Tại sao có 1600 tấn vàng chìm dưới đáy hồ Baikal mà không ai trục vớt?

Việc nhà thám hiểm Columbus hoàn thành chuyến thám hiểm vượt đại dương lần thứ 4 và phiêu lưu săn tìm báu vật ở châu Mỹ đã mở ra trào lưu truy tìm kho báu trên phạm vi toàn thế giới.

Rất nhiều huyền thoại, truyền thuyết về kho báu được lưu truyền không phải là vô căn cứ. Cái gọi là kho báu có thể thực sự tồn tại, vì nhiều lý do khác nhau mà chúng bị chủ nhân vùi sâu trong lòng đất. Không thể cưỡng lại ma lực của đồng tiền, rất nhiều người luôn tìm cách có được những báu vật này.

Có rất nhiều truyền thuyết về kho báu được lưu truyền trên thế giới. Ví dụ như ở hồ Baikal, người ta nói rằng có 1.600 tấn vàng, nhưng thật kỳ lạ là không ai trục vớt nó. Lý do là gì?

Đây không phải là một tin đồn vô căn cứ mà đều có những lý do chính đáng. 1.600 tấn vàng chìm dưới đáy hồ Baikal là những bảo vật quý hiếm do Sa Hoàng Nicholas II sưu tầm. Đương nhiên, những bảo vật này chỉ là một phần nhỏ trong khối tài sản khổng lồ của ông.

Dưới hồ Baikal là 1600 tấn vàng của Sa Hoàng Nicholas II.

Về lý do tại sao Sa Hoàng Nicholas II lại lựa chọn nhấn chìm nó dưới đáy hồ, suy cho cùng là vì sự thay đổi của thế thời.




Khi ấy, giai cấp vô sản do Lenin lãnh đạo đã bùng lên rất nhiều cuộc đấu tranh. Trước tình thế ngai vàng bấp bênh, tính mạng cũng luôn bị đe dọa nên Sa Hoàng đã nhanh chóng tìm cách tháo chạy.

Dù chạy trốn nhưng Sa Hoàng vẫn muốn mang theo những bảo vật của mình. Nhưng do kích thước lớn, trọng lượng cũng nặng đến kinh người nên ông ta không thể mang theo, càng không muốn bán rẻ cho người khác. Lúc này, việc phá hủy và chôn vùi chúng là lựa chọn tốt nhất mà Sa Hoàng Nicholas II nghĩ tới.

Để không ai có thể tìm được 1.600 tấn vàng này, Sa Hoàng Nicholas II đã ném chúng xuống hồ Baikal không đáy. Các chuyên gia thông qua việc tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan đã ước tính tổng giá trị có thể lên tới 70 tỷ USD.

Rất nhiều người luôn nhòm ngó số tiền khổng lồ này nhưng cuối cùng đều bỏ cuộc. Điều này thực sự khá kỳ lạ. Thậm chí sau khi tàu Titanic bị đắm, người ta vẫn tiến hành trục vớt lên một phần nhỏ tài sản, chỉ trừ con tàu quá lớn nên không thể tiến hành.

So với tàu Titanic, gia tài mà Sa Hoàng để lại lớn hơn nhiều, tất cả đều là báu vật. Chỉ cần xác định được vị trí, trục vớt lên nhất định đều là vàng bạc đến hoa mắt.




Nhưng tất cả chỉ trong tưởng tượng, hồ Baikal thực sự sâu không thấy đáy. Đây không phải trò đùa. Vị trí thuộc khu vực Đông Nam của Siberia này là nơi không ai muốn ở lại lâu.

“Vùng đất câm lặng” này trước kia là một vùng đất sình lầy, tổ tiên của người Mông Cổ đã sống tại đây và đặt tên dựa theo đặc điểm địa hình. Sau này, khi người Nga đến, họ đã phiên âm thành “Siberia”.

Hồ Baikal cực kỳ sâu, không ai nguyện ý tiến hành trục vớt kho báu ở đây cũng là điều dễ hiểu.

Hơn nữa, hồ Baikal vô cùng rộng lớn, cảm giác không khác đại dương là bao với dung tích lên tới 23,6 nghìn tỷ mét khối, nơi sâu nhất là 1637m. Chính vì vậy, nó đã được mệnh danh là hồ nước sâu nhất thế giới và hồ nước ngọt lớn nhất ở châu Á, châu Âu.

Hồ được hình thành do đứt gãy địa tầng, sụt lún mạnh. Hồ Baikal có chiều dài là 636km, rộng 48km, diện tích 31.500km vuông, độ cao 455m so với mực nước biển và độ sâu trung bình là 730m.





Với độ sâu như vậy, không ai nguyện ý tiến hành trục vớt kho báu của Sa Hoàng Nicholas II cũng là điều dễ hiểu. Tiền bạc đúng là rất quý, nhưng sinh mạng con người còn quý giá hơn.

Điều đáng nói là hồ Baikal không bị bao phủ trong thời kỳ Băng hà Đệ tứ, trong hồ vẫn bảo lưu rất nhiều loài động vật nước ngọt của Phân đại Đệ tam ví dụ như hải cẩu Baikal, cá hồi trắng bắc cực, cá hồi trắng Omul, cá mập… Đại đa số những người có ý định truy tìm kho báu đã từ bỏ sau khi nghe nói ở đây đã sâu thì chớ lại còn có cả cá mập.

Nguồn: KH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *