Lã Động Tân là nhân vật nổi tiếng trong Bát tiên của Đạo giáo. Nhiều người đều cho rằng nhân vật này là hư cấu không có thật. Tuy nhiên người ta đã phát hiện ra ngôi mộ của Lã Động Tân, đồng thời những thứ trong lăng mộ còn khiến các chuyên gia đau đầu không lý giải nổi.
Nhiều người cho rằng nhân vật Lã Động Tân là hư cấu nhưng người ta đã phát hiện ra ngôi mộ của ông. (Ảnh tổng hợp)
Trung Quốc có bề dày lịch sử hơn 5000 năm, nơi đây là cái nôi của Đạo giáo, trong thời gian dài đằng đẵng đó không ít thần thoại và truyền thuyết đã được lưu lại và truyền thừa từ đời này sang đời khác, mang đến cho con người rất nhiều văn hóa tốt đẹp.
Trong đó có điển cố “Bát tiên quá hải” kể về câu chuyện 8 vị thần tiên vượt qua biển Đông Hải. Khi vượt biển, 8 vị thần tiên liên tục dùng pháp khí biến hóa, nên có thể bình yên vô sự vượt qua sóng lớn mãnh liệt ở Đông hải.
Tuy nhiên, vào thời cận đại ở Sơn Tây, người ta đã phát hiện ra ngôi mộ của Lã Động Tân – một nhân vật trong Bát tiên. Khi các nhà khảo cổ mở quan tài, họ đã hết sức ngạc nhiên và thốt lên rằng điều này sao có thể xảy ra? Không lẽ truyền thuyết là có thật? Để làm rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu một chút về lịch sử của Bát tiên.
Nguồn gốc lịch sử của tên gọi Bát tiên
Bát tiên là 8 vị thần tiên trong Đạo giáo. (Ảnh qua Pinterest)
Nhiều người cho rằng “Bát tiên” là câu chuyện cổ tích do người xưa bịa đặt, không có thật, nhưng ở đó lại có rất nhiều nhân vật chân thật tồn tại, được ghi chép trong sử sách. Vì giới hạn của bài viết nên hôm nay chúng ta chỉ đề cập đến Lã Động Tân. Thuật ngữ “Bát tiên” xuất hiện lần đầu tiên vào thời Tây Hán. Khi đó, “Bát tiên” không được gọi là “Bát tiên” mà gọi là “Bát công”, dùng để chỉ 8 nhà văn nổi tiếng ở Hoài Nam.
Mãi đến thời nhà Minh, “Bát tiên” mới được xác định là 8 vị thần tiên, đồng thời ghi chép họ vào cuốn “Bát tiên xuất xứ Đông du ký”, trong đó có ghi lại nhiều câu chuyện như: “Bát tiên quá hải”; “Chó cắn Lã Động Tân, không biết lòng tốt của người”; “Đại trượng phu, ngộ chân quyết, tu yếu chấp trì tâm mãnh liệt” (Đại trượng phu, ngộ ra khẩu quyết chân chính, ắt phải mãnh liệt giữ lấy tâm) đây là câu mà chính dương chân nhân – Chung Ly Quyền mô tả về Lã Động Tân.
Lã Động Tân là nhân vật có thật
Lã Động Tân là nhân vật nổi tiếng trong Bát tiên. (Ảnh qua Zhdate)
Lã Động Tân là một người quan trọng trong số Bát tiên, nên cũng tự nhiên trở thành nhân vật thần thoại. Tuy nhiên, trong cuốn “Tống sử”, thì Lã Động Tân là tổ sư gia của Toàn Chân giáo vào thời nhà Đường. Theo ghi chép lịch sử, Lã Động Tân sinh năm 798 SCN, là cháu trai của Lã Vị, một mệnh quan triều đình. Từ nhỏ ông đã chăm chỉ khắc khổ học văn học võ, sau đó tham gia khoa cử đậu Tiến sĩ, từng làm quan một đoạn thời gian, 2 lần đảm nhiệm chức huyện lệnh. Chẳng bao lâu, vì chán ghét cuộc sống quan trường nên ông bỏ quan nhập Đạo, ẩn cư núi rừng.
Trong một lần đến Trường An, ông gặp chính dương chân nhân – Chung Ly Quyền. Sau khi trải qua 10 thử thách, Chung Ly Quyền đã cấp cho ông kim đan, từ đó ông đắc Đạo pháp, thăng tiên. Lúc đi tuần du Lã Động Tân đã thu nhận rất nhiều đệ tử, ông được tôn xưng là tổ sư gia của Toàn Chân giáo. Trong thời nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt rất kính phục ông nên đã dựng lên Cung điện Vĩnh Lạc cho Lã Động Tân ở thị trấn Vĩnh Nhạc, tỉnh Sơn Tây.
Phát hiện chấn động khiến các chuyên gia ‘đau đầu’
Tháng 12/1959, một con đập được xây dựng tại thị trấn Vĩnh Nhạc do đó Cung điện Vĩnh Lạc bị buộc phải di dời. Vô tình trong thời gian đó người ta lại đào được một lăng mộ, bên trên có khắc chữ “Đại Đường thuần dương Lã công tổ mộ” (mộ phần của Lã Động Tân).
Mộ của Lã Động Tân tại thị trấn Vĩnh Nhạc, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. (Ảnh qua Sohu)
Trải qua nghiên cứu, các chuyên gia tại Sở Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Sơn Tây xác nhận đây là lăng mộ của Lã Động Tân. Khi khai quật thì thấy lăng mộ hơi đơn sơ, chỉ rộng 7m2, ngoại trừ một chiếc quan tài, hầu như không có đồ tùy táng nào có giá trị.
Nhưng khi quan tài được mở ra, đã khiến tất cả các nhà khảo cổ kinh ngạc. Trong quan tài gỗ được đặt một đồng xu có khắc chữ ‘Thiên thánh nguyên bảo’, 2 đồng xu khắc chữ ‘Tường phúc thông bảo’, 4 đồng xu khắc chữ ‘Khai nguyên thông bảo’, tổng cộng có 7 đồng tiền.
Điều kỳ lạ là thời gian phát hành của 7 đồng tiền này là khác nhau, trong đó ‘Thiên thánh nguyên bảo’ và ‘Tường phúc thông bảo’ là đồng tiền được phát hành vào thời nhà Tống, theo sử sách thì Lã Động Tân là thời nhà Đường, trên bia mộ cũng ghi rõ như vậy.
Đồng xu có khắc chữ ‘Thiên thánh nguyên bảo’. (Ảnh qua Shopee)
Nếu so lịch sử của hai triều đại thì Lã Động Tân phải sống ít nhất trên 200 tuổi, điều này khiến các nhà khảo cổ học rất khó hiểu. Bởi vì vào thời cổ đại tuổi thọ trung bình của con người chỉ có 50, nên sống đến 200 tuổi là điều không tưởng.
Để giải thích cho điều này, một số người suy đoán rằng ngôi mộ đã được di dời, nhưng qua khảo sát cho thấy không có dấu hiệu di dời, vì vậy ý kiến này đã bị phủ nhận.
Có người cho rằng Lã Động Tân sống từ thời nhà Đường đến nhà Tống, chính vì Lã Động Tân sống lâu hơn những người bình thường nên ông được tôn xưng là thần tiên.
Không lẽ người này thật sự là một Đại la kim tiên (cấp bậc thần tiên trong Đạo giáo), có thể sống lâu mấy trăm năm sao? Cho đến nay, vấn đề này vẫn còn là một bí ẩn. Lã Động Tân là một vị đại thần tiên trong thần thoại, điều mà mọi người không ngờ tới là ngay cả lăng mộ của ông cũng tràn đầy bí ẩn.
Nguồn: TH
- 4 bí mật chưa có lời giải tại Trung Quốc
- “Kỵ sĩ Khải Huyền” – Bộ tứ quyền năng báo ngày tận thế đã đến thế gian?
- Khí huyết cơ thể người có cùng Nhịp điệu với Mặt trăng và vũ trụ