Người da màu đầu tiên giữ bằng sáng chế, kiếm tiền từ phát minh của mình để giải thoát gia đình khỏi ách nô lệ

Thomas Jennings là người da màu đầu tiên giữ bằng sáng chế. Câu chuyện sau nói về Thomas Jennings và vì sao ông phải trả tiền ra để có thể mua lại được gia đình của mình. Thomas Jennings (1791-12/2/1856), một người Mỹ gốc Phi được sinh ra ở New York là một trong những người đứng đầu trong phong trào bãi bỏ nô lệ, gây dựng gia tài của mình với việc phát minh ra phương pháp giặt khô. Jennings chỉ 30 tuổi khi ông nhận bằng sáng chế vào tháng 3, 1821 (mã US 3306x), đồng thời cũng trở thành người da đen đầu tiên mà sở hữu bằng sáng chế cho phát minh của mình.

dm1

Thomas Jennings (1791-12/2/1856)

Tiểu sử

Jennings được sinh ra vào năm 1791 tại thành phố New York. Ông đã trở thành một thợ may và dần dần mở ra một trong những cửa hàng quần áo đứng đầu New York.Trong thời gian này, ông nhận được rất nhiều lời than phiền về quần áo của họ luôn bị vấy bẩn – chính vì loại chất liệu thời đó rất khó để có thể tẩy rửa các vết đất bằng các phương pháp thông thường, Jennings đã bắt đầu nghiên cứu về một hỗn hợp làm sạch.




Phát minh ra giặt khô

Thomas thử nghiệm thông qua các hợp chất làm sạch khác nhau trên các loại vải cho tới khi hỗn hợp đó đạt tỷ lệ phù hợp. Ông gọi nó là “cọ rửa khô” (dry scouring), một quá trình mà bây giờ được đặt tên lại là giặt khô.

dm2

Chiếc máy phục vụ cho việc giặt khô.

Ông đã tiến hành nộp hồ sơ vào năm 1820 và được cấp bằng sáng chế cho “cọ rửa khô” (bằng sáng chế này đã bị cháy trong quá trình lưu trữ). Cho dù vậy, phương pháp sử dụng dung môi để rửa sạch quần áo này đã được biết đến và sử dụng rộng rãi.




Nhờ những đồng tiền đầu tiên kiếm được thông qua bằng sáng chế này, Jennings đã “mua” lại gia đình của mình, giải phóng họ khỏi ách nô lệ – gồm có người vợ Elizabeth và các con (theo luật bãi bỏ năm 1799 của New York, bà đã được chuyển đổi sang trạng thái của một người hầu bị cầm giữ và không đủ điều kiện giải phóng hoàn toàn cho đến năm 1827). Sau này, hầu hết thu nhập của ông được dành cho các hoạt động bãi bỏ nô lệ. Năm 1831, Jennings trở thành trợ lý thư ký cho Hội nghị thường niên dành cho người da màu đầu tiên ở Philadelphia.

Vấn đề pháp lý

May mắn cho Jennings, ông đã được nhận bằng sáng chế vào đúng thời điểm. Bộ luật về bằng sáng chế của Hoa Kỳ từ 1793 đến 1836 thì cả nô lệ lẫn công dân thường đều có thể nộp hồ sơ cho phát minh của mình. Nhưng trong năm 1857, một chủ nô tên là Oscar Stuart đã đăng ký cho “cạo bông đôi”, vốn là một phát minh của một người nô lệ tên Ned. Stuart cho rằng “chủ nô chính là người thừa hưởng thành quả của nô lệ, cả sức lao động lẫn trí tuệ”.




Năm 1858, văn phòng bằng sáng chế Hoa Kỳ đã thay đổi các quy định của mình để đáp lại vụ kiện của Tòa án tối cao liên quan đến bằng sáng chế của Stuart có tên Oscar Stuart v. Ned. Tòa án phán quyết về phía Stuart, cho rằng nô lệ không phải là công dân và không thể được cấp bằng sáng chế. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, vào năm 1861, Liên bang Hoa Kỳ đã thông qua luật cấp quyền cho nô lệ, và năm 1870 thì đã thông qua luật sáng chế trao cho tất cả đàn ông Mỹ bao gồm cả người da đen quyền đối với các phát minh của họ.

Những năm cuối đời

Con gái của Jennings, cùng tên với mẹ – Elizabeth – là một nhà hoạt động giống ông, là nguyên đơn trong một vụ kiện mang tính lịch sử sau khi bị ném ra khỏi xe điện ở thành phố New York khi đang trên đường đến nhà thờ. Nhờ sự giúp đỡ từ cha của cô, Elizabeth đã kiện Công ty đường sắt Đại lộ số ba vì sự phân biệt đối xử và đã thắng kiện vào 1855. Một ngày sau phát quyết, công ty đã phải ra lệnh cho những chiếc xe của mình bị hủy bỏ sự tách biệt da màu. Sau vụ việc, Elizabeth tiếp tục tổ chức một phong trào chống phân biệt chủng tộc trong giao thông công cộng trong thành phố; các dịch vụ vốn được cung cấp bởi các công ty tư nhân.




Cùng thời gian đó, Thomas là một trong những nhà sáng lập ra Hiệp hội quyền pháp lý, một nhóm tổ chức các thách thức đối với sự phân biệt đối xử và phân biệt và có được đại diện pháp lý để đưa các vụ kiện ra tòa. Jennings đã chết vào 1856, chỉ vài năm trước phong tục mà ông đã đấu tranh – nô lệ – được bãi bỏ.


dm3

Elizabeth Jennings Graham, một nhà hoạt động da màu, con gái của Thomas Jennings.

Di sản

Thomas và con gái của mình đã có nỗ lực để phá bỏ cách ly chủng tộc ở các cơ sở hạ tầng công cộng, một phong trào tồn tại cho tới kỉ nguyên dân quyền một thế kỷ sau đó. Thật vậy, bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” năm 1963 của tiến sĩ Martin Luther King Jr, ở Washington, đã lặp lại những lời kết tội mà gia đình Jennings đã bày tỏ và chiến đấu một trăm năm trước.

Không chỉ nhờ phát minh ra phương pháp “giặt khô” mà vẫn được sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay, Jennings đã tạo ra các bước đi đầu trong phong trào bãi bỏ, giải phóng người da màu khỏi ách thống trị của sự phân biệt chủng tộc.

Nguồn: Thoughtco.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *