Các nhà khoa học mới đây phát hiện bộ đôi xoáy nước “tử thần” bí ẩn với đường kính hàng trăm km giữa đại dương. Điều đáng sợ là nó có thể hút bất cứ thứ gì ở gần.
Bí ẩn xoáy nước kép “tử thần” giữa đại dương. Ảnh minh họa
Đây là một hiện tượng kỳ lạ có liên quan đến động lực học chất lỏng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu tường tận về nguyên nhân và cơ chế hình thành những cặp xoáy nước có đường kính lớn tới hàng trăm km giữa đại dương.
Theo đó, các xoáy nước rộng lớn đến hàng trăm kilomet giữa đại dương được gọi là dòng chảy xoáy rất phổ biển. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy những xoáy nước có thể kết hợp thành cặp đôi di chuyển xoay tròn, xoắn ốc, và ngược chiều nhau.
Hai xoáy nước ghép thành cặp, xoay ngược chiều nhau. Ảnh: Shutterstock
Điều bí ẩn và khó hiểu là hiện tượng hiếm thấy này trước đó chỉ được nhắc trong giả thuyết và chưa từng xuất hiện trong môi trường tự nhiên.
Chris Hughes, nhà hải dương học tại Đại học Liverpool (Anh), người tham gia nghiên cứu, cho biết:
“Các xoáy nước đại dương gần như luôn hướng về phía tây, nhưng khi ghép thành cặp thì chúng có thể di chuyển về phía đông với tốc độ nhanh gấp 10 lần so với xoáy nước thông thường. Do đó, chúng đẩy nước di chuyển theo các hướng bất thường trên đại dương“.
Chúng tôi phát hiện ra một cặp xoáy nước di chuyển theo hai chiều ngược nhau. Chúng có mối liên hệ với nhau nên cùng đi dọc biển Tasman (phía Nam Thái Bình Dương) trong suốt 6 tháng“.
Những cặp xoáy nước khác thường này được gọi là các modon. Trước đó, các nhà khoa học đã dự đoán từ nhiều thập kỷ rằng, modon có thể hình thành ở đại dương nhưng không ai từng nhìn thấy nó.
Trên thực tế, khi quan sát các ảnh vệ tinh ở Australia, các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra.
Các nhà khoa học phát hiện thấy điểm khác thường trên biển Tasman. Ảnh: University of Liverpool (Anh).
Cụ thể, bằng cách quét dữ liệu vệ tinh từ năm 1993, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về 9 modon khác nhau. Trong số đó, 8 modon nằm ở quanh Australia, còn một modon thì hình thành ở phía tây nam Nam Phi, thuộc trên biển Đại Tây Dương.
Nhà nghiên cứu Hughes cho biết: “Tôi nhận thấy một đặc điểm trên biển Tasman ở giữa Australia và New Jealand, có hoạt động khá khác thường so với mọi nơi khác.
Hầu hết những xoáy nước đều trôi từ từ về phía tây, nhưng đặc điểm kỳ lạ trên lại di chuyển rất nhanh về phía đông. Hóa ra đó chính là xoáy nước kép“.
Mặc dù phát hiện ra xoáy nước kép, tuy nhiên cho đến bây giờ, nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tạo ra hiện tượng khác lạ này. Họ cho rằng các xoáy nước đơn lẻ có thể ghép đôi với nhau khi chúng va chạm vào nhau trên đại dương hoặc vô tình xô vào bờ biển.
NASA phát hiện xoáy nước khổng lồ vào năm 2011. Ảnh: NASA
Sau đó, khi hai xoáy nước ghép vào với nhau, một luồng xoáy hình chữ U được hình thành dưới nước, giúp nối liền “hai mảnh ghép” đơn lẻ và giữ cho chúng di chuyển cùng nhau tới 6 tháng, dù xoay ngược chiều.
Sức mạnh “đáng sợ” của xoáy nước kép
Các nhà nghiên cứu nhận định, với tốc độ vượt trội, hiện tượng xoáy nước kép này có thể hút và vận chuyển một lượng lớn sinh vật đến những vùng nước xa xôi khác.
Xoáy nước kép có thể “hút” nhiều sinh vật biển và mang chúng qua một khoảng cách lớn. Ảnh: Getty
Nhà hải dương học Hughes, cho biết: “Tôi nghĩ rằng những cặp xoáy nước di chuyển nhanh, có thể hút nhiều sinh vật biển nhỏ và mang chúng đi với tốc độ cao và vượt qua khoảng cách lớn trên đại dương“.
Nếu đúng như vậy, hiện tượng xoáy nước kép có thể “cuốn theo” không chỉ sinh vật, mà còn là nước, nhiệt độ, khoảng chất, chất dinh dưỡng của vùng biển này sang nơi khác. Điều này có thể tạo nên những sự khác biệt trong việc phân bổ môi trường sống và thích nghi của các sinh vật.
Kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.
Nguồn: TS – Sciencealert, Ibtimes
- Al Naslaa – Khối đá bí ẩn hơn 4.000 năm tuổi tại Ả Rập Xê Út
- Gặp nạn ngoài khơi, người đàn ông hồn lìa khỏi xác tìm người cứu mạng
- Những tảng đá thần kỳ: Biết nở hoa, đẻ trứng và khắc chữ