Siberia xuất hiện những sinh vật tiền sử từ 40 nghìn năm trước, các chuyên gia nghiên cứu: Đây không phải là tín hiệu tốt

Đã không ít lần loài người tìm thấy những sinh vật thời tiền sử lộ ra trên bề mặt trái đất sau khi lớp băng vĩnh cửu tan biến cùng với đó là những virus từ hàng vạn năm trước cũng “tái sinh” và xâm nhập thế giới loài người hiện đại.

Lão nông đào được 37 món ‘đồ đồng nát’, rao bán 5 xu một cân – Chuyên gia can ngăn: Đừng bán, hãy giao cho quốc gia  
Tháng 1 năm 2021, một người dân ở Siberia đã tình cờ phát hiện một sinh vật rất kỳ lạ đã chết phơi mình từ lớp băng tan chảy. Sau khi mang nó đến trung tâm kiểm định, mới biết rằng đây chính là một sinh vật thời tiền sử tên “chuột lemming” đã tồn tại cách đây hơn 40.000 năm.

Trong thời kỳ Băng hà, chuột lemming là loài hoạt động mạnh nhất ở Bắc Cực. Chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những xác chết của chúng được phát hiện đầy dưới lớp băng vĩnh cửu.

Dưới lớp băng này còn chứa một số lượng lớn vi sinh vật, vi khuẩn và vi rút cùng rất nhiều loại vật chất độc hại từ thời tiền sử được di chuyển bằng “cỗ máy thời gian” đến thời hiện đại. Có không ít sinh vật ở trạng thái ngủ đông nhưng các nhà khoa học nhận định rằng, chỉ cần đưa chúng vào một môi trường phù hợp sẽ có thể hoạt động trở lại.

Xác những sinh vật thời tiền sử còn sót lại tại Siberia




Môi trường càng thay đổi khắc nghiệt, càng có nhiều khám phá đáng kinh ngạc như ở khu vực Bắc và Nam cực, cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng và các vùng băng giá khác, bao gồm cả Siberia.

Ngay từ nhiều thập kỷ trước, cư dân của Siberia đã phát hiện ra nhiều sinh vật thời tiền sử khác nhau trong lớp băng vĩnh cửu. Ví dụ, vào năm 2005, một người thợ săn khi đang săn bắn đã phát hiện một con vật bị đóng đá trong lớp băng dày. Sau khi đào con vật lên, anh ta phát hiện ra rằng đó là một loài “quái vật” mà bản thân chưa từng thấy.

Cuối cùng, sau một quá trình điều tra nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định đây là voi ma mút từ thời tiền sử. Lớp băng vĩnh cửu đã bảo tồn nó một cách trọn vẹn đến mức khó ai có thể ngờ rằng nó đã chết hàng vạn năm trước.




Có rất nhiều sinh vật được phát hiện dưới lớp băng vĩnh cửu, và trong điều kiện phù hợp chúng đều có thể phát triển và sinh trưởng trở lại. Dưới góc độ của khoa học, đây đều là những khám phá có giá trị lớn, cho phép con người hiểu rõ hơn về thời tiền sử. Nhưng sự an toàn của con người lại bị đe dọa nếu chúng không được đánh giá cẩn thận, vì tác động của việc tan lớp băng vĩnh cửu không thể coi thường.

Những virus thời tiền sử trỗi dậy




Kể từ năm 2003, các nhà khoa học đã liên tiếp phát hiện ra nhiều loại virus thời tiền sử trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Họ tin rằng, dưới tác động của sự nóng lên toàn cầu, lớp băng sẽ tan chảy khiến vô số loài virus thời tiền sử có thể hồi sinh và tiếp xúc với môi trường tự nhiên. Và điều đáng sợ nhất là con người hoàn toàn không thể phát hiện ra chúng và ngăn chặn kịp thời. Những virus sẽ giáng cho con người một đòn chí mạng.

Ví dụ, vào năm 2003, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sinh vật thời tiền sử cổ đại có tên là “Mollivirus sibericum” trên vùng đất hoang. Khi thử nghiệm thì thấy loại virus đã bị đông cứng cách đây 30.000 năm này, sau khi tan băng vẫn có thể sống lại một cách thần kỳ.




Có bao nhiêu loại virus thời tiền sử ẩn mình dưới dòng sông băng? Thông qua tài liệu thu thập được, chúng ta chỉ có thể biết đến một số loài. Vào ngày 7 tháng 1 năm 2020, một nhóm các nhà khoa học từ Trung Quốc và Hoa Kỳ đã phát hiện ra nhiều loại virus thời tiền sử từ các sông băng ở phía tây bắc của Cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng ở Trung Quốc. Loại virus gần với chúng ta nhất cũng đã bị đóng băng trong vòng 15.000 năm. Cho đến thời điểm hiện tại, trong số những virus đó có đến 28 loài bí ẩn mà con người chưa hề biết đến.

Hiệu ứng nhà kính đã gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, cho phép các loại virus này xuất hiện trở lại với thế giới hiện đại. Biết đâu trong tương lai, khi các sông băng trên toàn cầu sẽ tan chảy và các loại virus cổ đại có thể “nổi dậy” với quy mô lớn hơn. Hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra là gì? Qua sự việc sau, mọi người có thể hình dung ra phần nào.

Bệnh than (anthrax) bùng phát ở Siberia năm 2016




Sự kiện này xảy ra vào năm 2016. Cùng với sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu khi đó, xác của một con tuần lộc đã chết cách đây 75 năm xuất hiện. Đương nhiên, đây chưa phải là điều kinh hoàng nhất. Điều thực sự đáng sợ là con tuần lộc này trước khi bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu đã chết vì bệnh than (anthrax). Sau khi nó tan khỏi lớp băng đã khiến những virus bệnh than này một lần nữa xâm nhập vào thế giới tự nhiên sau 75 năm biến mất.


Đến mùa hè năm 2016, nhiệt độ cao khiến vi rút bệnh than lây lan nhanh. Cuối cùng, có đến hơn 2.000 con tuần lộc đã chết vì virus cách đây 75 năm. Đồng thời, loại virus này cũng truyền sang người, chính xác 13 người mắc bệnh. Rất may, các trường hợp đều được phát hiện kịp thời. Nếu không chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Trong tương lai, không thể loại trừ khả năng những virus có từ thời tiền sử bất ngờ “đổ bộ” vào thế giới loài người với quy mô lớn và mức độ dữ dội hơn, đe dọa sự sinh tồn của toàn nhân loại. Tất cả những gì con người có thể làm lúc này là bảo vệ và sống hòa hợp cùng thiên nhiên để trả giá cho sự tàn phá hàng ngàn năm qua.
Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *