chúng một cách sắc nét. Brandt viết trong cuốn sách của mình: “Tôi bất ngờ tìm thấy những sinh vật – tất cả các loài chim và dơi – trôi dạt dọc theo bờ hồ Natron. “Không ai biết chắc chắn chính xác chúng chết như thế nào, nhưng … nước có hàm lượng soda và muối cực kỳ cao, cao đến mức có thể tẩy sạch vết mực trên các hộp phim Kodak của tôi trong vòng vài giây”.

Brandt viết: “Tôi bắt gặp những sinh vật này khi tôi tìm thấy chúng trên bờ biển, và sau đó đặt chúng vào vị trí như đang ‘sống’, đưa chúng trở lại ‘cuộc sống’ như vốn có”, Brandt viết, đề cập đến cách anh định vị lại vị trí của các con vật.

Trong mùa sinh sản, hơn 2 triệu con hồng hạc nhỏ sử dụng hồ cạn làm nơi sinh sản chính của chúng ở châu Phi. Tổ của hồng hạc được xây dựng trên các hòn đảo nhỏ hình thành trong hồ vào mùa khô.

Nhiếp ảnh gia Brandt đã lượm nhặt được các “tượng sống” này ở quanh hồ. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)




Trên thực tế, nước kiềm của Hồ Natron hỗ trợ một hệ sinh thái phát triển mạnh gồm đầm lầy nước mặn, đầm lầy nước ngọt, chim hồng hạc và các loài chim đất ngập nước khác, cá rô phi và tảo mà những đàn hồng hạc lớn kiếm ăn. Giờ đây, nhiếp ảnh gia Nick Brandt đã ghi lại những hình ảnh đầy ám ảnh về hồ và xác chết của nó trong cuốn sách có tựa đề “Across the Ravaged Land” (Ngang qua vùng đất bị tàn phá, Abrams Books, 2013).

Hồ Natron là một hồ nước tù, nước chỉ có thể bốc hơi mà không có sự trao đổi với bên ngoài


Hồ Natron là một trong hai hồ kiềm ở khu vực Đông Phi, còn lại là hồ Bahi. Cả hai đều là những hồ đầu cuối không chảy ra bất kỳ con sông hoặc biển nào, chúng được nuôi dưỡng bởi các suối nước nóng và các con sông nhỏ. Là những hồ cạn trong khí hậu nóng, nhiệt độ nước của chúng có thể lên tới 106 độ F (41 độ C).

Sự thanh bình của Hồ Natron – và quần thể chim hồng hạc của nó – đang bị đe dọa bởi một nhà máy thủy điện được xây dựng trên sông Ewaso Ngiro, con sông chính cung cấp cho hồ. Vì hồ bị cô lập (nó thậm chí không được người châu Âu phát hiện cho đến năm 1954), không có biện pháp bảo vệ nào dành cho hồ hoặc quần thể chim hồng hạc bị đe dọa của nó.

Nguồn: NTDVN 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *