Mở ra ngôi mộ hoàng đế đã bị đánh cắp, các nhà khảo cổ không khỏi kinh ngạc khi nhìn thấy thứ ông vẫn nắm chặt trong tay

Lăng mộ của hoàng đế Quang Tự tuy đã bị đánh cắp vào năm 1938, xương cốt văng vãi khắp nơi, tưởng rằng chẳng còn thứ gì nguyên vẹn, nhưng các nhà khảo cổ lại phát hiện trong tay hoàng đế vẫn nắm chặt một bảo vật vô giá.

Hoàng đế Quang Tự là một vị hoàng đế rất có chính kiến của bản thân nhưng lại chịu sự quản giáo nặng nề của Từ Hi thái hậu trong suốt cuộc đời của mình. Ông tuy chủ trương “Phong trào Cải cách năm 1898 – Bách Nhật Duy Tân” nhưng Từ Hi lại trong ngoài bất nhất, ngoài mặt tỏ vẻ hợp tác nhưng bên trong thực chất lại ngăn cản, cuối cùng thậm chí còn giam cầm ông tại Doanh đài, khiến ông chỉ có thể lực bất tòng tâm.

Trên thực tế, với địa vị của Quang Tự lúc bấy giờ không thể thực hiện được giấc mơ biến Trung Hoa thành cường quốc, tuy nhiên, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lại không ngừng ở sau lưng kích động Từ Hi nhốt vị hoàng đế còn chưa thực sự thành thục này lại, thẳng tay diệt bỏ hoàng đế Quang Tự, chặt đứt cành cây ngọn cỏ cuối cùng có thể cứu lấy vương triều Đại Thanh.

Chân dung hoàng đế Quang Tự




Về sau, Hoàng đế Quang Tự băng hà một cách vô cùng kỳ lạ. Hậu thế đưa ra rất nhiều giả thuyết về bí ẩn này, nhưng hầu hết đều nghiêng theo hướng Từ Hi thái hậu đã nhẫn tâm ra tay đầu độc Quang Tự đế. Những nhà khảo cổ học sau này cũng đã chứng minh được Hoàng đế Quang Tự thực sự đã bị đầu độc chết, nhưng chưa chắc đã do Từ Hi thái hậu làm.

Từ Hi Thái hậu qua đời vào ngày thứ hai sau khi Quang Tự qua đời nên tang lễ hai người gần như được tổ chức cùng một ngày. Hai mẹ con tương khắc với nhau là vậy nhưng đến lúc chết vẫn cùng nhau xuống địa phủ, thực sự là một mối quan hệ kỳ lạ.

Tuy nhiên, có một điều đáng nói ở đây là lăng mộ của Từ Hi thái hậu và hoàng đế Quang Tự có sự khác biệt rất lớn về quy mô cũng như số lượng đồ tùy táng trong mỗi lăng mộ. Có thể nói lăng mộ của Từ Hi thái hậu là một kho báu khổng lồ với vô số ngọc ngà châu báu. Sau này, khi Tôn Điện Anh lật tung lăng mộ của Từ Hi, sau khi bỏ thi thể thái hậu ra ngoài đã cướp đi toàn bộ báu vật bên trong, ước chừng đến vài chục rương báu.

Lăng mộ không còn nguyên vẹn




Mà lăng mộ của Hoàng đế Quang Tự lại khá đơn giản, đồ tùy táng so với Từ Hi thái hậu ít hơn rất nhiều nhưng cũng không thoát khỏi số phận bị đánh cắp vào năm 1938. Khi đó, các binh lính thất trận đã trốn chạy khắp nơi và trở thành cướp. Lăng mộ của hoàng tộc nhà Thanh do không có người trông coi đã khiến nhóm cướp nảy ra ý định đào mộ cướp tài sản.

Sau khi lật mở lăng mộ của Quang Tự, chúng đã cướp đi toàn bộ báu vật bên trong, ngay cả thi thể của ông cũng không may mắn thoát khỏi.

Mười mấy năm sau, các nhà khảo cổ một lần nữa khám phá ra lăng mộ đã bị phá hủy, phát hiện một bên chân còn mang giày rồng của Hoàng đế Quang Tự “vắt vẻo” bên ngoài, các mảnh xương cốt nằm rải rác, vô cùng thảm hại.

Đôi vòng ngọc Quang Tự đế nắm chặt trong tay




Giếng cổ liên tục phát ra âm thanh ‘thùng thùng’ kỳ quái: 6 năm đào bới cật lực, chuyên gia phát hiện chân tướng đáng kinh ngạc!
Bảo vật ‘ngủ quên’ trong Tử Cấm Thành: ‘Ông trùm’ ra giá bằng 10 chiếc Mercedes nhưng vẫn bị từ chối
Các nhà khảo cổ khi vừa bước vào đều rất thất vọng và định rời khỏi lăng mộ này. Tuy nhiên, một nhà khảo cổ đã phát hiện trong hai tay Hoàng đế Quang Tự hình như đang nắm chặt vật gì đó. Khi mở ra mới phát hiện đó là hai bảo vật vô giá, một chiếc là Hòa Điền Ngọc, một chiếc khác là Liên Thể phỉ thúy cho nên không khỏi ngạc nhiên cùng vui mừng.


Sau đó, khi các nhà khảo cổ chuyển quan tài của Hoàng đế Quang Tự sang một bên, họ phát hiện ra bên dưới quan tài có một giếng vàng, bên trong giếng có chứa vô số bảo vật quý giá. Lần khảo cổ lăng mộ Quang Tự đế này không chỉ mang đến những khám phá lớn mà còn làm dày thêm tư liệu lịch sử về nhà Thanh.

Nguồn: SH – Theo QQ news

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *