Dấu tích người khổng lồ: Những bí ẩn chưa có lời giải đáp

Vào cuối những năm 1950, nhiều hóa thạch xương khổng lồ đã được phát hiện trong các thung lũng của Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc điều tra đã chứng thực rằng nó thập phần giống với xương người, chỉ là về kích thước thì chúng to lớn một cách đáng kinh ngạc…

Ảnh minh hoạ: Shutterstock.

Xin chào các bạn! Bạn nghĩ hình ảnh dưới đây là cái gì? Một dấu chân hóa thạch rất lớn! Vâng, nó giống như dấu chân của người khổng lồ. Có lẽ đây là bằng chứng về sự tồn tại của người khổng lồ trong truyện cổ tích chăng?

Những câu chuyện thần thoại và truyền thuyết mà tôi thường nghe khi còn nhỏ đều nhắc đến “người khổng lồ”.

Giống như nhân vật “Odyssey” trong thần thoại Hy Lạp, nhân vật chính trong đó đã từng trôi dạt trên một hòn đảo, gặp một người khổng lồ một mắt, và chiến đấu với anh ta.

Trong “Truyện cổ Grimm” có câu chuyện kể về một người đàn ông tên là “Jack” đã trèo lên cây đậu để gặp một người khổng lồ. Cũng đề cập đến “Vương quốc người khổng lồ” trong “Những cuộc phiêu lưu của Gulliver”; và trong cuốn sách có tên “Thái Bình quảng kí” của Trung Quốc, có một câu chuyện, trong đó một nhóm phụ nữ đi thuyền, vì để tránh giông bão, họ bị trôi dạt lên một hòn đảo, kết quả bị một nhóm người khổng lồ trên đảo bắt giữ, và bị sai khiến đi may quần áo cho họ.

David đối mặt với Goliath trong bức tranh in thạch bản năm 1888 của Osmar Schindler (Nguồn: Wikipedia)




Từ các câu chuyện kể trên cho thấy, có vẻ như những người khổng lồ đã từng tồn tại. Nhưng kể từ thế kỷ 19, sau khi Darwin đề xuất “thuyết tiến hóa”, những người được gọi là “chuyên gia nhân chủng học” đã tin rằng không thể tồn tại những người khổng lồ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ những phát hiện khảo cổ liên tục về dấu tích người khổng lồ, cùng với những nghi ngờ ngày càng gia tăng gần đây về “thuyết tiến hóa” do Darwin đề xuất, khiến người ta phải tư duy lại, rằng liệu “người khổng lồ” trong truyền thuyết cuối cùng có phải là thực sự tồn tại không?

Hôm nay chúng tôi sẽ nói chuyện với các bạn về “dấu chân” của người khổng lồ, nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, hãy tiếp tục theo dõi câu chuyện nhé!

Dấu chân khổng lồ ở một thị trấn nhỏ ở Nam Phi
Vào năm 1912, một thợ săn tên là Stoffel Coetzee đã vô tình giẫm phải dấu chân khổng lồ ở thị trấn Mpuluzi của Nam Phi, nằm ở phía đông bắc của Mpumalanga, gần Swaziland. Theo các nhà khảo cổ học, nó có niên đại khoảng 3,1 tỷ năm tuổi; người dân địa phương gọi đó là “Dấu chân của Golias”. Nó dài khoảng 1,2 mét (4 feet) và hình dạng dường như hoàn toàn tương đồng với bàn chân của con người. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về dấu chân khổng lồ này đã tồn tại bao lâu, nhưng theo các ước tính, độ tuổi của nó nằm trong khoảng từ 200 triệu đến 3 tỷ năm.




Ảnh chụp từ video của Epoch Times.

Nhà nghiên cứu di sản người Áo, Klaus Dona và nhà thám hiểm kiêm nhà văn người Nam Phi, Michael Tellinger đã đến địa điểm có dấu chân khổng lồ. Theo quan điểm của họ, nếu dấu chân đó do một người khổng lồ để lại, thì chiều cao của người khổng lồ này ít nhất là 7 mét.

Dấu chân được khảm trong một khối đá granite “phenocrystic”, hoặc còn gọi là đá granit porphyr thô, trải qua các giai đoạn ngưng kết khác nhau, hình thành trên bề mặt các hạt có kích thước khác nhau. Phần dấu chân cũng có hình dáng tương tự, có nghĩa là nó đã trải qua một quá trình hóa thạch, và khó có thể là do chạm khắc nhân tạo.




Ông cũng nói rằng những dấu vết trên mặt của khối đá cho thấy rõ ràng rằng sự chuyển động của bản khối đại lục đã đẩy khối đá lên bề mặt. Để xác định tuổi chính xác của dấu chân, vẫn cần thêm các kết quả kiểm trắc khoa học.

Một số người nói đây hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiên, rằng đó chỉ là một khối đá tự nhiên? Ông Tellinger bác bỏ quan điểm này. Ông dẫn lời Pieter Wagener, một nhà toán học tại Đại học Port Elizabeth ở Nam Phi, nói một cách châm chọc: “Khả năng một tiểu lục nhân ngoài không gian dùng lưỡi liếm ra hình dạng này còn lớn hơn khả năng nó được hình thành bởi xói mòn tự nhiên!”

Còn ông Dona tin rằng, địa cầu đã trải qua nhiều tai nạn trước đây, tuyệt đại bộ phận nhân loại và động vật đều bị tiêu diệt, chỉ còn một số ít sống sót. Ông cảm thấy rằng, nếu chúng ta tiếp tục phát triển theo con đường khoa học hiện đại, tranh chiến lẫn nhau và phá hoại thiên nhiên, nhân loại sẽ tự đẩy mình đến sự diệt vong một lần nữa.

Ông Dona cũng liên kết dấu chân khổng lồ này với “di cốt của người khổng lồ” được phát hiện ở Ecuador.

Dấu chân của một người khổng lồ dài gần 90cm được tìm thấy ở Kansas, Mỹ (ảnh: Floyd M. Gurley)




Năm 1964, gia đình linh mục Công giáo Carlos Vaca đã phát hiện một số di cốt khổng lồ trong một thung lũng ở miền nam Ecuador. Ông Dona đã tìm đến linh mục Vaca và đưa một số di cốt trong số chúng về Áo làm vật trưng bày trong triển lãm “Những bí ẩn chưa được giải đáp” của mình.

Sau khi được nhiều chuyên gia xác định, một trong số đó là xương gót chân và một là xương chẩm, cả hai đều thuộc sở hữu của một người khổng lồ cao 7,6 mét. Thật không may, di cốt đã quá lâu, không cách nào để có thể trích xuất DNA cho nghiên cứu của chuyên gia.

Vào cuối những năm 1950, nhiều hóa thạch xương khổng lồ đã được phát hiện trong các thung lũng của Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc điều tra đã chứng thực rằng nó thập phần giống với xương người, chỉ là về kích thước thì chúng to lớn một cách đáng kinh ngạc. Trong số di tích khảo cổ, người ta phát hiện một trong những xương đùi dài tới 120 cm. Tính theo tỷ lệ này thì “người” này cao 5m, gọi anh ta là người khổng lồ thì không ngoa chút nào.

Dấu chân trong bức ảnh này được Tiến sĩ CN Dougherty cho thấy trong cuốn sách “Thung lũng của những người khổng lồ” (Valley of the Giants) – một dấu chân khổng lồ được tìm thấy ở Kansas, Hoa Kỳ. Nhìn vào kích thước dấu chân này mà ước lượng, thì người này cao khoảng 7,62 mét.




Một cặp dấu chân khổng lồ trong ngôi đền Ain Dara
Một cặp dấu chân khổng lồ khác cũng được tìm thấy ở phía tây bắc của Aleppo, Syria – đó là ngôi đền Ain Dara, có lịch sử bắt nguồn từ thời kỳ đồ sắt hàng nghìn năm trước. Ali Abu Assaf, một người khai quật nói rằng: ngôi đền tồn tại từ năm 1300 trước Công nguyên đến năm 740 trước Công nguyên, và nó được xây dựng sớm hơn ngôi đền Solomon.

Ngôi đền Ain Dara được chia thành ba bộ phận: hành lang, tiền sảnh và đại sảnh (bao gồm cả điện thờ). Trang trí bên trong có hàng trăm đồ tượng chạm khắc, chẳng hạn như sư tử, thiên sứ, linh vật, thần núi, thiết kế hình học, v.v., thể hiện chứng tích huy hoàng trong quá khứ của nó.

Đặc biệt nhất là trên nền đá có khắc 4 dấu chân khổng lồ, mỗi dấu chân dài khoảng 1m. Hai trong số chúng được đặt ở hành lang lối đi vào, bài trí ở hai bên; cái còn lại ở phía trước của hai cái; còn một cái nữa ở đại sảnh.

Ảnh chụp từ video của Epoch Times.




Vì hai dấu chân cuối cùng là dấu chân trái và phải, chúng cách nhau khoảng 9 mét, nên một số người suy đoán đây có thể là dấu vết một bước chân của người khổng lồ lưu lại. Nếu người khổng lồ này có thể đạt tới 9 mét trong một bước, thì chiều cao của người này phải là khoảng 20 mét.

Tuy nhiên, những dấu chân khổng lồ này là do người khổng lồ lưu lại, hay do Thần linh lưu lại? Còn có các nguyên lai khác không? Ý nghĩa đại biểu của nó là gì? Cho đến nay vẫn chưa ai có câu trả lời chính xác cho những bí ẩn này.

Ngón tay khổng lồ của người Ai Cập
Cho đến nay, bằng chứng có lực ảnh hưởng nhất đến sự tồn tại của người khổng lồ là bức ảnh di vật ngón tay dài 38cm được Gregory Spörri, một doanh nhân người Thụy Sĩ, 56 tuổi, công bố vào năm 2012 trên trang web của Đức, “BILD.de”. Ông Gregory Spörri tuyên bố rằng mình đã nhìn thấy ngón tay khổng lồ được ướp xác ở Ai Cập vào những năm 1980.

Ảnh chụp từ video của Epoch Times.




Ông cho biết đã đi du lịch đến Ai Cập vào năm 1988. Vào ngày cuối cùng của chuyến đi, ông đã gặp một ông lão tự nhận là kẻ trộm mộ tại Bir Hooker, cách Cairo 100km về phía đông bắc. Ông lão yêu cầu ông trả 300 đô la và cho ông xem một ngón tay khổng lồ.

Ông mô tả rằng, ngón tay được đặt trong một gói hình bầu dục và bốc ra mùi mốc. Sau khi mở ra, những chiếc móng bị hư hỏng vẫn còn hiện rõ, có vết mốc trên da bị rách. Ông lão cũng cho xem hai tài liệu từ những năm 1960 minh chứng đó là ngón tay người khổng lồ, một là phim chụp X-quang, hai là giám định thư mà bác sĩ xác nhận đó là ngón tay người.

Ông lão khẳng định ông không bán ngón tay của người khổng lồ, ông nói với Spörri rằng những món đồ mà gia đình ông lấy trộm được từ ngôi mộ đều có thể bán được, ngoại trừ ngón tay này. Cuối cùng, Spörri chỉ chụp một vài bức ảnh, một trong số đó là tờ tiền dài 15cm đặt cạnh ngón tay để so sánh.

Spörri sau đó quay trở lại Ai Cập để truy tìm ông lão và ngón tay người khổng lồ, nhưng tất cả đều đã biến mất.

Ngày nay, nếu một người cao tới trên 2m một chút, đã có thể được gọi là ‘người khổng lồ’. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Liên hợp quốc vào năm 1983, nam giới khổng lồ cao nhất vào thời điểm đó là Makhnov người Belarus với chiều cao 2,85 mét; nữ khổng lồ cao nhất là Allen của Hoa Kỳ với chiều cao 2,32 mét. Vào ngày 21/3/1987, “Nhật báo Nội Mông” đưa tin Gabriel Mojani, một người lao động bình thường 39 tuổi ở Mozambique, Châu Phi, cao 2,63 mét và được ghi vào danh sách người cao nhất thế giới theo “Kỷ lục Guin của Thế giới”.




Nhưng không phải ai cũng tin rằng những hiện vật cổ đại này có thể chứng minh sự tồn tại của người khổng lồ. Trên thực tế, nhiều người cho rằng đây chỉ là một câu chuyện hoang đường do người xưa dựng nên. Nhưng nếu người khổng lồ chỉ là một huyền thoại, tại sao chúng ta lại thấy những dấu chân “siêu lớn” trên khắp thế giới, và ngay cả dấu tích cuộc sống của họ? Và tại sao tuổi và lịch sử của những dấu chân này lại nằm ngoài phạm vi nhận thức của chúng ta?


Mọi người đều nói rằng bất cứ nơi nào chúng ta bước đi, chúng ta sẽ lưu lại dấu tích. Vậy những dấu chân được phát hiện này cho chúng ta biết điều gì?

Nếu trong đầu bạn có câu trả lời thì nhớ để lại lời nhắn chia sẻ cho chúng tôi, hẹn gặp lại các bạn vào lần sau nhé!

Nguồn: DKN – Theo Epoch Times

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *