Mọi người đều có con mắt thứ ba – bí mật gì cất giữ trong con mắt đó? P2.

Nhị Lang Thần anh tuấn uy vũ; Gia Cát Lượng sống trong nhà tranh nhưng biết hết mọi chuyện thiên hạ; Hoa Đà trong nháy mắt biết ở đâu có bệnh… Truyền thuyết kể rằng tất cả họ đều có con mắt thứ ba mới có thể làm nên những sự tình kiến người bình thường cảm thấy thần kỳ.

Vậy con mắt thứ ba thần kỳ đó có thực sự tồn tại chăng? Nó tồn tại theo phương thức nào? (Ảnh: pixabay)




3. Bí mật của con mắt nhìn thấy tất cả (con mắt của Horus, con mắt của Chúa, con mắt của Phật)
Con mắt của Horus ở Ai Cập cổ đại.

Horus là hóa thân của thần có đầu đại bàng và thần mặt trời, con mắt thần Horus là con mắt thần thánh có thể soi xét được mọi vật trên thế gian, tượng trưng cho sự phù hộ và quyền lực tối cao vô thượng của các vị Thần, con mắt này cũng có ý nghĩa giống với quả thông được thần đầu chim đại bàng giữ một bên trên cây sự sống Kabbalah của người Sumer, chỉ là quả thông được thay thế bằng con mắt của thần Horus.




Người Ai Cập cổ đại cũng tin rằng con mắt của thần Horus có thể có tác dụng tái sinh và phục hồi, ví dụ như xác ướp của pharaoh Tutankhamun thuộc triều đại thứ 18 của Ai Cập cũng có con mắt của thần Horus được vẽ trên đó.

Mà Ai Cập lại nổi tiếng với các Kim tự tháp, một số người cho rằng ý tưởng về con mắt thấu thị tất cả trên đỉnh của mô hình Kim tự tháp trong Đại ấn Hoa Kỳ bắt nguồn từ con mắt của thần Horus thời Ai Cập cổ đại. 




Con mắt thấu thị tất cả trên đầu Chúa Giêsu trong bức tranh “Bữa tối tại Emmaus” do họa sĩ người Ý Pontormo sáng tác vào năm 1525, trong thủ pháp vẽ tranh chân dung thời kỳ Trung cổ và Phục hưng, hình vẽ con mắt (thường được bao quanh bởi một hình tam giác) là một biểu tượng rõ ràng về Tam vị nhất thể (Chúa Ba Ngôi) của Cơ Đốc giáo. Mọi người đều biết rằng Con mắt thấu thị tất cả của Chúa là một biểu tượng kinh điển của thời kỳ Phục hưng (thế kỷ 14 đến thế kỷ 17), Con mắt thấu thị tất cả của Chúa được nhắc đến nhiều lần trong Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo. Con mắt của Chúa mà gần với hình thức phổ biến hiện nay, có thể bắt nguồn từ châu Âu vào thế kỷ 17 và 18. Hình thức vào thời kỳ đó là một con mắt lơ lửng trên không, đôi khi được bao quanh bởi mây hoặc ánh sáng.




Con mắt của Chúa (Eye of Providence) nằm trên quốc huy Hoa Kỳ và mặt sau của tờ tiền một đô-la,  còn được gọi là Con mắt thấu thị tất cả, tượng trưng cho con mắt của Chúa đang theo dõi loài người, hình thức phổ biến là con mắt được bao quanh bởi một hình tam giác và tia sáng rực rỡ.

Phần thân chính trên mặt trái của biểu tượng là một Kim tự tháp chưa hoàn thiện, dưới đáy Kim tự tháp có khắc thời gian năm 1776 bằng chữ số La Mã, trên đỉnh kim tự tháp sắp hoàn thiện này, con mắt của Chúa quan sát thấy hết thảy.

Có hai dòng chữ được viết ở bên trái và bên phải: Annuit Cceptis có nghĩa là “Chúa chấp thuận cho chúng ta bắt đầu”, Novus Ordo Seclorum có nghĩa là “Trật tự thế giới mới”, trong báo cáo đầu tiên của Ủy ban thiết kế huy hiệu vào ngày 20 tháng 8 năm 1776 mô tả rằng “Trên biểu tượng, con mắt của Chúa phóng ra ánh sáng lan tỏa đến khung tờ tiền và các nhân vật được in trên tờ tiền.”

Nhiều người cho rằng con mắt phía trên kim tự tháp có liên quan đến Hội Tam Điểm, kỳ thực con mắt này không phải là biểu tượng độc quyền của hội Tam điểm, thậm chí nó cũng không được thiết kế bởi Hội Tam Điểm (Hội Tam Điểm lần đầu tiên áp dụng biểu tượng mắt vào năm 1797). Trong quá trình thiết kế huy hiệu, chỉ có Benjamin Franklin là thành viên của Hội Tam Điểm, và đề xuất của ông đã không được ủy ban thiết kế huy hiệu thông qua vào thời điểm đó.

Một số người đã phát hiện ra rằng biểu tượng Con mắt của Chúa trên kim tự tháp trong tờ một đô-la là một dự ngôn đối với nước Mỹ: Quốc gia này được thành lập vào năm 1776 và sẽ đi vào Con mắt của Chúa vào năm 2012! Những người thức tỉnh sẽ hoàn thành sứ mệnh thần thánh “tịnh hoá trái đất”.




Trên trang bìa của bản gốc “Tuyên ngôn Nhân quyền” của Pháp năm 1789, có Con mắt thần kỳ của Chúa và Tượng Nữ thần Tự do, Con mắt của Chúa giống với hình trên đồng đô la Mỹ. Tượng Nữ thần Tự do của Mỹ do Pháp tặng, nguyên mẫu của nó là Tượng Nữ thần Tự do trên cầu Grenel bắc qua sông Seine ở Paris, Pháp.

Kim tự tháp được tìm thấy ở xích đạo được cho là từ lục địa Atlantis, và rất giống với kim tự tháp trên tờ 1 đô-la. Khi được chiếu tia cực tím trong môi trường tối, con mắt phía trên Kim tự tháp sẽ phát sáng. Chúa Giê-su nói: Những người ngồi trong bóng tối đã thấy ánh sáng vĩ đại (the people which sat in darkness saw great light)




Vào năm 2002, vòng tròn ngoại tiếp Kim tự tháp đã xuất hiện trên Đồi Beacon ở Hampshire, Anh. Ngoài ra còn có một con mắt  ở phía trên Kim tự tháp, xung quanh Kim tự tháp có 33 tia sáng, con số 33 này đối với Cơ Đốc giáo, Hội Tam điểm, Phật giáo và Đạo giáo đều có liên quan.

Trong thời đại của Pythagoras (Pi-ta-go), tức là vào thế kỷ thứ sáu TCN, mệnh lý số học (Numerology) chỉ định 33 là con số cuối cùng cao cấp nhất, 33 là con số thần thánh nhất, biểu thị chân lý thần thánh:




Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá năm 33 tuổi;

Joseph và Đức Mẹ Maria kết hôn khi họ 33 tuổi.

Chúa Giê-su đã làm được 33 phép lạ;

Tên của Chúa xuất hiện 33 lần trong sách “Sáng thế ký”;

Newton đã tìm ra một phương pháp đo nhiệt độ dựa trên các hiện tượng tự nhiên ─ Phương pháp đo Newton, lấy nhiệt độ của nước đá đang tan chảy làm mốc, gọi là không độ, thì nhiệt độ của nước sôi, kết quả cuối cùng của tất cả các quá trình giả kim, là 33 độ, mà Newton cũng là một thành viên Hội Tam Điểm.

Đẳng cấp cao nhất trong Hội Tam Điểm là 33;

Các thành viên hội Tam điểm thường nói “Mọi thứ được tiết lộ trong con số 33”;

Thiền tông có 33 đời tổ sư;

Đạo gia cho rằng có 33 tầng trời trong Tam giới.




Đầu của các bức tượng Phật như Phật Thiên Đàn ở Hồng Kông hầu hết có hình quả thông, tượng trưng  thể tùng quả là nguồn của trí tuệ; điểm ở chính giữa hai lông mày trên các bức tượng Phật là vị trí của thiên mục.

Phật gia gọi con mắt thứ ba là Thiên mục, và chia Thiên mục thành năm tầng thứ lớn là nhục nhãn thông, thiên nhãn thông, huệ nhãn thông, pháp nhãn thông và Phật nhãn thông. Mặc dù chức năng sinh lý của thể tùng quả cho đến gần đây mới được phơi bày, nhưng các nền văn minh và tôn giáo cổ đại từ lâu đã biết rằng thể tùng quả ở trung tâm não người là thông đạo kết nối giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần. Thể tùng quả rất quan trọng trong việc khai phát năng lực siêu nhiên, nó được coi như nguồn gốc của năng lượng cao cấp và có liên quan mật thiết đến sự đề cao tâm linh của con người.


Con mắt Phật ở chính giữa  lông mày trên đầu của tượng Phật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ vi quan có thể thấy trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới.

Tượng Phật ngồi đả toạ, giống như một kim tự tháp có thể thu thập năng lượng vũ trụ. Phật nhãn lúc này như con mắt thấu thị tất cả trên đỉnh của kim tự tháp trong quốc huy Hoa Kỳ, Phật gia giảng Phật vô xứ bất tại. Phật Pháp vô biên, phổ độ chúng sinh; Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh!
Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *