Loại chất độc này có nguồn gốc từ đâu? Vì sao người ta lại sợ đến vậy? Trong một vài năm trở lại đây, tiểu thuyết và phim truyền hình về chủ đề trộm mộ trở nên phổ biến, thuật ngữ “chất độc tử thi” cũng được lan truyền. Vậy thực hư về loại chất độc như thế nào? Liệu nó có đáng sợ như lời đồn?
Câu chuyện về Tân Truy phu nhân
Khi nhắc đến Tân Truy phu nhân, nhiều người không biết bà là ai. Theo sử sách, bà sinh vào thời Tây Hán và là vợ của tể tướng Lợi Thương. Vào thế kỷ trước, lăng mộ của bà cùng chồng và con trai đã được khai quật.
Sau khi các nhà khảo cổ khai quật thi thể của Tân Truy phu nhân và tiến hành nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng trên thi thể của bà có một loại độc tố chưa thể xác định.
Ông Vương, một trong những chuyên gi chịu trách nhiệm làm sạch thi thể kể lại: Đầu tiên, cần gỡ bỏ lớp lụa. Tuy nhiên, những bộ quần áo này đã được ngâm hàng nghìn năm nên chúng được kết dính chặt chẽ với nhau. Các chuyên gia cuối cùng đã quyết định đối phó với chúng bằng cách “mở giếng trời”.
Chuyên gia Vương dùng dao mổ để cắt bỏ lớp vải bên ngoài. Để không làm tổn thương vùng mặt của tử thi, ông tháo găng tay phải, dùng dao mổ một tay cắt quần áo lụa, tay kia kiểm tra khoảng cách giữa dao và mặt.
Thi thể của Tân Truy phu nhân (Ảnh: Zhihu)
Sau nhiều giờ làm việc cật lực, những bộ quần áo lụa trên người của Tân Truy phu nhân cuối cùng cũng được gỡ bỏ. Chuyên gia Vương đã ngay lập tức rửa tay bằng thuốc khử trùng và xà phòng, nhưng sau khi rửa, ông ta vẫn ngửi thấy mùi chua.
Vài ngày sau, tay phải của ông bắt đầu ngứa và mọc nhiều rêu lạ. Sau vài năm điều trị, đám rêu lạ này đã hoàn toàn lành lặn.
Qua vụ việc này có thể thấy, cái gọi là “chất độc tử thi” thực sự rất kinh người. Vì vậy, khi khai quật và nghiên cứu tử thi trong mộ cổ, các nhà khảo cổ học phải đặc biệt cẩn trọng. Thực ra, đây không chỉ là bảo vệ di tích văn hóa, mà còn là bảo vệ chính mình.
Chất độc tử thi là gì?
Chất độc tử thi thực chất là các ancaloit được tạo ra sau quá trình phân hủy của xác chết, và sự hình thành của nó có liên quan đến vi khuẩn. Nếu bị nhiễm chất độc từ xác chết, cơ thể sẽ tạo ra mùi chua và rêu xuất hiện trên da.
Năm 2005, cũng từng xảy ra một vụ ngộ độc tương tự. Có người đã gọi cảnh sát rằng có mùi chua trong nhà và nghi ngờ rằng đó có thể là một người chết. Cảnh sát Lã Quốc Khánh tức tốc đến hiện trường và tìm thấy một thi thể bị cắt xẻo.
Sau khi khám nghiệm thi thể, anh ta bị nhiễm chất độc tử thi bắt đầu nôn mửa và chóng mặt. Các triệu chứng kéo dài một ngày đêm trước khi anh khỏi bệnh. Trải nghiệm này khiến Lã Quốc Khánh chưa hết sợ hãi khi nhắc lại sự việc 14 năm sau.
Người xưa có truyền thống: Trước khi chết uống một loại thuốc có độc tính cao, loại thuốc này có lợi cho việc bảo quản thi thể. Hơn nữa chất độc này cũng có thể ngăn những kẻ trộm mộ.
Thời cổ đại, những xác chết vì bệnh tật hoặc bệnh truyền nhiễm được xử lý bằng cách ‘chôn sâu’ để tránh chất độc phát tán trong cơ thể.
Ngoài những câu nói được lưu truyền từ xa xưa ở Trung Quốc, có nhiều tài liệu phương Tây cũng có nhiều ghi chép về “chất độc tử thi”.
Từ điển bách khoa Britannica đã viết: “Máu động vật và các mô cơ thể nói chung chứa nhiều loại độc tố khác nhau, bao gồm axit uric và các chất thải độc khác trong cơ thể”.
Cũng có giả thuyết cho rằng: Sau khi một con vật chết, protein trong thịt của nó sẽ trải qua quá trình tự phân hủy và tự phân hủy để tạo ra các enzym, do đó, một chất biến tính được gọi là “chất độc tử thi” xuất hiện.
Trên thực tế, y học đã chứng minh chất độc tử thi là không có thật. Nó thật ra là một số loại virus. Do sự phát triển của các phương tiện truyền thông, chúng được phóng đại lên trở thành một huyền thoại kỳ dị.
Nguồn: SH
- 3 loại hóa chất độc hại ngay xung quanh chúng ta có thể gây biến đổi giới tính
- Botulinum H – “sát thủ” tự nhiên khủng khiếp nhất, 1g đủ giết chết 1 triệu người
- “Cái chết đen” hay là “Vũ khí sinh học” thời trung cổ?