Tam Tinh Đôi – nền văn minh trước văn minh Trung Hoa, bằng chứng của truyền thuyết “Sơn Hải Kinh”

Di vật văn hóa Tam Tinh Đôi mới được khai quật và ghi chép trong Truyền thuyết “Sơn Hải Kinh” là bằng chứng khẳng định lẫn nhau.

Ảnh trái: Thần Câu Mang, thân chim mặt người, cưỡi trên hai con rồng trong Sơn Hải Kinh. Ảnh phải: Tượng đồng được tìm thấy ở Tam Tinh Đôi. (Ảnh chụp từ video Epoch Times)

Vào cuối tháng 3 năm 2021, di chỉ văn hóa Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên lại một lần nữa tuyên bố khai quật thêm nhiều di vật văn hoá, bao gồm hơn 500 hiện vật như: cây Thần bằng đồng, tượng người bằng đồng, mảnh mặt nạ vàng, ngà voi v.v., đây là một phát hiện gây chấn động thế giới.

Khi nói đến “Sơn Hải Kinh”, hầu hết bạn đọc đều công nhận rằng nó là một cuốn kỳ thư về nền văn hóa trước văn hóa Trung Hoa, và được lưu truyền cho tới nay. Cuốn sách được chia thành 18 chương, bao gồm 4 phần: Sơn kinh (5 chương), Hải kinh (8 chương), Đại hoang kinh (4 chương) và Hải nội kinh (1 chương). Nó ghi lại hơn 100 vương quốc liên quan, 550 ngọn núi và 300 con sông, cùng với thông tin địa lý, văn hóa của các vương quốc gần đó.

Chỉ vì nhiều điều được ghi chép trong đó rất ly kỳ quái lạ, chẳng hạn như yêu quái và quái thú trong truyền thuyết dân gian v.v. hoàn toàn khác hẳn với văn hóa Trung Hoa hai, ba ngàn năm trở lại đây, do đó được người thời nay coi là một bộ sách cổ về thần thoại trước thời nhà Tần.

Ngay cả Tư Mã Thiên, tác giả cuốn “Sử ký”, sau khi đọc cuốn sách này cũng vô cùng khó tin, bèn than thở nói: “Toàn bộ quái vật miêu tả trong ‘Sơn Hải Kinh’, tôi không dám nhắc đến”.

Tuy nhiên, nhiều di vật văn hóa được khai quật ở Tam Tinh Đôi gần như hoàn toàn trùng khớp với những ghi chép liên quan trong “Sơn Hải Kinh”, mở ra một cánh cửa mới để mọi người tìm hiểu về sự thật của lịch sử nhân loại.

Cây Thần Phù Tang
Trước hết, cây Thần bằng đồng lớn nhất (Cây bằng đồng số 1) được khai quật ở Tam Tinh Đôi gần như phù hợp với ghi chép liên quan đến cây Thần Phù Tang trong “Sơn Hải Kinh”!

Chiều cao của Cây Thần bằng đồng số 1 là 3,96 mét, được chia thành ba tầng thượng, trung, hạ mỗi tầng có 3 cành, tổng cộng là 9 cành. Trên mỗi cành có một bông hoa chúc xuống và một con chim đứng trên đó.

Cây Thần bằng đồng số 1 được khai quật tại di chỉ Tam Tinh Đôi (Ảnh: Public Domain)




Theo ghi chép của “Sơn Hải Kinh”, có chín con quạ vàng tượng trưng cho mặt trời trú ngụ trên cây Thần Phù Tang, “dưới có suối Thang Cốc, trên Thang Cốc có cây Phù Tang, 10 mặt trời tắm ở đây, phía bắc nước Hắc Xỉ có một cây to sống dưới nước, 9 mặt trời núp dưới cành cây, 1 mặt trời ở trên cành cây”. Và 9 con chim ngụ trên cành của cây Thần bằng đồng số 1, chính là tương ứng với “Chín mặt trời” núp dưới cành cây và những con quạ vàng trên cây Phù tang.

Vì vậy, theo ngụ ý của “Sơn Hải Kinh” thì “một mặt trời ở trên cành cây” phải chăng là có một con chim tượng trưng cho mặt trời sống trên ngọn cây Thần? Đúng vậy, từ lâu các nhà khảo cổ học và du khách đã phát hiện ra rằng đỉnh của “Cây Thần bằng đồng” có hình dạng đứt gãy và không hoàn chỉnh, phải chăng một con chim ở đây đã bị mất do quá trình lịch sử lâu đời?

Đồng thời, các hoa văn hình rồng trên “Cây Thần bằng đồng” và những hình tượng rồng, quỳ (một loại quái vật chỉ có một chân) trên những đồ đồng mới phát hiện, đều có thể tìm thấy nguyên mẫu trong “Sơn Hải Kinh”.

Thần Câu Mang mình chim và Thần Nữ Oa mình rắn
Không chỉ vậy, về cây Thần bằng đồng số 3 gần đây lần đầu tiên xuất hiện ở Tam Tinh Đôi, ba bức tượng đồng đầu người mình chim đứng trên ngọn cây (Hình dưới, ngoài cùng, bên trái), điều này phù hợp với Thần Câu Mang được mô tả trong “Sơn Hải Kinh – Hải Ngoại Đông Kinh”: “Câu Mang ở phương Đông, thân chim mặt người”, và theo ghi chép của “Sơn Hải Kinh”, Câu Mang chính là vị Thần chăm sóc cây Thần Phù Tang.

Hơn nữa, nhiều bức tượng đồng đầu người thân rắn đã được khai quật ở Tam Tinh Đôi (Hình dưới, 4 ảnh bên phải) cũng tương ứng với những ghi chép trong “Sơn Hải Kinh”, ví dụ hình tượng các vị Thần cổ đại quen thuộc như Phục Hy và Nữ Oa đều có đầu người thân rắn.




Tượng người bằng đồng được khai quật ở Tam Tinh Đôi. Bức ảnh thứ nhất bên trái là tượng đồng đầu người thân chim, bốn bức ảnh bên phải là tượng đồng đầu người mình rắn. (Ảnh: Public Domain)

Thần thú Chúc Long
Các chuyên gia thậm chí còn tìm thấy những văn vật được miêu tả trong “Sơn Hải Kinh” ở di chỉ Tam Tinh Đôi. Ví dụ như, chiếc mặt nạ với mắt dựng đứng nổi tiếng (hình bên dưới); một số chuyên gia cho rằng người Thục cổ sùng bái Thần thú Chúc Long trong “Tam Hải Kinh”.

Thần Chúc Long “thân dài vạn lý”, mở mắt là ngày, nhắm mắt là đêm, thở ra là mùa hạ, hít vào là mùa đông. Thần trông như thế nào? “Nhân diện xà thân, trực mục chính thừa” (mặt người thân rắn, mắt dựng đứng). Các chuyên gia cho rằng “trực mục” chính là mắt dựng đứng, chính là tướng mạo của đôi mắt lồi trong chiếc mặt nạ này.




Vào ngày 15/6/2005, một chiếc mặt nạ mắt lồi bằng đồng được trưng bày tại Bảo tàng Sanxingdui ở Quảng Sơn, Tứ Xuyên. Đây được biết đến là Thần thú Chúc Long trong ‘Sơn Hải Kinh.’ (Ảnh: Wikipedia)

Ngũ Tạng của Trái đất
Ngoài ra, phần Sơn Kinh của “Sơn Hải Kinh” còn được gọi là “Ngũ Tạng Sơn Kinh”, là chỉ về Ngũ tạng của Trái đất. Địa cầu cũng giống con người, có đủ ngũ tạng ư? Có thể như vậy không?

Nếu chúng ta mở mang tư tưởng và so sánh “Ngũ Tạng Sơn Kinh” với một bản đồ thế giới, chúng ta sẽ phát hiện rằng, năm đại hệ sơn mạch được mô tả trong “Sơn Hải Kinh” rất có khả năng không chỉ giới hạn ở Trung Quốc đại lục.




Nếu so sánh hình dạng của năm cơ quan nội tạng với hình dạng của các bản khối lục địa, có thể thấy: Châu Úc là tim, Châu Phi và Nam Mỹ là phổi, Bắc Mỹ là lá lách, đảo Greenland là thận, Châu Á là gan. Châu Nam Cực tương ứng với bộ não của con người, trong đó Tây Nam Cực là đại não, Đông Nam Cực là tiểu não, bán đảo kéo dài từ Đông Nam Cực đến Nam Mỹ là thân não.

Trên thực tế, nhà khảo cổ học người Mỹ, Tiến sĩ Henriette Mertz đã nhận thấy điều này ngay từ những năm 1950. Trong cuốn sách ký lục Pale Ink của bà xuất bản năm 1958, có đề cập rằng những gì có thể được mô tả trong “Sơn Hải Kinh – Đông Sơn Kinh” rất có thể là những dãy núi ở đại lục Châu Mỹ.

Bà đã mô tả chi tiết tình huống ở miền đông Bắc Mỹ như Great Lakes và lưu vực sông Mississippi; trong kinh thứ chín và thứ mười, nhiều vùng của châu Mỹ cũng được mô tả một cách chính xác.

Ngoài ra, Chương 14 “Đại Hoang Đông Kinh” của ‘Sơn Hải Kinh’ mô tả về “sau ánh hào quang”, “nước sông chảy vào vực thẳm”, “mặt trời được sinh ra như vậy”, đây chính là cảnh mặt trời mọc ở hẻm núi Grand Canyon thuộc tiểu bang Colorado, Bắc Mỹ.

Thay lời kết
Ngày càng có nhiều người nhận ra rằng Sơn Hải Kinh không phải là truyền thuyết thần thoại, mà là ghi chép chân thực về lịch sử. Ngày nay, những di vật văn hóa được khai quật ở Tam Tinh Đôi một lần nữa minh chứng cho những ghi chép của “Sơn Hải Kinh”. Nhiều cư dân mạng đã kinh ngạc thốt lên rằng: “Chuyện thần thoại những tưởng là chuyện của Thần, nhưng đều là sự thật”. “Lịch sử chân thực trôi qua theo thời gian dần dần trở thành truyền thuyết thần thoại!”, “Truyền thuyết thần thoại đều là lịch sử chân thực”…




Theo giới thiệu của viện trưởng Viện nghiên cứu khảo cổ Tam Tinh Đôi, tổng diện tích phân bố của di chỉ lên tới 12 triệu mét vuông, tuy nhiên hiện tại diện tích của tất cả các cuộc khai quật chỉ dưới 2 vạn mét vuông. Mặc dù vậy, phần nổi của tảng băng di tích Tam Tinh Đôi này đã đủ để thay đổi sự hiểu biết cứng nhắc của con người ngày nay về lịch sử.


Hiện tại, công việc khai quật khảo cổ ở Tam Tinh Đôi vẫn đang được tiếp tục, chúng ta tin rằng trong tương lai gần nhất định sẽ phát hiện thêm nhiều chiếc chìa khóa bí mật mới, mở ra nhiều ổ khóa lịch sử bị phong trần, giúp mọi người nhìn lại lịch sử và tín ngưỡng của chính mình và nhận thức về ý nghĩa của sinh mệnh.

Nguồn: NTDVN – Theo Chanhkien.org

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *