Bí ẩn Ngọc bội song ngư được coi là một trong 10 bí ẩn chưa được giải đáp ở Trung Quốc.
Vào tháng 5 năm 1980, nhà khoa học Peng Jiamu (Bành Gia Mộc) dẫn đầu nhóm nghiên cứu vào khu vực không có người ở – Lop Nur lần thứ ba.
Vào ngày 17 tháng 6 cùng năm, đội thám hiểm khoa học đã cạn kiệt nguồn nước, Peng Jiamu đã vi phạm quy định của đội – không ai được phép đi một mình, sau khi để lại lời nhắn, anh đã ra ngoài một mình để tìm nguồn nước và sau đó mất tích mà không để lại dấu vết gì.
Sau đó, mặc dù các hoạt động tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn được tổ chức nhiều lần nhưng đều vô ích. Và cho tới nay, lý do mất tích của Peng Jiamu vẫn còn là một bí ẩn.
Mặc dù có rất nhiều lời phỏng đoán và suy luận về cái chết và sự mất tích của Peng Jiamu. Nhưng có lẽ hầu hết mọi ý kiến đều xoay quanh Ngọc bội song ngư.
Có tin đồn rằng nhóm thám hiểm khoa học đã tìm thấy Peng Jiamu, nhưng Peng Jiamu không hề đơn độc vào thời điểm đó, và có một Peng Jiamu giống hệt như vậy bên cạnh anh ta.
Trong khoảng năm 1957 đến năm 1962, di chỉ của một thành cổ tại Lop Nor (Tân Cương, Trung Quốc) được phát hiện, nhiều thanh niên đã tới đây để tìm kiếm cổ vật, nhưng sau đó không rõ chuyện gì đã xảy ra khiến tất cả những người này không chết thì cũng bị điên. Những người bị điên trông giống như bị ma nhập, nhưng lại có những hành vi hoạt bát lạ thường. Sau một thời gian, lần lượt những người này đều chết. Khi xét nghiệm thi thể, người ta phát hiện có một loại độc tố còn xót lại trong dạ dày. Đó là một loại thực vật lạ và có thể chính loại thực vật này đã khiến họ phát điên.
Không lâu sau vụ mất tích của Peng Jiamu, chính phủ Trung Quốc đã lật lại bản án và cho người điều tra sự kiện này. Một chi tiết trong báo cáo điều tra cho thấy, thời tiết lúc đó dị thường, cảnh vật xung quanh bỗng thay đổi trong một thời gian ngắn, sau đó lại trở lại bình thường.
Tuy đội điều tra gặp sự cố nghiêm trọng, nhưng đã phát hiện ra một cơ sở vật chất kỹ thuật còn nguyên vẹn, trong đó có rất nhiều thiết bị. Người ta đã tiến hành kiểm tra các thiết bị này và phát hiện ra Ngọc bội song ngư.
Cái tên Ngọc bội song ngư được xuất phát không phải vì ngoại hình của nó, thay vào đó cái tên này xuất hiện là do lần đầu tiên nhân viên nghiên cứu phát hiện được khả năng đặc biệt của nó, là khi họ đang dùng một con cá làm thí nghiệm, miếng ngọc đột nhiên khởi động, sao chép ra một cá giống y hệt con dùng để làm thí nghiệm. Thế nhưng chi tiết về thí nghiệm này được diễn ra như thế nào thì cho tới nay vẫn còn là một bí mật.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với miếng ngọc bội này bằng một con cá. Kết quả là miếng ngọc đã sao chép ra một con cá giống hệt với con cá ban đầu được lấy ra thí nghiệm. Sau đó họ thử đánh dấu vào một bên thân của con cá được sử dụng trong thí nghiệm và sau khi được sao chép, con cá được tạo ra cũng có vết đánh dấu tương tự với con cá gốc nhưng ở bên ngược lại. Tiếp đến, họ dùng một con cá khác và tiêm thuốc độc cho nó, kết quả là con cá chết ngay lập tức, nhưng con cá mà miếng ngọc sao chép ra lại là một con cá sống và nó chết sau 7 tiếng đồng hồ. Các nhà khoa học cho ra kết luận rằng cả hai con cá có mối quan hệ mật thiết với nhau, thực chất chúng vẫn là con cá ban đầu nhưng tồn tại ở hai thời không và có trạng thái khác nhau.
Sau các thí nghiệm lần lượt, các nhà nghiên cứu đã đưa kết luận rằng, Ngọc bội song ngư là một “cỗ máy thời gian hay một thiết bị dịch chuyển vật chất” hiện đại vượt qua cả nền văn minh nhân loại.
Có rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích cho những sự việc xảy ra quanh miếng ngọc bội bí ẩn này.
Một giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là Peng Jiamu không hề mất tích, mà thực ra đã bị Ngọc bội song ngư “biến” thành hai Peng Jiamu, và chính quyền đành phải tuyên bố Peng Jiamu mất tích.
Một giả thuyết khác được đưa ra là trong khu thành cổ đó có một loại thực vật có chứa virus gây ra một căn bệnh lạ. Những người tham gia cuộc điều tra định mệnh đó đã ăn phải loại thực vật này và phát bệnh, những người khác vì tiếp xúc phải chất dịch của người bệnh mà lây nhiễm loại virus đó.
Cũng có giả thuyết khác kém kỳ bí hơn được đưa ra là có thể những người trong đội điều tra đã gặp phải bão cát trên sa mạc và bị vùi lấp.
Dù rất nhiều thí nghiệm lẫn giả thuyết đều đã được đưa ra và thực hiện, nhưng bí ẩn về miếng Ngọc bội song ngư vẫn là một bí ẩn chưa thể giải đáp qua nhiều thế kỷ và trở thành một trong bí ẩn hàng đầu của lịch sử Trung Quốc, bởi vì người ta tin rằng giữ bí mật những việc kì bí tốt hơn là công khai chúng cho mọi người đều biết.
Cách đây không lâu, vụ án bí ẩn năm ấy của Peng Jiamu đã được chuyển thể thành phim.
Câu chuyện của bộ phim xảy ra ở Lop Nur vào năm 1999. Chen Ganquan đã tài trợ cho chuyến thám hiểm khoa học này, cùng với Giáo sư Yang, người phụ trách các cuộc thám hiểm khoa học, và trợ lý của ông là Zhao Qing. Vì muốn lái xe vào sa mạc, Chen Ganquan đã thuê Wang Dezhi, người có kỹ năng lái xe thượng thừa làm tài xế cho mình.
Khởi đầu, chuyến thám hiểm Lop Nur dành cho bốn người diễn ra rất suôn sẻ. Giáo sư Yang và Zhao Qing bận rộn với nghiên cứu khoa học, trong khi Chen Ganquan và Wang Dezhi đi cùng họ trong tâm thế như đang đi du lịch.
Tuy nhiên, vào ngày cuối cùng của chuyến thám hiểm khoa học, một tai nạn đã xảy ra. Bốn người lái xe trong bão cát ở Lop Nur, xe bị hỏng và đồ đạc bị mất. Nhưng “tai nạn” thực sự lại ở phía sau.
Sau trận bão cát, một vật thể khổng lồ lại được hiện ra lồ lấp ló trong cồn cát. Khi bốn người đến gần, họ phát hiện ra rằng đây hóa ra là một chiếc tàu ngầm của Đức từ Thế chiến thứ hai.
Có tài liệu lịch sử cho rằng tàu ngầm U517 của Đức bị chìm ở vùng biển Bồ Đào Nha vào cuối Thế chiến thứ hai, và tàu ngầm này đã bị tấn công bởi một trận mưa sao băng trước bị đắm.
Không rõ vì lý do gì, con tàu khổng lồ này đã đi qua đường hầm không – thời gian và xuất hiện trên bãi cát ở phía bên kia Trái Đất.
Không chỉ vậy, một số người thậm chí còn tìm thấy mảnh thiên thạch xuyên qua thân tàu. Giáo sư Yang cũng mạnh dạn suy đoán rằng có thể vì thiên thạch bí ẩn này mà tàu ngầm đã có thể “vượt biển”, sau đó giáo sư Yang đã đặt tên cho thiên thạch này là thiên thạch Song Ngư.
Giáo sư Yang và những người khác vui mừng khôn xiết khi tình cờ phát hiện ra viên thiên thạch bí ẩn này.
Nhưng điều họ không ngờ rằng, viên thiên thạch này lại sắp kéo họ xuống vực thẳm của sự bất tử.
Vào đêm khi thiên thạch được phát hiện, giáo sư Yang bắt đầu nghiên cứu nó, tuy nhiên, Chen Ganquan đã tỏ ra khó chịu khi cho rằng có thể bán viên thiên thạch này để kiếm được một lượng tiền khổng lồ và đã tranh cãi với giáo sư về quyền sở hữu nó, bởi vậy anh ta đã vô tình giết chết giáo sư Yang. Thế nhưng một hiện tượng kỳ lạ đã xảy ra, giáo sư Yang đã sống lại vào ngày hôm sau.
Hóa ra giáo sư Yang bị “sao chép” vì sức mạnh bí ẩn của thiên thạch Song Ngư, còn giáo sư Yang thật đã bị giết chết vẫn còn ở vị trí cũ. Giáo sư Yang phiên bản được sao chép này mới nhận ra: Có thể do ông chạm vào thiên thạch Song Ngư nên đã kích hoạt “cơ chế sao chép” của thiên thạch.
Để xác minh quan điểm của mình, giáo sư quyết định làm một bản sao khác.
Quả đúng là như vậy, sau khi giáo sư Yang chạm vào thiên thạch Song Ngư lần thứ hai, một giáo sư Yang khác đã được sao chép. Sau một cuộc thảo luận ngắn, hai giáo sư đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về thiên thạch trong đêm.
Nhưng khi tất cả mọi người đều ngạc nhiên và thèm muốn sức mạnh bí ẩn của thiên thạch thì tai nạn lại xảy ra!
Sáng hôm sau, Chen Ganquan và những người khác phát hiện ra rằng hai giáo sư Yang đã chết cùng lúc, và cái chết của họ vô cùng thê thảm.
Vị giáo sư đã để lại một lời nhắn bằng máu trước khi qua đời: Đừng đụng vào bất cứ thứ gì, hãy chạy đi!
Tuy nhiên, Chen Ganquan và những người khác đã vi phạm lời cảnh báo của giáo sư và kiên quyết lấy đi thiên thạch Song Ngư cùng những ghi chép nghiên cứu của giáo sư.
Sau đó, Zhao Qing đã đọc các ghi chú nghiên cứu của giáo sư và nhận thấy rằng thiên thạch Song Ngư có một số khả năng đặc biệt:
1. Nếu các dạng sống bất kỳ chạm vào một thiên thạch, chúng sẽ được sao chép;
2. Nếu hai sinh vật tồn tại cùng một lúc, chúng sẽ ngày càng yếu đi và cuối cùng cả hai đều chết đột ngột.
Nói cách khác, mối quan hệ giữa bản thể và bản sao là: chỉ một phiên bản có thể tồn tại hoặc cả bản chính và bản sao sẽ cùng phải chết.
Bí ẩn Ngọc bội song ngư – bí ẩn kỳ lạ nhất của Trung Quốc cho tới nay vẫn chưa hề được giải đáp đã được chuyển thể thành phim – Ảnh 19.
Nhưng vì Chen Ganquan đã cố tình giấu kín và chạm vào thiên thạch Song Ngư nên một bản sao của anh ta đã sớm xuất hiện.
Sau khi biết được những đặc điểm của thiên thạch Song Ngư, bản thể gốc và bản sao của Chen Ganquan bắt đầu đấu tranh. Trong cuộc chiến, một Chen Ganquan đã nhét các mảnh vỡ của thiên thạch vào miệng “kẻ thù” của mình. Bởi vậy một cảnh thượng thảm khốc đã xảy ra.
Chen Ganquan được liên tục sao chép, họ liên tục giết lẫn nhau.
Bí ẩn Ngọc bội song ngư – bí ẩn kỳ lạ nhất của Trung Quốc cho tới nay vẫn chưa hề được giải đáp đã được chuyển thể thành phim – Ảnh 20.
Xuyên suốt bộ phim, bốn người đột nhập vào Lop Nur đã lần lượt được sao chép bởi thiên thạch Song Ngư.
Trong phim, ngoại trừ giáo sư Yang vô tình bị sao chép, ba người còn lại đều được sao chép bởi một lý do của riêng mình: Chen Ganquan bị sao chép vì động cơ theo đuổi lợi nhuận, còn động cơ của Zhao Qing, Wang Dezhi lại là để sinh tồn và có thể trở về được với phần còn lại của thế giới.
Nguồn: Genk
- Khám phá “Điểm bí ẩn” – nơi nước tự chảy ngược từ thấp lên cao
- Câu đố lớn nhất vũ trụ: Thời gian là gì?
- Khám phá 6 hiện tượng bí ẩn mà khoa học chưa thể giải thích