Năm lý do sao Sirius và chòm sao Orion được người Ai Cập cổ đại tôn thờ 

Sirius (sao Thiên Lang) là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời và chòm sao Orion (chòm sao Thợ Săn hay Lạp Hộ) đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và thế giới bên kia của người Ai Cập cổ đại. 

Sirius và Orion cũng chiếm vị trí đặc biệt trong các nền văn minh cổ đại khác. Các nhà khoa học phát hiện rằng các công trình và di tích từ Ai Cập đến Mexico được tạo dựng với độ chính xác chi tiết mô phỏng theo chòm sao Orion. Chòm sao Lạp Hộ từng là trung tâm bầu trời từ thời tổ tiên xa xưa của chúng ta.

Tại sao người Ai Cập cổ đại lại đặc biệt tôn thờ Orion và Sirius? Dưới đây là năm lý do chính đáng mà các nhà sử học tổng hợp.

Vị trí kim tự tháp Giza tương ứng với vành đai chòm sao Orion. (Nguồn ảnh: pixabay)

Người Ai Cập cổ đại tin rằng Sirius và Orion là thần Isis và Osiris hùng mạnh
Người Ai Cập cổ đại cho rằng các ngôi sao trên bầu trời là hiện thân các vị thần của họ. Cụ thể, vành đai của sao Orion và Sirius chính là hình ảnh trực quan sinh động nhất về thần Osiris, vị thần cai quản thế giới bên kia của người Ai Cập cổ đại và thần Isis.




Theo các văn tự cổ, họ tin rằng thần Osiris và thần Isis đến từ chòm sao Orion và Sirius, hai vị thần tạo ra tất cả sự sống trên Trái đất. Họ cũng tin rằng một ngày nào đó các vị thần sẽ giáng hạ từ các vì sao và chuyển sinh giữa những người bình thường.

Họ cũng tin rằng các vị thần đã gửi những sứ giả từ sao Sirius và Orion
Theo văn minh Ai Cập cổ đại, thần Osiris và thần Isis đã gửi sứ giả của họ từ các vì tinh tú để mang lại cho người Ai Cập của cải, đất đai phì nhiêu và màu mỡ. Đây có lẽ là một trong những lý do chính khiến những người xây dựng kim tự tháp quyết định tái tạo lại chòm sao trên bề mặt hành tinh. Nếu chúng ta nhìn vào ba ngôi sao chính của chòm sao và sau đó nhìn vào các kim tự tháp của Giza, chúng ta sẽ nhận thấy một sự giống nhau nổi bật.

Người Ai Cập cổ đại tạo ra lịch dựa trên tinh tú Sirius
Bầu trời đêm ngày nay đã khác mấy ngàn năm trước. Chúng ta không còn được chiêm ngưỡng nhiều ngôi sao về đêm do tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng hoặc có nhiều các lý do khác mà chúng ta chưa biết đến.




Ngày xửa ngày xưa, trời đêm là cảnh tượng của những điều kỳ diệu. Nguồn ảnh: Pixabay

Người Ai Cập sớm biết rằng Sirius là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, mà dựa vào đó họ xác định thời điểm bắt đầu năm mới. Kinh ngạc hơn, lịch của người Ai Cập cổ đại có 365 ngày và được coi là một trong những phát minh vĩ đại nhất còn lưu truyền cho tới ngày nay.

Người Ai Cập cổ đại tin rằng vương quốc kiếp sau nằm xung quanh Vành đai của chòm sao Orion 
Người Ai Cập tin rằng chòm sao Orion có thể là cánh cổng dẫn đến thiên quốc của kiếp sau. Các nhà sử học tin rằng đây là lý do chính đằng sau quá trình xây dựng Kim tự tháp Giza, công trình giống như nấc thang giúp linh hồn của các pharaoh du hành đến thế giới của các vị thần.

Quá trình ướp xác được thực hiện theo chu kỳ 70 ngày của sao Sirius
Sao Sirius chỉ được nhìn thấy 70 ngày một lần, quá trình ướp xác kể từ khi người Ai Cập cổ đại qua đời cũng diễn ra trong 70 ngày





Bước đầu tiên là lấy nội tạng của người chết và chuẩn bị cho quá trình ướp xác. Có hai phương pháp chung để bảo vệ cơ thể trong thời gian dài: đắp Natron (hỗn hợp muối hóa học ngậm 10 phân tử nước và 17% natri bicacbonat cùng lượng nhỏ natri clorua và natri sulfat) và phương pháp rẻ hơn là tiêm dầu tuyết tùng qua hậu môn. Sau 70 ngày, xác ướp được nhập quan và đưa vào lăng mộ. Thời gian ướp xác 70 ngày ứng với 70 ngày “tàng hình” của vì tinh tú Sirius. Khi ngôi sao lại được nhìn thấy trên bầu trời, người Ai Cập cổ đại tin rằng thần đã xuất hiện và người quá cố được đưa về thế giới bên kia.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *