Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những câu chuyện bí ẩn đằng sau những chiếc sọ pha lê nổi tiếng. Hãy nhìn nhận ý kiến của cả hai phe, tín đồ siêu nhiên và những nhà khoa học. Hãy bắt đầu với hộp sọ Mitchell-Hedges, hộp sọ pha lê gây nhiều tranh cãi nhất trong 70 năm qua.
Nếu bạn là fan của Indiana Jones thì hẳn bạn sẽ biết đến hộp sọ pha lê trong phần phim “Indiana và vương quốc sọ người”. Trong phim, những chiếc sọ pha lê được miêu tả có siêu năng lực và có xuất xứ từ ngoài vũ trụ. Thực tế ở ngoài, sọ pha lê cũng là một trong những phát hiện bí ấn nhất thế kỉ 20. Chúng có thể đơn giản chỉ là một vật thể được chạm khắc tinh tế từ pha lê thành hình sọ người với một số người. Nhưng mặt khác chúng cũng mang trong mình nhiều bí ẩn siêu nhiên khó giải thích. Cho dù bạn thấy chúng thật đẹp hay đáng sợ, thần bí thì đây cũng là một đại diện tiêu biểu cho sự tinh tế của bàn tay loài người. Một số sọ pha lê đã được trưng bày ở Bảo tang Anh Smithsonian và Musee de l’ Homme ở Paris.
Với những người tin vào thế lực siêu nhiên thì chiếc đầu lâu đại diện cho sự hủy diệt và sự bất hạnh. Nhiều người tin rằng chiếc sọ phát ra năng lượng tâm linh có thể nhìn thấu quá khứ hiện tại và tương lai. Người Maya còn có huyền thoại về sự phát tán 13 chiếc sọ pha lê hàng ngàn năm trước đây và chúng sẽ quy tụ trong thời hiện đại.
Ý nghĩ về chiếc sọ pha lê không phải là vấn đề tranh luận duy nhất được đặt ra. Có nhiều bí ẩn xung quanh lịch sử của nó. Một số người nghĩ rằng chúng được mang đến trái đất bởi người ngoài hành tinh, hoặc là di vật bị mất của các nền văn minh đã biến mất như Atlantis, Lemuria. Có những sọ pha lê “giả mạo” đã được tạo ra để bán đấu giá cho những người sưu tầm.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những câu chuyện bí ẩn đằng sau những chiếc sọ pha lê nổi tiếng. Hãy nhìn nhận ý kiến của cả hai phe, tín đồ siêu nhiên và những nhà khoa học. Hãy bắt đầu với hộp sọ Mitchell-Hedges, hộp sọ pha lê gây nhiều tranh cãi nhất trong 70 năm qua.
Hộp sọ Mitchell-Hedges
Trong số tất cả những hộp sọ pha lê thì có lẽ đây là hộp sọ nổi tiếng nhất. Hộp sọ được phát hiện ở Anna Mitchell – Hedges, con gái nuôi của nhà khảo cổ học người anh F.Albert Mitchell-Hedges. Vào một ngày tháng 4/1927, cô gái 17 tuổi này tình cờ phát hiện thấy một vật kỳ lạ nằm dưới đống đổ nát của một bàn thờ cổ xưa. Đó là một chiếc sọ người làm bằng thạch anh (một dạng pha lê trong suốt), được đánh bóng hoàn hảo và có kích thước y như thật. Khi được phát hiện, chiếc sọ bị thiếu mất xương hàm dưới. Nhưng chỉ 3 tháng sau, người ta đã tìm ra được phần xương này chỉ cách đó vài chục mét. Phần xương gắn rất khít với hộp sọ qua những bản lề hoàn hảo và có thể cử động mỗi khi có người chạm nhẹ vào.
Trong thời gian này, những câu chuyện lạ lùng bắt đầu xảy ra với những người tiếp xúc với chiếc sọ, mà đầu tiên là Anna. Cứ mỗi lần đặt chiếc sọ bên cạnh giường ngủ, Anna lại gặp những giấc mơ khá kỳ lạ. Thức dậy, cô có thể kể lại chi tiết mọi điều đã nhìn thấy trong mộng, chủ yếu liên quan đến cuộc sống của người da đỏ từ nghìn năm trước như khi một linh mục đã trở nên quá già để tiếp tục nhiệm vụ của mình, ông và người thay thế sẽ nằm ở phía trước của bàn thờ với hộp sọ. Sau buổi lễ , tất cả kiến thức của linh mục cao tuổi sẽ được chuyển vào người đàn ông kia. Sau đó , vị linh mục già sẽ chết.
Trên thực tế, chiếc hộp sọ là một tác phẩm nghệ thuật vô giá vì nó được chạm khắc rất tinh tế và hoàn hảo. Chiếc “hộp sọ số phận” về mặt kỹ thuật là không thể lý giải được. Sự hoàn hảo của nó đạt tới mức dùng công nghệ hiện đại cũng khó mà có thể tạo ra được. Với trọng lượng 5 kg, nó là bản sao chính xác của một hộp sọ nữ.
Bề mặt hộp sọ này được đánh bóng không tì vết dù soi dưới kính hiển vi. Hàm tách biệt với phần còn lại của cấu trúc và được đính kèm theo bằng bản lề có thể cử động được. Hộp sọ được làm từ một mảnh đá thạch anh duy nhất có độ cứng ở mức 7 trên bậc thang Mohs (thang độ cứng khoáng sản được tính từ 0-10), mức độ chỉ kim cương mới có thể cắt được.
Nhưng trong một phiên bản khác lại cho rằng, thực chất Hedges đã mua chiếc đầu lâu này tại một cuộc đấu giá Sotheby’s ở London năm 1943. Bởi vậy, họ vẫn còn hoài nghi giả thuyết thứ nhất nói rằng nguồn gốc của chiếc sọ pha lê là do người Maya sáng tạo ra.
Anna và chiếc hộp sọ
Kì lạ thay, F.A Mitchell-Hedges chỉ viết về chiếc hộp sọ đúng một lần, trong cuốn sách “Sự nguy hiểm- người bạn của tôi” xuất bản năm 1954. Ông đã mô tả về chuyến phiêu lưu của mình và cho rằng hộp sọ pha lê đã tồn tại ít nhất 3600 năm. Ông cũng nói rằng “ một số người đã bất cần đạo lý khi cười nhạo khối pha lê này và kết cục là cái chết, một số người khác thì gặp bệnh nặng làm thế nào mà tôi sở hữu được nó, tôi không nghĩ cần phải tiết lộ về thông tin đó”. Hedges không đề cập bất cứ thông tin nào về con gái trong cuốn sách cũng như không nói đến cô như người đã tìm được hộp sọ.
Hai người bạn của Mitchell-Hedges cùng đến khai quật ở Lubaantum là Richmond Brown và bác sĩ Thomas Gann không bao giờ nói hay viết về chiếc hộp sọ. Trong nhiều bức ảnh về các cuộc khai quật ở Lubaantum cũng không có mặt của Anna. Mitchell-Hedges mất năm 1959 và sau đó Anna đã giữ chiếc hộp sọ. Cô tham gia nhiều cuộc hội đàm và phỏng vấn về chiếc sọ. Trong một số lần kể, cô nói rằng phát hiện nằm trong khoảng từ năm 1924 đến 1927. Điều này không trùng hợp lắm với lời nói của cha cô, ông tuyên bố cuộc khai quật kết thúc vào cuối năm 1926.
Rõ ràng là còn khá nhiều bí ẩn xung quanh chiếc hộp sọ này. Cũng có rất nhiều bí ẩn siêu nhiên tồn tại quanh chiếc hộp sọ đã được ghi chép lại qua nhiều thế hệ như: Siêu năng lực, sự thay đổi màu sắc, sự lan toả của một loại hương vị khác thường cũng như sự hiện diện của tất cả những gì có tính chất ma thuật vẫn chưa thể lý giải nổi. Hiện Anna đã nghỉ hưu với những chuyến lưu diễn cùng hộp sọ và hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Cô tiếp tục trả lời các cuộc phỏng vấn và giữ nguyên tuyên bố về việc phát hiện hộp sọ. Trong một bức thư năm 1983 gửi đến Joe Nickell, Anna nói rằng hộp sọ đã được sử dụng để chữa bệnh một số lần và hy vọng nó sẽ được giữ bởi một cơ sở nơi mà nó sẽ được nghiên cứu bởi các nhà toán học hay các bác sĩ phẫu thuật.
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một số hộp sọ pha lê khác.
Những hộp sọ pha lê khác
Có nhiều những hộp sọ pha lê khác được phát hiện ngoài chiếc hộp sọ Mitchell-Hedges nổi tiếng, nhưng chỉ một số trong chúng được công khai. Phần lớn trong số chúng không có được lịch sử ly kì như chiếc sọ Mitchell-Hedges nhưng điều đặc biệt là mỗi chiếc sọ đều là duy nhất, không giống nhau.
Chiếc hộp sọ ở bảo tàng Anh được G.M.Morant nghiên cứu và so sánh với chiếc hộp sọ Mitchell- Hedges ( sau đó thuộc sở hữu của Sydney Burney). Chúng có cùng kích thước, tuổi thọ nhưng chiếc ở bảo tàng anh không tinh xảo bằng. Nó có hốc mắt tròn và hàm không tách ra, chất liệu của 2 hộp sọ giống nhau, đều là pha lê trong suốt. Morant tin rằng các hộp sọ đã không được làm độc lập mà cùng khuôn. Nhưng không có bằng chứng về điều này.
Chiếc hộp sọ này được bảo tàng Anh mua từ Tiffany & Co vào năm 1988. Nó được cho là xuất xứ từ Mexico và là tài sản của Eugène Bohan ở Pháp trước khi được Tiffany mua lại. Năm 1990, bảo tàng đã trưng bày hộp sọ ở cuộc triển lãm “Fake the Art of Deception ?”. Nhan đề của nó được ghi là “ Có thể có nguồn gốc Aztec thời kỳ thuộc địa sớm”. Bảo tàng Anh cũng có một hộp sọ thô khác nhỏ hơn được gọi là hộp sọ Aztec.
Hộp sọ ở Paris được lưu giữ trong Musée de l’ Homme. Nó thô hơn hộp sọ ở Anh với một cái lỗ ở đầu, được cho là đã từng có một cây thánh giá cắm qua. Sọ pha lê ở Paris chỉ nhỏ bằng một nửa hộp sọ Mitchell-Hedges và hộp sọ ở bảo tàng Anh. Nó nặng khoảng 6 pounds, cao 4,5 inch và dài 6 inch. Hộp sọ này được cho là của người Aztec. Alphonse Pinart mua nó từ của Eugène Boban vào năm 1878 và tặng nó cho bảo tàng. Nới đây cũng sở hữu một hộp sọ pha lê nhỏ khác, dài khoảng 1,5 inch.
Vài hộp sọ khác nữa :
– Một vài những hộp sọ bé khác (đường kính chỉ khoảng 1 inch) được giữ ở các bảo tàng khác. Chúng được cho là của Aztec hoặc Mixtec. Chúng có các lỗ khoan dọc hoặc ngang và có thể được sử dụng như là mặt dây chuyền.
– Max – Hộp sọ pha lê Texas là một hộp sọ ở Guatemala, nó thuộc về Jo Ann Parks, cô bắt đầu trưng bày nó trong những năm 1980
– “ET” là một hộp sọ pha lê khói được phát hiện trong những năm 1900 và là tài sản thuộc về một gia đình người Mỹ.
– Hộp sọ thạch anh tím “Ami” tìm thấy trong những năm 1900. Nó có một vòng màu trắng bao quanh và được cho là thuộc về người Maya
– ” Sha – na -ra ” là một hộp sọ pha lê nặng khoảng 13 pounds và thuộc sở hữu của Nick Nocerino, một chuyên gia nghiên cứu hộp sọ pha lê . Nó đã được tìm thấy ở Mexico
– Trong đầu thế kỷ 18, một chiếc hộp sọ hoàn hảo làm bằng thạch anh hồng (Baby Luv) có trọng lượng 7,5 kg cũng đã được phát hiện trong ngôi mộ cổ của một nhà sư Nga tại thành phố cổ Luv, Ukraine vào năm 1710
Huyền thoại về chiếc sọ và thực tế
Có rất nhiều người tin vào sức mạnh siêu nhiên của những chiếc sọ. Anna Mitchell-Hedges tuyên bố rằng hộp sọ của cô đã được sử dụng để chữa bệnh nhưng không có bằng chứng cụ thể. Chủ sở hữu của “ET ” tin rằng nó đã giúp cô chữa lành khối u não. Nhiều người đã gặp phải những chiếc sọ pha lê nổi tiếng mô tả rằng chúng “có năng lượng tâm linh mạnh mẽ”
Mitchell- Hedges đã chỉ rời xa chiếc hộp sọ cô sở hữu một lần vào năm 1970 . Nhà phục chế nghệ thuật Frank Dorland đã nghiên cứu hộp sọ trong sáu năm. Ông tuyên bố rằng ông đã nghe thấy tiếng chuông và âm thanh của một ca đoàn. Dorland cũng nói rằng ông thấy một vầng hào quang xung quanh hộp sọ và thấy vài hình ảnh khi nhìn vào nó.
Một số các tín đồ chỉ ra các đặc tính áp điện của tinh thể pha lê là bằng chứng về sức mạnh của chiếc sọ. Họ nói rằng những chiếc sọ có thể hoạt động giống như chip máy tính ghi lại lịch sử của trái đất, hoặc thậm chí tin nhắn từ người ngoài hành tinh hoặc các nền văn minh đã biến mất. Chúng ta chỉ cần khám phá ra cách để “đọc” chúng.
Qua xem xét tỉ mỉ từng chi tiết, Dorland phát hiện trong chiếc sọ có một hệ thống hoàn chỉnh các thấu kính, lăng kính và các rãnh nhỏ tạo nên những hiệu ứng quang học kỳ lạ. Dorland còn ngạc nhiên hơn khi nhận thấy, khối pha lê này được đánh bóng lý tưởng đến nỗi, kính hiển vi cũng không thể nhìn thấy dấu vết của quá trình gia công. Cuối cùng ông quyết định tham vấn Hãng Hewlett – Packard – cơ quan uy tín nhất trong lĩnh vực thẩm định thạch anh.
Kết quả thẩm định gây nhiều ngạc nhiên: Chiếc sọ này xuất hiện từ trước thời kỳ xuất hiện những nền văn minh đầu tiên tại khu vực này của châu Mỹ. Loại thạch anh có chất lượng cao đến như vậy cũng chưa hề thấy ở đâu. Kỳ lạ hơn nữa là chiếc sọ được tạo từ một khối tinh thể thạch anh hoàn chỉnh. Điều đó có nghĩa mọi nỗ lực nhằm đục đẽo loại vật liệu này đều làm nó vỡ ra. “Cái vật đáng nguyền rủa này đơn giản là không thể tồn tại” – Các chuyên gia thẩm định bối rối thốt lên – “Khối tinh thể này đáng ra phải vỡ tan ngay từ những bước chế tác đầu tiên mới đúng. Tại sao điều này không xảy ra thì quả thật là không thể lý giải nổi”.
Rõ ràng là truyền thuyết cũng có cơ sở của nó và thực tế thì lại không có bằng chứng để chứng minh cho những giả thuyết được đưa ra.
Thật và giả, sọ pha lê được làm như thế nào ?
Giới khoa học đã tốn không ít công sức để tìm hiểu về quá trình làm ra sọ pha lê. Các hộp sọ ở bảo tàng Anh và Paris có khả năng được chạm khắc từ pha lê Brazil. Các nhà nghiên cứu ở Anh tin rằng hộp sọ được chạm khắc ở Đức, nơi nhập khẩu một số lượng lớn pha lê từ Brazil cuối thế kỉ 19. Eugène Boban được biết là đã tham gia vào việc bán cả hai hộp sọ cũng như các đồ tạo tác khác, ông có khả năng là nguồn gốc của hầu hết những chiếc sọ pha lê.
Sở nghiên cứu khoa học ở Bảo tàng Anh đã kết luận rằng:
“… Mang dấu vết của các thợ kim hoàn – một nghề chưa từng xuất hiện ở châu Mỹ trước khi những người châu Âu đến. Những dấu vết đánh bóng ở bề mặt của nó chỉ ra rằng đây nó được chạm khắc bằng cách sử dụng các kỹ thuật truyền thống châu Âu”.
Nỗ lực để kiểm tra hộp sọ Mitchell-Hedges đã tiếp tục bị từ chối. Một số tín đồ của sọ pha lê tin rằng những hộp sọ khác như “Max” và “Sha-na-ra” cũng đã được bảo tràng Anh kiểm tra và họ đã giấu nhẹm những gì tìm hiểu được.
Một vấn đề bất cập xảy ra là việc làm giả sọ pha lê. Một sự thật đã khiến những người hâm mộ sọ pha lê choáng váng, giữa năm 2008 chiếc sọ pha lê ở Viện bảo tàng Quai Branly, Paris (Pháp), từng được xem là kiệt tác của người Aztec, bị phát hiện là đồ giả, nay đến lượt Bảo tàng Anh và Viện Smithsonian, Washington (Mỹ) tiếp tục cay đắng nhận ra những chiếc sọ họ đang lưu giữ cũng chẳng phải là thật. Những chiếc sọ được chạm khắc từ đá và thạch anh, khi kiểm tra chúng bằng kính hiển vi điện tử, Walsh đã phát hiện dấu vết can thiệp của các công cụ chạm khắc của thời đại công nghiệp để lại những vết trầy sước cực nhỏ trên các bề mặt sọ. Chiếc sọ ở Smithsonian được làm giữa năm 1950-1960 ở Mexico City. “Thật ra những chiếc sọ thủy tinh chưa bao giờ được tìm thấy tại hiện trường khảo cổ” – bà Walsh nhấn mạnh. Các nhà khoa học cho rằng những chiếc sọ pha lê còn lại hầu hết được làm ở châu Âu và Mexico ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19, giai đoạn mà thị trường đồ cổ phát triển rất thịnh và thật-giả lẫn lộn từ đó.
Lời kết
Rõ ràng là những chiếc sọ pha lê dù là thật hay giả cũng đã đem đến những dư luận nhiều chiều, những tranh cãi và bí ẩn chưa được phơi bày ra ánh sáng. Có lẽ chúng ta còn phải đợi rất nhiều năm nữa để làm sáng tỏ những điều bí ẩn này. Nhưng dù thế nào, những chiếc sọ pha lê cũng là những kiệt tác tuyệt vời của thế giới, một huyền thoại nổi tiếng được đưa vào tiểu thuyết, sách khoa học và dựng cả thành phim. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức và hiểu biết thú vị thông qua bài viết này.
Nguồn: GK
- Bí ẩn hộp sọ Pha lê và bức phù điêu khắc họa phi hành gia cổ đại của người Maya
- Người tu luyện tiết lộ bí mật vĩnh hằng về hộp sọ pha lê (P1)
- Người tu luyện tiết lộ bí mật vĩnh hằng về hộp sọ pha lê (P2)