Tất cả mọi người có mặt đều sửng sốt khi chứng kiến câu chuyện “có một không hai” này!
Vào tháng 3/2017, một ngôi mộ cổ thời nhà Minh được đào tại một công trường xây dựng cống ở huyện Thái Khang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Những thi thể trong lăng mộ đã tồn tại được 500 năm mà không bị hư hỏng.
NGÔI MỘ CỔ THỜI NHÀ MINH TRÊN CÔNG TRƯỜNG
Một công nhân đang điều khiển máy xúc trên công trường thì phát hiện vài viên gạch xanh dưới lớp đất bị đào ra. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng đó là một ngôi mộ cổ. Do công trường này vi phạm các quy định liên quan và không báo cáo trước trong quá trình thi công ngầm nên Ban di tích văn hóa địa phương đã không làm công tác kiểm tra sơ bộ!
Chính vì hoạt động phi pháp này mà một ngôi mộ của triều đại nhà Minh đã bị phá hủy bởi một chiếc máy xúc. Khu vực xung quanh công trường vốn là khu dân cư, nghe tin đào được mộ cổ, mọi người xúm lại xem chuyện lạ…
Do sự việc quá đột ngột nên khi đoàn khảo cổ gấp rút đến hiện trường, ngôi mộ đã bị người dân trên công trường làm hư hỏng nặng, hai cỗ quan tài pha lê trong lăng mộ cũng bị lôi ra ngoài. Hơn nữa, nắp của hai chiếc quan tài cũng bị cạy ra, mọi người nhìn vào bên trong lại thêm một trận náo loạn!
Tóc và râu của hai chủ nhân ngôi mộ trong quan tài vẫn còn nguyên như thể xác của họ chưa bị phân hủy! Tuy nhiên, do tiếp xúc với không khí, da của hai xác chết cổ đại bắt đầu chuyển sang màu đen và mất đi vẻ sáng bóng ban đầu…
Tấm áo quan được tìm thấy trong mộ cổ (Ảnh: Sohu)
HÉ LỘ THÂN PHÂN CHỦ NHÂN NGÔI MỘ
Đoàn khảo cổ đã khẩn trương đến hiện trường và thu dọn 3 văn bia cùng một số viên gạch còn sót lại. Nhờ những dòng chữ trên văn bia, danh tính của chủ nhân ngôi mộ đã được làm sáng tỏ.
Hóa ra đây là ngôi mộ của một người ở địa phương tên là Cố Phác, ông từng là quan Hữu đô Ngự sử triều Minh.
Theo ghi chép trong “Lịch sử văn hóa huyện Thái Khang” thì: Cố Phác là một học giả trong thời kỳ Minh Huệ Đế của nhà Minh. Ông là một vị quan thanh liêm, chính trực, được người đời ca tụng là “Bao Thanh Thiên” của nhà Minh!
Theo phương châm của tổ tiên, gia đình họ Cố luôn trở lại quê hương vào cuối đời. Khi đã làm rõ thân thế người trong lăng mộ, những người có mặt đều vô cùng kinh ngạc!
Tranh vẽ Cố Phác (Ảnh: Sohu)
PHẦN MỘ TỔ TIÊN BỊ ĐÀO BỚI
Tuy nhiên, vào lúc này, một người đàn ông trung niên đột nhiên chạy đến và khóc lóc thảm thương. Vì sao lại thế?
Sau khi tìm hiểu kỹ càng, thì ra người đàn ông này là con cháu của chủ nhân ngôi mộ này. Anh cho biết trong gia phả nhà họ Cố có ghi tên của người nằm ở dưới này! Nói cách khác, lăng mộ thời Minh trước mặt chính là mộ tổ của người đàn ông trung niên này!
Nhìn thấy hai cụ tổ của dòng họ bị đào mộ, con cháu đời sau không khỏi xót xa… Khi ngôi mộ mới được phát hiện, khung cảnh khá hỗn loạn, thậm chí còn có tin đồn rằng công nhân trên công trường đã tự ý thu giữ một số đồ tùy táng trong quan tài để làm của riêng…
Trước hoàn cảnh đó, con cháu họ Cố đã liên hệ với đơn vị khảo cổ học tại địa phương. Theo ý kiến của họ, nếu đồ vật trong mộ cổ như văn bia, đồ tùy táng có giá trị nghiên cứu lịch sử thì họ đồng ý hiến cho đất nước, nếu không có giá trị thì mong nhóm khảo cổ nhanh chóng nghiên cứu và trả lại nguyên trạng cho dòng tộc của họ.
Theo thương lượng giữa hai bên, trước tiên bộ phận di tích văn hóa sẽ vận chuyển xác ướp cổ đại về phòng thí nghiệm, sau khi phân tích sẽ giao lại cho con cháu họ Cố xử lý. Chình quyền địa phương cũng sẽ cùng vào cuộc để hỗ trợ… Có thể coi đây là cái kết “có hậu” cho cả đôi bên.
Đối với tin đồn “có người từ công trường đi qua mang theo nhiều đồ tùy táng bằng vàng và ngọc”, đại diện đơn vị khảo cổ đã bác bỏ.
Nguồn: SH
- Tại sao chôn cất Bao Chửng lại có 21 chiếc quan tài và đi theo 7 hướng khác nhau
- Hé mở bí ẩn về cái chết đầy uẩn khúc của “Đệ nhất phán quan” Bao Công
- Vụ án “thây tro” kỳ dị bậc nhất Trung Quốc: Tống Từ phá án khiến “người chết biết nói chuyện”!