“Tiên tri song trùng” từ bà Vanga và nhà khoa học: Nhân loại bị “giày vò” bởi thảm họa còn đáng sợ hơn bệnh tật

Đó là gì? Trong khi thế giới đang chìm trong một đại dịch chết người – đại dịch COVID-19, thì các nhà khoa học liên tiếp gióng lên hồi chuông cảnh báo đinh tai rằng biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người trong lịch sử nhân loại.

Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science đã đưa ra cảnh báo rằng trẻ em sinh năm 2021 sẽ phải chịu đựng những đợt nắng nóng nhiều gấp 7 lần – cháy rừng nhiều gấp 2 lần – và hạn hán nhiều gấp 3 lần so với ông bà của chúng trong suốt cuộc đời.

Nghiên cứu chứng minh tác động của các thảm họa tự nhiên từ biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lên nhóm tuổi khác nhau trên thế giới trong suốt cuộc đời của họ.

THIÊN TAI TỪ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU “ĐÁNH THẲNG” VÀO THẾ HỆ TƯƠNG LAI

Các nhà nghiên cứu nhận thấy thanh niên và trẻ em của năm 2021, trong tương lai sẽ phải đối mặt với nhiều thiên tai hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Ở châu Phi cận Sahara, 172 triệu trẻ em có thể phải hứng chịu những đợt nắng nóng nhiều gấp 50 lần; và tăng gấp 6 lần các sự kiện khắc nghiệt trong đời so với trẻ em cùng lứa tuổi ở châu Âu và Trung Á.

Trên toàn thế giới, trung bình trẻ sơ sinh sẽ sống qua nhiều lần hạn hán gấp 2,6 lần, lũ sông gấp 2,8 lần, mất mùa gấp 3 lần và số vụ cháy rừng gấp đôi so với những người sinh ra cách đây 60 năm.




Sóng nhiệt – Hạn hán – Mùa màng thất thu – Lũ lụt – Cháy rừng… là những thảm họa tự nhiên từ Biến đổi khí hậu có thể khiến thế hệ tương lai khốn đốn hơn nhiều so với thời nay.

Wim Thiery, một nhà khoa học khí hậu tại Vrije Universiteit Brussel ở Bỉ, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Những người dưới 40 tuổi ngày nay sẽ sống một cuộc sống khốn đốn vì thiên tai chưa từng có ngay cả trong những kịch bản giảm thiểu biến đổi khí hậu nghiêm ngặt nhất”.

“Kết quả của chúng tôi cho thấy mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự an toàn của các thế hệ trẻ và kêu gọi các quốc gia giảm phát thải khí nhà kính (gây biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu) mạnh mẽ để bảo vệ tương lai của chính con cháu chúng ta”.

Bà tiên tri mù Baba Vanga (1911-1996).

Điều kỳ lạ đặc biệt là, những dự báo hoàn toàn khoa học của các nhà nghiên cứu TRÙNG với những tiên tri ‘sấm truyền’ của nhà tiên tri mù Baba Vanga. Nhà tiên tri người Bulgaria lên tiếng cảnh báo rằng, nhân loại sẽ phải hứng chịu rất nhiều thảm họa, thiên tai như bão lũ triền miên, bệnh tật giày vò, hỏa hoạn chết người… Trong tương lai, thế giới sẽ đầy biến động.

Khi qua được cơn biến động đó, “Trái đất sẽ được nghỉ ngơi”. Bà nói rằng, trong tương lai, việc sản xuất xăng sẽ ngừng hoạt động, con người sẽ sử dụng các đoàn tàu với nhiên liệu là ánh sáng Mặt trời. Khi đó “Trái đất sẽ được nghỉ ngơi”!

Nói thêm về công trình nghiên cứu, đồng tác giả, Tiến sĩ Joeri Rogelj, thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết: “Với nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra sự bất công cơ bản của biến đổi khí hậu qua các thế hệ, cũng như trách nhiệm của những người lớn và những người nắm quyền ngày nay. Hậu quả của việc trẻ em sau này phải hứng chịu những đợt khí hậu khắc nghiệt chưa từng có trong suốt cuộc đời của chúng giờ đây có thể là do sự không hành động của những người lớn ngày nay”.




Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên lập mô hình các hiện tượng cực đoan và các kịch bản khí hậu trong tương lai và áp dụng các dự báo cho các nhóm nhân khẩu học để định lượng các nhóm tuổi khác nhau sẽ trải qua thảm họa khí hậu như thế nào.

Các chuyên gia đã định lượng mức độ ảnh hưởng suốt đời đối với hạn hán, sóng nhiệt, mất mùa, lũ sông, lốc xoáy nhiệt đới (bão) và cháy rừng.

Các nhà khoa học đã tính toán kết quả này cho các thế hệ sinh từ năm 1960 đến năm 2020, ở mọi quốc gia trên thế giới và cho mọi kịch bản ấm lên toàn cầu trong khoảng từ 1 độ C ngày nay đến 3,5 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp.

Kết quả cho thấy trong trường hợp Trái Đất nóng lên 3 độ C, một đứa trẻ 6 tuổi vào năm 2020 sẽ hứng chịu số vụ cháy rừng và lốc xoáy nhiệt đới nhiều hơn gấp 2, lũ sông gấp 3 lần, mất mùa gấp 4 lần, hạn hán gấp 5, và sóng nhiệt nhiều hơn 36 lần.

Trong kịch bản Trái Đất ấm lên 3,5 độ C, trẻ em sinh ra vào năm 2020 sẽ trải qua lượng sóng nhiệt nhiều hơn 44 lần.

Các nhà nghiên cứu cho biết, ngay cả ở nhiệt độ toàn cầu là 1,5 độ C, thì việc tiếp xúc với sóng nhiệt, mất mùa, hạn hán và lũ lụt đối với những người sinh sau năm 1980 đã vượt quá điều kiện khí hậu tiền công nghiệp.

Tồi tệ hơn, tác giả chính của nghiên cứu Wim Thiery cho biết có khả năng mọi người sẽ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện thời tiết cực đoan nhiều hơn so với ước tính của nghiên cứu, bởi vì các chuyên gia chỉ tập trung vào tần suất của các sự kiện thời tiết cực đoan, mà chưa tính đến cường độ và thời gian của chúng.

Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu không chỉ làm tăng khả năng xảy ra cháy rừng, hạn hán và sóng nhiệt mà còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của chúng.

Wim Thiery cho biết thêm: “Chúng tôi không tính đến thực tế rằng một đợt nắng nóng tồi tệ có thể kéo dài thời gian gấp đôi trong tương lai so với hiện nay. Nghiên cứu cũng chỉ xem xét các thảm họa một cách cô lập, mà không xem xét cách chúng có thể khuếch đại nếu chúng xảy ra cùng với một thảm họa khác (gọi là thảm họa kép).”

Điều này có nghĩa là, trong tương lai, con người sẽ đối mặt với thảm họa thời tiết cực kỳ đáng sợ. Tuy nhiên, bức tranh này không đen xám quá mức NẾU NHƯ các quốc gia cam kết cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đúng như hơn 190 quốc gia đã cam kết thực hiện theo Thỏa thuận Paris, thì một số kịch bản đáng báo động nhất của nghiên cứu có thể tránh được.




PHÁ VỠ GIỚI HẠN NGUY HIỂM

Được ký kết lần đầu tiên vào năm 2015, Thỏa thuận khí hậu toàn cầu hy vọng sẽ giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống dưới 2 độ C và theo đuổi nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ lên 1,5 độ C.

Tuy nhiên, chỉ hai tuần trước, một báo cáo đã cảnh báo rằng ‘giới hạn nguy hiểm’ của sự nóng lên toàn cầu của Trái Đất là 1,5 độ C có thể bị phá vỡ chỉ trong 5 năm.

Liên Hợp Quốc cảnh báo, tốc độ biến đổi khí hậu không chậm lại do đại dịch COVID-19 toàn cầu và thế giới vẫn bị tụt hậu trong cuộc chiến cắt giảm lượng khí thải carbon.

Báo cáo được công bố trước thềm Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021, còn được gọi là COP26, dự kiến ​​được tổ chức tại thành phố Glasgow (Scotland) từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021. Cuộc họp quan trọng dự kiến ​​sẽ thiết lập lộ trình hành động vì khí hậu trong thập kỷ tới.

COP26 dự kiến ​​được tổ chức tại thành phố Glasgow (Scotland) từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021.

Một đồng tác giả khác của nghiên cứu mới nhất, Giáo sư Simon Gosling của Đại học Nottingham (Anh), cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rất rõ ràng trách nhiệm của thế hệ hiện tại đối với thế hệ tương lai về biến đổi khí hậu. Chúng ta đã chứng kiến ​​những sự kiện cực đoan có nguyên nhân từ sự biến đổi khí hậu nhân tạo trên khắp thế giới, như sóng nhiệt, lũ lụt và cháy rừng. Chúng tôi cho thấy rằng trẻ em sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn bởi những sự kiện như vậy trong suốt cuộc đời của chúng so với những người lớn hơn bây giờ”.

Đứng trước tình hình đó, các chính phủ phải hành động thực sự kiên quyết nếu muốn hạn chế tác động giữa các thế hệ của biến đổi khí hậu.

Về mặt này, việc thiết lập các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đầy tham vọng hơn tại hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Glasgow vào tháng 11 năm nay sẽ là rất quan trọng.

Nghiên cứu mới đã được công bố trên tạp chí Science.

4 MỤC TIÊU CHÍNH CỦA THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, được ký kết lần đầu tiên vào năm 2015, là một thỏa thuận quốc tế nhằm kiểm soát và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

Bản thỏa thuận hy vọng sẽ giữ sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống dưới 2 độ C và theo đuổi các nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ C.

Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu có 4 mục tiêu chính liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính (CO2, CH4…):


1) Mục tiêu dài hạn là giữ cho sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.

2) Nhằm mục đích hạn chế mức tăng toàn cầu lên 1,5 độ C, vì điều này sẽ giúp giảm đáng kể rủi ro và tác động của biến đổi khí hậu.

3) Các chính phủ nhất trí về nhu cầu phát thải toàn cầu đạt đỉnh càng sớm càng tốt, thừa nhận rằng điều này sẽ mất nhiều thời gian hơn đối với các nước đang phát triển.

4) Thực hiện giảm thiểu nhanh chóng để phù hợp với các công nghệ khoa học xanh hiện có.
Từ: Ủy ban Châu Âu

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *