Một hôm, nhà vật lý học Angelo Esposito của đại học Colombia đang ở phòng thí nghiệm thu dọn đồ, ông thuận tay đặt quả bóng bàn vào trong máy phát âm tần bên cạnh, rồi bật máy; bất ngờ ông chứng kiến quả bóng bàn dần dần bay lơ lửng lên.
Thần chú khởi động máy bay tiền sử
Trong sử thi Ramayana – bảo thư quốc gia của Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4 sau CN, có mô tả về một cảnh chiến tranh vào 88 vạn năm trước. Đó là một thời kỳ vô cùng xa xôi. Nếu chứng kiến chiến tranh thời viễn cổ này sẽ có thể khiến người hiện đại phải choáng váng bởi vũ khí dùng thời đó vô cùng huyền diệu và siêu mạnh mẽ. Nhân vật trong chuyện dù là nam chính, nam phụ hay phản diện đều lái chiến xa trên không Vimana.
Vimana có các loại và cách dùng khác nhau, tương đương với các động cơ khác nhau, phát triển ra các series khác, dùng làm nhiệm vụ trinh sát và còn có thể tàng hình. Có loại lại chuyên dùng để chiến đấu, cũng dùng để chở người.
Vimana loại cỡ trung và cỡ lớn có thể chở được từ vài người tới hơn trăm người, khá giống với máy bay hành khách ngày nay. Nó cũng có loại cỡ nhỏ, chỉ một người lái.
Trong sử thi mô tả, đại ma đầu Ravana có chiến xa trên không ngoài sức tưởng tượng, nó có thể xuất hiện hoặc biến mất tùy theo ý muốn của chủ, có thể trở thành chiến đấu cơ tàng hình cả nửa ngày.
Vimana là chiến đấu cơ dũng mãnh, xe khách trên không của Ấn Độ viễn cổ, hơn nữa tốc độ di chuyển của nó cũng không phải là chậm. Theo như sử thi Ramayana nói rằng, trong một ngày nó có thể bay từ Sri Lanka tới Ayodhya (ở phía Bắc Ấn Độ ngày nay), có thể xuyên qua khắp tiểu lục địa Nam Á. Điều này có nghĩa là, trong một ngày nó có thể bay 2.110 km. Điều gây kinh ngạc nhất là động lực của phi cơ thực ra lại là một chú ngữ cổ đại. Chính là khi bạn nói một câu Thần chú nào đó liền có thể khởi động hệ thống động lực của phi cơ, cũng giống như câu ‘vừng ơi mở cửa ra’ của Alibaba. Nó hoàn toàn được điều khiển bằng giọng nói. Có lẽ cách giải thích này khiến con người ngày nay không thể tiếp nhận được vì thế mọi người đều coi Ramayana như huyền thoại cổ đại.
Vimana là chiến đấu cơ dũng mãnh, xe khách trên không của Ấn Độ viễn cổ (Ảnh chụp clip)
Tuy nhiên, những phát hiện trong nghiên cứu âm thanh gần đây cho thấy âm thanh không chỉ là công cụ giao tiếp mà nó còn có những công dụng vượt sức tưởng tượng. Vào những năm 1960 của thế kỷ 20, nhà khoa học Thụy Sĩ Hans Jenny đã công bố bức ảnh khiến cả thế giới sửng sốt.
Âm thanh, Thần chú và hình ảnh tương ứng kỳ diệu
Hans Jenny đặt cát thạch anh lên tấm kim loại đường kính 60 cm được gắn vào một bộ dao động. Bộ tạo dao động mà ông dùng thực chất là một bộ máy rung, sau đó ông bật nhạc để cho miếng kim loại rung động. Kết quả lả cát thạch anh hiển hiện ra các hình tượng khác nhau với các loại âm thanh khác nhau.
Nếu là âm tần số thấp, cát sẽ hình thành những hình tròn đơn giản. Khi tần số cao lên, số lượng vòng tròn đồng tâm sẽ tăng lên. Khi thử nghiệm với các loại nhạc khác nhau, ông chợt có ý tưởng phát ra một loại âm thanh kỳ lạ. Đó chính là, ông niệm âm “Om” – chữ đầu tiên trong câu thần chú phổ biến trong Phật giáo – Om Mani Padme Hum – Lục Tự Đại Minh Chú. Ông vừa đọc được câu chú này trong một cuốn sách giới thiệu về Tây Tạng và muốn thử dùng nó. Sau đó, sự việc kỳ lạ xảy ra. Cát thạch anh trên tấm kim loại dần dần kết hợp thành một hình ảnh cực kỳ phức tạp. Hình ảnh này còn khiến Hans vô cùng kinh ngạc bởi nó quá giống với biểu tượng Mandala trong cuốn sách ông vừa đọc.
Hình ảnh này còn khiến Hans vô cùng kinh ngạc bởi nó quá giống với biểu tượng Mandala trong cuốn sách ông vừa đọc (Ảnh chụp clip)
Mandala là từ tiếng Phạn – ngôn ngữ Ấn Độ cổ, ý nghĩa có thể dịch là “bánh xe tròn đầy đủ” (viên luân cụ túc). Đại ý là bên trong nó với vô tận các hình tròn đan xen với nhau có chứa tất cả bí mật của sinh mệnh và vũ trụ. Mandala thường xuất hiện trong Phật giáo Mật tông và mật pháp của một số tôn giáo cổ Ấn Độ. Nó đại biểu cho một loại mô hình của vũ trụ, cũng đại biểu cho phương thức vận hành năng lượng của người tu hành.
Vậy Thần chú có thực sự có hình ảnh, phù hiệu và năng lượng đặc biệt tương ứng không? Hans Jenny không cách nào có thể đưa ra câu trả lời. Ông chỉ có thể hết lần này tới lần khác tiến hành lặp lại thực nghiệm này và đều cho ra rất nhiều hình dạng Mandala khác nhau.
Nghiên cứu của Hans đã mở đầu cho trường phái khoa học mới, gọi là “Thanh lưu học”. Khi mọi người nhận ra sự kỳ diệu này của âm thanh, trên khắp thế giới diễn ra hàng loạt các cuộc thực nghiệm liên quan.
Vào năm 1950, nhà nghiên cứu nông nghiệp người Mỹ George Smith mô phỏng nghi thức “Thần bầu trời” của thổ dân Úc để làm một thí nghiệm. Ông gọt thanh gỗ thành một hình đặc biệt, rồi buộc nó vào sợi dài, và quay tròn nó ở cánh đồng ngô. Kết quả cánh đồng xuất hiện hình ảnh giống như những vòng tròn đồng cánh đồng lúa mạch thần bí (crop circle).
Ông còn phát hiện rằng âm thanh phát ra khi quay tròn thanh gỗ, thân cây ngô ở gần chỗ ông thấy có vết cháy mờ, đất ở dưới cũng khô hơn ở chỗ khác. Ông Smith phỏng đoán có thể tần số âm thanh đặc biệt tác động tới hình thái của thực vật. Đó cũng là nguyên nhân khiến những vòng tròn cánh đồng lúa mạch trở nên thần kỳ.
Qua thí nghiệm này cho thấy xảy ra hiện tượng: với âm thanh đặc biệt nhất định sẽ có hình ảnh bí ẩn tương ứng liên quan như cánh đồng lúa mạch, đồng thời còn có năng lượng bất thường xuất hiện, giống như trong ví dụ Mandala.
Khi bước sang thiên niên kỷ mới, các thí nghiệm về âm thanh lại có bước tiến.
Tính phản trọng lượng của âm thanh
Một hôm, nhà vật lý học Angelo Esposito của đại học Colombia đang ở phòng thí nghiệm thu dọn đồ, ông thuận tay đặt quả bóng bàn vào trong máy phát âm tần bên cạnh, rồi bật máy; bất ngờ ông chứng kiến quả bóng bàn dần dần bay lơ lửng lên. Angelo vui mừng, nhanh chóng thay đổi tần số âm và phát hiện chỉ với âm tần nhất định thì quả bóng mới bay lên, âm tần khác nhau cũng khiến quả bóng bay lên cao thấp khác nhau.
Năm 2019, Angelo và nhóm nghiên cứu của mình đã xuất bản bài viết cho biết âm thanh cũng giống ánh sáng cũng có lưỡng tính sóng-hạt, chính là như lạp tử của ánh sáng là photon, nên lạp tử của âm thanh tương ứng cũng gọi là phonon. Phonon cũng có khối lượng nhưng nó không giống cách hiểu thông thường. Khi chịu tác động của trọng lực, chúng sẽ di chuyển theo hướng ngược, nên có thể nói phonon có khối lượng âm. Nó đẩy trọng lực. Khi bị trọng lực tác dụng, nó không rơi xuống mà lại nổi lên trên. Nó có đặc tính phản trọng lực.
Ở đây nhấn mạnh phản trọng lực rất quan trọng. Nhưng tới nay, nhóm nghiên cứu của Angelo mới chỉ dừng ở chỗ dùng âm thanh để di chuyển vật thể bay lên – quả bóng bàn với trọng lượng mức nhỏ.
Nhưng dường như, người xưa đã có những bước tiến vượt xa các nhà khoa học ngày nay. Vào thế kỷ thứ X, nhà lịch sử Arap Al-Masudi có viết một câu chuyện về việc ông tới thăm Ai Cập và đã được nghe một thông tin bí mật cổ.
Bí mật Ai Cập cổ
Al Masudi viết rằng Kim Tự Tháp được xây dựng như thế này: những người xây dựng trước tiên dùng giấy cói có phép thuật ấn vào 4 mặt dưới của phiến đá to cần phải di chuyển, sau đó dùng cây gậy bằng vàng gõ vào phiến đá đó, nó sẽ phát ra âm thanh với tần số đặc biệt. Tiếp theo là cảnh tượng kinh ngạc, phiến đá dần dần bay lên không, tới một độ cao thì dừng ở trên đó. Rồi người cầm gậy đi gõ phiến khác khiến nó bay lên nhờ sóng âm, khiến các tảng đá khổng lồ bay lên, giống như binh sĩ xếp hàng chỉnh tề sẵn sàng, từng tảng từng tảng lần lượt chầm chậm bay lên.
Trong cả quá trình này, cây gậy bằng vàng đóng vai trò quan trọng nhất. Thông thường, người cầm gậy sẽ sắp xếp các khối đá, để chúng bay lên phía trước mình khoảng 45 m thì dừng lại, giống như dừng lại để kiểm tra đội ngũ đã chỉnh tề chưa. Nó cũng giống như kiểm tra băng tải của dây chuyền sản xuất, xem sắp xếp trên băng tải có chỗ nào bị lộn xộn không để đảm bảo dây chuyền hoạt động tốt. Sau đó người cầm gậy tiếp tục gõ vào đá, phát ra hiệu lệnh, cho phép chúng tiếp tục bay, cho tới khi các tảng đá tới được vị trí cần thiết. Nhưng vẫn chưa hết, đó mới chỉ ở mức độ dây chuyền, còn có vận hành nâng lên, hạ xuống thẳng đứng.
Để vận chuyển đá lên vị trí cao quy định, người cầm gậy còn gõ vào một tảng đá nào đó, phát ra mệnh lệnh, khiến chúng bay lên cao hơn. Để vận chuyển chính xác, cần gõ liên tục để tinh chỉnh vị trí tảng đá bay.
Người cầm gậy đó giống như người điều phối tại công trường thi công, chỉ huy máy móc; lại cũng giống như nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc giao hưởng. Điều này khác xa hẳn với những gì chúng ta tưởng tượng về hình ảnh những người nô lệ cực nhọc dưới nắng gắt, bị những quản đốc cầm roi da quát mắng, dùng ròng rọc, đòn bẩy, đắp đất làm dốc để đẩy những khối đá xây dựng Kim Tự Tháp. Mà tại một nghi lễ Thần bí, họ dùng một phương thức rất nghệ thuật, cầm cây gậy vàng, gõ chỗ này, gõ vào chỗ kia, cuối cùng kiến tạo nên Kim Tự Tháp vĩ đại. Từ những gì lĩnh vực khoa học đã biết, thực sự rất khó có thể tìm ra cách nào giải thích hợp lý hơn.
Nhưng lý giải từ góc độ của ‘thanh lưu học’ mới nổi lên gần đây, thì câu chuyện trên không hề hoàn toàn huyễn hoặc.
Lạp tử âm thanh phonon có đặc tính phản trọng lực. Nó có thể khiến quả bóng bàn bay lơ lửng trên không, đương nhiên cũng có thể khiến tảng đá to bay lên. Vấn đề chỉ là chúng ta có thể tìm ra được chìa khóa vận dụng một cách hiệu quả loại năng lượng này hay không.
Kỹ thuật tương tự cũng được ghi chép lại trong “Kinh Cựu Ước“. Đó là câu chuyện người Israel dùng âm thanh của kèn dài phá hủy thành Jericho.
Tiếng kèn phá hủy thành Jericho kiên cố
Jericho là một địa điểm chiến lược của Canaan. Nếu dùng kích thước ngày nay đo lường, tường thành của nơi đây cao 9m, còn phân ra hai mặt tường trong, ngoài. Cho dù tường ngoài thành bị phá vỡ, thì muốn phá lớp tường thành bên trong cũng rất hao tổn sức, cho nên, thành phố Jericho 3.000 năm trước là một pháo đài không thể công kích. Vậy tại sao nó lại bị phá vỡ?
Trong “Kinh Thánh” viết rằng: Các binh sĩ Israel dàn quân xuất trận, nhóm các tư tế ở phía sau họ nhấc Hòm giao ước, đây cũng chính là hòm khắc 10 điều răn của Chúa. Quy cách, kích thước và nguyên liệu của Hòm giao ước đều là theo chỉ dẫn chính xác của Thượng Đế để làm ra. Phía trước nhóm người nâng Hòm giao ước, còn có 7 vị tư tế cầm kèn dài và thổi. Tất cả đoàn quân chậm rãi đi trước, đi một vòng quanh tường thành, suốt quá trình không ai nói gì, chỉ có tiếng kèn lúc trầm lúc bổng. Trước cảnh tượng này, người dân ở Jericho không hiểu chuyện gì. Sau khi hành quân, quân Israel trở về doanh trại nghỉ ngơi, coi như ngày hôm đó đã xong, không còn hoạt động gì khác. Cách tấn công thành kiểu này từ cổ chí kim chỉ có một.
Phía trước nhóm người nâng Hòm giao ước, còn có 7 vị tư tế cầm kèn dài và thổi.
Người dân Jericho lúc đó có thể cho rằng người Israel không ngốc thì cũng bị hâm hoặc cùng lắm đó cũng chỉ là nghi thức tôn giáo nào đó trước khi đánh thành. Dẫu sao thì người Jericho không hiểu phong tục tín ngưỡng của người Israel, nên họ cũng chỉ biết đề cao cảnh giác. Kết quả, sáng sớm ngày hôm sau, đoàn lính Israel ‘thần kinh’ lại xuất hiện. Họ cũng lại chậm rãi diễu hành, cũng là các tư tế, kèn, Hòm giao ước, cũng đi một vòng. Và hành động quân sự của họ trong ngày thứ 2 cũng chỉ có vậy. Sự việc cứ tiếp diễn như thế trong 6 ngày.
Trước hành động kỳ quái và buồn cười này của quân Israel, người Jericho dần thờ ơ, cho rằng quân Israel không thể nào tấn công được tường thành kiên cố của mình, họ chỉ diễn trò mà thôi. Nhưng tới ngày thứ 7, khi âm thanh kèn hiệu của các tư tế Israel từ xa vọng tới, quân lính bảo vệ thành Jericho tỉnh dậy, cảm thấy thật tốt, thầm cảm ơn nhờ có tiếng kèn của người Israel mà tỉnh dậy được. Đội quân Jericho còn ngái ngủ mở mắt, nghĩ hôm nay lại mấy người Israel tới đi diễu hành lòng vòng. Họ thấy đoàn quân Israel đi ở dưới thành cũng giống như nhìn ngắm xung quanh, lại còn lớn tiếng chào hỏi.
Nhưng hôm nay có điểm khác biệt, đó là quân Israel lần này đi quanh tường thành 7 vòng. Sau âm thanh kèn hiệu cuối của tư tế vang lên, đột nhiên tất cả quân lính Israel cùng nhau hô lên một tiếng rất to, sóng âm choáng ngợp khiến người Jericho sởn da gà, ngay sau đó âm thanh cực lớn cuồn cuộn từ dưới đất truyền tới. Cả thành dường như vọng lại hô ứng với tiếng hô của người Israel, cũng phát ra tiếng gầm lớn, đột nhiên tường thành sụp đổ.
Đây có thể là sự kiện duy nhất trong lịch sử ghi lại việc dùng tiếng hô hét làm sụp đổ tường thành.
Chương trình truyền hình History đã giải thích về bí ẩn ngàn năm này như sau: Trên áo giáp của các tư tế có 12 viên đá quý, khi đọc thần chú, thì sóng âm kết hợp với tần số nào đó của đá quý, đá sẽ phát ra chùm tia sáng. Sau đó, chùm tia sáng sẽ kích hoạt một cơ chế nào đó chưa rõ của Hòm giao ước. Hòm giao ước điều chỉnh tần số âm thanh của kèn phóng to hơn. Vai trò của đá quý ở đây cũng giống như của Mandala như kể ở trên, nó có một loại quan hệ đối ứng nào đó với tần số âm thanh đặc biệt. Có điều, đá quý lại phát huy tác dụng như công tắc trung gian, khởi động Hòm giao ước. Hòm giao ước có vai trò thiết bị âm thanh, khuếch đại âm, khiến vật liệu xây tường thành và tần số của kèn sinh ra cộng hưởng, từ đó phá sập tường thành.
Qua các câu chuyện trên có thể thấy nguyên lý động lực của máy bay ngày nay là khí động học, còn máy bay Vimana của Ấn Độ cổ xưa thì nguyên lý khí động học của nó là gì? Có lẽ động lực có từ tần số âm thanh đặc biệt. Năng lượng của âm thanh có thể khiến tảng đá lớn bay lên không trung, có thể phá đổ tường thành kiên cố, thì việc lái máy bay là việc nhỏ. Hình ảnh đối ứng của nó là Mandala. Mandala là mật mã và mở khóa khởi động năng lượng.
Đối với người phương Đông, điều này cũng có thể rất dễ lý giải qua hiện tượng bùa chú.
“Bùa” là hình ảnh đặc biệt, còn “chú” là âm thanh đối ứng với hình ảnh đó; hai cái kết hợp cùng nhau liền mở ra cánh cửa năng lượng, phóng thích ra năng lượng đặc biệt.
Nguồn: NTDVN
- Vũ khí của các vị thàn: Sử thi Mahabharata và vụ nổ nguyên tử 12.000 năm trước
- Lưỡi tầm sét, “vũ khí hạt nhân” của các vị thần xuất hiện trên mặt trống đồng Việt Nam?
- Bằng chứng xuất hiện vũ khí hạt nhân và máy móc trong các văn bản cổ xưa ngàn năm