Dù có diện tích khiêm tốn nhưng số lượng bảo vật chứa đựng bên trong khiến hậu thế phải ngơ ngác ngỡ ngàng truy tìm thân thế chủ nhân của ngôi mộ.
Những ngôi mộ của vương tôn quý tộc thường được xây vô cùng rộng lớn, tuy nhiên, lại xuất hiện một ngôi mộ chỉ rộng có 30 mét vuông nhưng những bảo vật khai quật được bên trong nó lại có giá trị lên tới hơn 50.000 NDT (gần 178 tỷ đồng).
Đây là điều cực hiếm gặp trong lịch sử Trung Quốc. Chủ nhân ngôi mộ này liệu có phải người ham mê tiền tài? Bỏ vào trong nhiều bảo vật như vậy, không sợ những tên trộm mộ sao? Tại sao không truyền lại cho con cháu mà lại biến chúng trở thành đồ tùy táng như vậy?
Với những nghi vấn này, các nhà khảo cổ đã tiến hành khảo nghiệm và phát hiện rằng có rất nhiều nước trong lăng mộ. Mọi người khi ấy đều sững sờ, phải chăng ngôi mộ sẽ bị phá hủy bởi nước. Tuy nhiên, sau khi khai quật, lăng mộ vẫn còn nguyên vẹn, hơn 5000 bảo vật với giá trị văn hóa, lịch sử rất cao đã được khai quật.
Đối mặt với quá nhiều bảo vật như vậy đã khiến cả cộng đồng các nhà khảo cổ phải sửng sốt. Chúng còn phong phú hơn cả những bảo vật được tìm thấy trong lăng mộ nhà Minh.
Trong số hơn 5.300 bảo vật, có đến 400 đồ vật bằng vàng, bạc, ngọc và hơn 3.400 đồ trang sức. Tất cả đều được khảm bằng hồng ngọc, ngọc bích, opal và các loại đá quý quý hiếm khác. Chỉ cần tùy ý lấy ra một viên cũng là vô giá.
Trong số những bảo vật được phát hiện, có một chiếc đỉnh mũ bằng vàng được gắn viên sapphire hơn 200 carat rất bắt mắt. Các nhà khảo cổ học dù đã nghiên cứu không biết bao nhiêu tư liệu trong và ngoài nước cũng không tìm thấy viên sapphire nào lớn như vậy. Hơn nữa viên sapphire này còn đạt đến độ tinh khiết cao, không hề có tạp chất.
Ngoài ra, ở đây còn lưu giữ một bảo vật là một viên bạch ngọc bích được tạc hình rồng, dưới đế dát vàng để làm vật trang trí trên đỉnh mũ. Phía dưới đế không chỉ là vàng mà còn được gắn trang trí bởi những viên hồng ngọc, ngọc bích, hắc bảo thạch, lục tùng thạch. Dù đặt ở đâu cũng đều trở nên nổi bật, là một món đồ gia công cực hiếm gặp.
Không chỉ vậy còn tìm được một chiếc đỉnh mũ được dát vàng và đá quý, trên thế giới sẽ không có chiếc thứ hai. Viên bảo thạch phía trên nặng hơn 200 carat. Những bảo vật này đều cho chúng ta cảm giác thân phận chủ nhân ngôi mộ này chính là hoàng đế. Trên đầu mang những viên ngọc quý giá như vậy, còn có rất nhiều loại khác nhau để thay thế, thực sự vô cùng cao quý.
Sau đó, các nhà khảo cổ và lịch sử học phát hiện, chủ nhân của ngôi mộ là Lương Trang Vương thời Minh. Ông là chắt của Chu Nguyên Chương và em trai của Chu Chiêm Cơ (Minh Tuyên Tông).
Vì là người trong hoàng thất nên hoàn toàn không kỳ lạ khi nắm trong tay nhiều bảo vật như vậy. Theo sử sách ghi lại, do Lương Trang Vương không có con cháu nên sau khi chết đi đã mang theo toàn bộ báu vật trong nhà vào mộ.
Nhưng cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra. Từ thời Minh đến nay đã có vô số tên trộm mơ ước được vào lăng mộ này. Theo dân gian cũng có lưu truyền rằng lăng mộ đã bị trộm không ít lần.
Tuy nhiên, sau khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, các nhà khảo cổ xác nhận rằng ngôi mộ này chưa từng bị đánh cắp. Thiết kế ngôi mộ thực sự hoàn hảo, người thiết kế thực sự là thiên tài khi đã chặn đứng những kẻ có ý định lăm le trộm mộ hàng trăm năm nay. Tưởng tượng nếu số bảo vật này bị đánh cắp, thực sự là một tổn thất lớn đối với lịch sử và văn hóa Trung Hoa.
Nguồn: SH
- Tung tích bảo vật 4000 tỷ khiến cháu trai Từ Hi Thái Hậu chết cũng không buông tay
- Báu vật thất truyền 2400 năm được khai quật từ mộ cổ khiến thế giới “thất kinh” vì thay đổi cả lịch sử
- Cổ vật “nhọ” nhất lịch sử: Làm từ 3,5 tấn ngọc quý nhưng bị đem vào chùa muối dưa