Giao Long thực chất là con gì và những ghi chép lịch sử?

Chắc hẳn chúng ta đã từng được nghe đến về sinh vật huyền bí này của Việt Nam. Và hẳn nhiều người thắc mắc rằng chúng là sinh vật gì? Hình thù ra sao và nếu có thì chúng sống ở đâu và vì sao chúng ta lại khó thấy chúng?

Trước tiên, giao long là sinh vật linh thiêng, chúng có hình thù như 1 con rắn to lớn với 4 chân, làm chủ vùng sông nước và có khả năng trị thuỷ. Sự sinh trưởng và phát triển của giống giao long trải qua nhiều giai đoạn khác nhau tựa như từ sâu phát triển thành bướm. Khi chúng mới nở, nó chỉ là những con rắn nhỏ bằng 2 ngón tay dài độ 2 gang tay và không có chân.

Khi lớn lên, chúng mọc 2 chân trước, giai đoạn này chúng gọi là thuồng luồng. Đây là giai đoạn thường được ghi lại nhiều nhất về sự phát hiện ra chúng. Vì sao vậy? Lý do là thuồng luồng sống ở vùng sông ngòi sâu trong đất liền và thân hình lại to lớn nên dễ bị để ý, nhưng không vì thế mà ai cũng có thể nhìn thấy chúng vì chúng có khả năng ẩn mình vào nước, chỉ những ai có cơ duyên mới trông thấy được.

Trải qua thời gian dài, khi thuồng luồng mọc đủ 4 chân cũng là lúc chúng trưởng thành, có khả năng sinh sản, lúc này được gọi là giao long. Giao long sinh sống ở cả vùng nước ngọt lẫn nước mặn. Khi đến thời kỳ sinh sản, chúng từ biển bơi ngược vào vùng nước trong đất liền mà giao phối rồi sinh con đẻ cái.

Mọi người dân Việt Nam đều đã nghe đến sự tích hồ Ba Bể. Truyền thuyết kể, hồ là do 1 trận lụt lớn mà hình thành, rất nhiều người chết và chỉ có 2 mẹ con được cứu sống do trước đó đã giúp đỡ 1 bà cụ ăn xin do giao long hóa thành.Mà truyền thuyết sẽ có 1 phần là sự thật trong đó, và theo suy đoán hồ Ba Bể chính là vùng đất mà giao long lựa chọn làm tổ khi đến mùa giao phối. Chính sự tụ tập này khiến cho khu vực này thường xuyên xuất hiện lũ cuốn. Tuổi thọ của loài này khá cao, và khi sắp chết, chúng sẽ bơi thật xa ra biển, để chẳng ai tìm được xác của chúng.

Về sức mạnh, không chỉ có lợi thế về thân hình cực kì to lớn, chúng còn có khả năng trị thủy theo ý muốn. Giao long bơi trong nước sẽ tạo thành những xoáy nước mãnh liệt, khi chúng sinh sản sẽ tạo ra những dòng lũ cuốn vũ bão. Chúng còn có phép độn thổ, có thể nuốt đất đá để tạo thành những địa đạo rồi điều thủy đi theo những địa đạo này. Bởi vì chúng đi đến đâu nước sẽ bị dẫn theo đến đó, mà theo phong thủy hình thế, nước chính là vật truyền sinh khí trong đất, nên ít nhiều chúng cũng có thể làm dịch chuyển các địa huyệt.

Bản thân cơ thể giao long chính là bảo dược quý hiếm gồm 3 món: huyết long, cao long, não long. Huyết long là máu từ quá trình sinh sản của con cái, có tác dụng bổ tâm dưỡng não, giúp tâm vững não mạnh, tà khí không thâm nhập được vào cơ thể. Cao long cốt, gần giống như cao hổ cốt, nhưng công dụng cao hơn rất nhiều so với cao hổ. Não long, được lấy khi giao long chết đi, mùi thơm rất đặc trưng, người thường ngửi sẽ bị say, sau đó là ảo giác, nếu ngửi nhiều sẽ phát điên, nhưng ai có căn là phù thủy với tài năng ở mức độ nào đó, ngửi nó sẽ gia tăng pháp lực rất rất nhiều.


Một số người cho rằng thuồng luồng có thể là cá sấu vì chúng cũng có thân hình gần giống rắn và có 4 chân. Tuy nhiên,có lẽ không phải vậy. Bởi vì, cá sấu, tên gọi khác là ngặc ngư, cũng là bá chủ sông ngòi,nhưng sinh vật này vốn dĩ không phải là hiếm,nếu có hiếm chúng không hiếm đến nỗi cả trăm năm chỉ vài người có thể nhìn thấy, ngoài sức mạnh thể chất ra chúng vốn không có năng lực gì khác. Với lại, nếu chúng đã có tên là ngặc ngư thì việc đặt cho chúng thêm 1 cái tên nữa là không cần thiết. Khi cá sấu lâu năm, chúng sẽ trở thành hà bá chứ không trở thành giao long.Còn giao long vốn dĩ đã là 1 dạng biến thể của rồng, đẳng cấp vốn khác xa nhau.

Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *