Mong muốn trước khi mất của Gia Cát Lượng đã quá nổi tiếng ở Trung Quốc nên những kẻ đạo mộ cũng tự né tránh lăng mộ của ông.
Năm 234, Gia Cát Lượng vì lo nghĩ quá nhiều nên sinh bệnh rồi mất, hưởng thọ 54 tuổi. Sau khi mất, ông được phong Trung Vũ Hầu và được an táng tại núi Định Quân, thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Di tích này được gọi là mộ Vũ Hầu.
Là một mưu sĩ nổi tiếng nhất của thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng để lại cho hậu thế vô vàn giai thoại về cuộc đời của mình. Ngay cả khi ông mất, ngôi mộ của ông cũng thu hút rất nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, có một điều thú vị là trong suốt hàng nghìn năm nay, không có ai dám động vào ngôi mộ của ông.
Vì sao dù đã biết chính xác địa điểm nhưng hơn 1000 năm qua không ai dám trộm lăng mộ Gia Cát Lượng?
Nguyên nhân cơ bản đầu tiên phải nói đến chính là cuộc đời của Gia Cát Lượng. Sinh thời, ông là người nổi tiếng thanh liêm chính trực, thân là thừa tướng nước Thục, song không bao giờ vì có quyền cao mà mưu lợi riêng cho mình, tài sản của nhà ông cũng chẳng có bao nhiêu.
Trước khi mất, ông “muốn được an táng ở núi Định Quân, chỉ mong mộ táng sơ sài, đào một cái hố vừa đủ cho một cỗ quan tài”. Câu chuyện về mong muốn trước khi mất của Gia Cát Lượng đã quá nổi tiếng ở Trung Quốc, cho nên, không có mấy kẻ có hứng thú với mộ của ông.
Mộ Gia Cát Lượng tại núi Định Quân, thành phố Hán Trung, Thiểm Tây, Trung Quốc (Ảnh: Sohu)
Tiếp theo đó, dù Gia Cát Lượng đã dặn mọi người an táng ông ở Định Quân, tuy nhiên vì ông mất tại doanh trại nên để ổn định lòng quân, phải rất lâu sau các tướng mới cho phép phát tang. Tang lễ cũng vô cùng đơn giản. Sau đó, vua Thục là Lưu Thiện cho xây dựng đền Vũ Hầu cách mộ Vũ Hầu không xa, nhưng cũng chỉ đến đây bái tế, mà gần như rất ít khi tới mộ.
Điều này làm cho người đời nghi ngờ tính thật giả của ngôi mộ.
Đền Vũ Hầu cách mộ Vũ Hầu khoảng 100m (Ảnh: Sohu)
Cuối cùng, hai di tích mộ và đền Vũ Hầu được người dân khu vực quanh núi Định Quân bảo vệ vô cùng cẩn thận từ hàng ngàn năm nay. Đây là việc làm tự phát bởi quần chúng vô cùng mến mộ vị mưu sĩ tài ba.
Việc đào trộm ngôi mộ của một người được trí thức cả nước ngưỡng mộ không những sẽ chẳng có lợi gì, mà còn bị người đời cười chê, thân bại danh liệt.
Bởi những lý do trên, mà cho đến nay, trải qua nghìn năm biến thiên dâu bể, lăng mộ Gia Cát Lượng vẫn được bảo tồn tương đối nguyên vẹn.
Nguồn: SH
- “Cỗ máy chuyển động vĩnh cửu” tồn tại trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Điều hành 13.000 tấn thủy ngân độc hại?
- Giải đáp “bất ngờ” về bí ẩn lâu đời của các bức tranh trên đá sa mạc
- Người sống sót rời khỏi Tam giác Quỷ Bermuda kể lại cảnh tượng kinh hoàng