Trước đây, nhiều nhà khoa học cho rằng ngôn ngữ bắt đầu hình thành trong não bộ cách đây chỉ khoảng 5 triệu năm, với giả thuyết tổ tiên của loài người cũng là tổ tiên của cả vượn người. Việc phát hiện ra luồng tư duy ngôn ngữ hình thành trong não người từ cách đây 25 triệu năm, đã đưa ra vấn đề xem xét đến nguồn gốc tiến hóa của loài người sớm hơn ít nhất 20 triệu năm.
Đối với các nhà thần kinh học, điều này có thể so sánh với việc tìm thấy hóa thạch làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa của con người. (Ảnh: Geralt/Pixabay)
Đối với các nhà thần kinh học, điều này có thể so sánh với việc tìm thấy hóa thạch làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa. Tuy nhiên, không giống như xương, não bộ của con người không hề có hóa thạch. Thay vào đó, các nhà thần kinh học buộc phải suy luận về sự hình thành và tiến hóa của bộ não của tổ tiên chung của loài người và vượn người dựa trên việc quét và nghiên cứu não của các loài linh trưởng còn sống, rồi đem so sánh với não người.
Giáo sư Chris Petkov, trưởng nhóm nghiên cứu, đến từ Khoa Y, trường đại học Newcastle, Anh Quốc cho biết: “Phát hiện này giống như việc tìm thấy hóa thạch của tổ tiên đã thất lạc đã lâu. Điều thú vị nữa là tồn tại khả năng có những nguồn gốc còn lâu hơn thế nữa”.
Phát biểu này của giáo sư hé mở rằng nguồn gốc của loài người vẫn là một điều bí ẩn, không đơn giản như học thuyết Darwin mà nhân loại từ bấy đến nay vẫn thừa nhận.
Thực ra trong giới khoa học, cũng có rất nhiều nhà khoa học đã bác bỏ thuyết tiến hóa của Darwin. Bởi ngày càng có nhiều bằng chứng được tìm thấy khắp nơi trên thế giới hé lộ sự tồn tại của nhiều nền văn minh khác nhau, cách nền văn minh mà nhân loại biết đến thời kỳ này hàng chục triệu năm, trăm triệu năm, thậm chí cả đến tỉ năm. Ví dụ, ở Oklo, nước cộng hòa Gabon, người ta phát hiện ra một lò phản ứng hạt nhân 1,8 tỷ năm tuổi, và đã được vận hành trong thời gian 500 ngàn năm, theo vnexpress.
Sự phát triển của những nền văn minh thất lạc đó, từ những dấu vết còn lại cho thấy có trình độ công nghệ phát triển còn vượt xuất hơn hẳn nền văn minh kỳ này của chúng ta. Học thuyết cho rằng con người tiến hóa từ loài vượn hay khỉ ngày càng trở nên ngô nghê, và thiếu tính tin cậy.
Có khi nào chúng ta tiến hóa từ chính chúng ta, chứ không hề từ một loài động vật nào khác? Và chúng ta đang tiến hóa hay thoái hóa? (Ảnh: quicksandala/Pixabay)
Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ sự chuyển đổi đáng kể của luồng tư duy ngôn ngữ con người trong não bộ. Điểm khác biệt to lớn nhất chính là: phần bên trái có tư duy ngôn ngữ mạnh hơn bên phải, vì luồng tư duy ngôn ngữ bên bán cầu não phải có vẻ đã tách ra khỏi nguyên mẫu, tiến hóa thính giác, để liên quan đến các phần không phải thính giác của não.
Dựa trên dự đoán sự phát triển của thính giác, luồng tư duy ngôn ngữ của con người có thể còn lâu đời hơn. Công trình này dự báo có thể truyền cảm hứng cho những nghiên cứu sinh thần kinh học nhằm tìm ra nguồn gốc tiến hóa sớm nhất của nó, có thể còn hơn cả 25 triệu năm.
Tóm lại, con người tiến hóa từ loài nào, vẫn là một ẩn số. Có khi nào chúng ta tiến hóa từ chính chúng ta, chứ không hề từ một loài động vật nào khác? Và chúng ta đang tiến hóa hay thoái hóa, bởi rõ ràng có những thành tựu cổ xưa, con người hiện đại vẫn không đủ khả năng tái hiện, hoặc vẫn chưa thể hiểu vì sao người cổ đại có thể làm ra được những công trình đó, ví dụ như kim tự tháp? Tiến hóa hay thoái hóa, đó cũng là vấn đề mới đặt ra cho khoa học.
Nói đến cổ đại, chúng ta thường gắn với nhận thức mông muội và lạc hậu. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thử đứng ở một góc độ khác để tìm hiểu lịch sử, như vậy may chăng mới lý giải được vô vàn hiện tượng hiện vẫn bị coi là kỳ bí.
Nguồn: NTDVN
- Xuất hiện thuồng luồng dài 30m trên sông ở Malaysia?
- Tại sao lãnh cung trong Tử Cấm Thành lại thê lương, đáng sợ?
- Chuyện kỳ dị ở pháp trường Bắc Kinh: Nửa đêm thi thể vào tiệm may trộm kim chỉ khâu đầu lâu