Ở Ireland, cho đến tận ngày nay những câu chuyện về các nàng tiên vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, họ hoàn toàn không giống những nàng tiên thường được miêu tả trong các câu chuyện của Mỹ.
Khu Đất Thiêng ở Ireland – nơi con người có thể kết nối với các “nàng tiên”? (Ảnh qua Pinterest)
Thay vì trông giống như những sinh vật có cánh trong thần thoại, Pat Noone – người nông dân Ireland nói rằng các nàng tiên trông giống một người bình thường. Anh ấy hay thấy họ chơi nhạc và nhảy múa.
Anh nói: “Các nàng tiên rất giống người bình thường, nhưng không cao bằng chúng ta. Họ không cao lắm. Họ thường mặc quần áo màu xanh lá cây và màu đỏ. Tuy nhiên, họ cũng có thể thay đổi ngoại hình và chiều cao tương đương để phù hợp với hoàn cảnh”.
Thế giới cổ tích Aos Sí
Các thành viên của thế giới cổ tích Aos Sí sống thành một nhóm. Tại trang trại Green Hills ở Kilconnell – Ireland, Noone đã làm nông được 40 năm. Tại đây, anh được nhiều người biết đến vì có mối liên hệ với các tiên nữ ở vùng đất linh thiêng cổ xưa. Trang trại rộng 68m2 là địa điểm của một cánh đồng cổ tích, và một cửa ngõ dẫn đến một thế giới khác.
Noone nói rằng: “Rất nhiều người đến đây để xem các tiên nữ trên cánh đồng này, và họ đã có những trải nghiệm tuyệt vời ở đây. Tôi biết đường dẫn đến thế giới cổ tích.”
Một địa điểm chôn cất cổ đại
Noone nói rằng trang trại của ông được xây dựng trên một “đường thẳng khổng lồ”, nơi những tảng đá cổ khổng lồ được sắp xếp. Ông cho rằng cự thạch được ước tính có thể lên đến 7.000 năm tuổi, nhưng không ai có thể nói chắc chắn.
Một trong những viên đá nằm đứng mà anh gọi là “đá màu mỡ” có chứa các trường năng lượng và được cho là thu hút những người “nhạy cảm”.
Một gò mộ lớn thời đồ đồng là nơi yên nghỉ của một thủ lĩnh cổ đại. Noone ước tính việc chôn cất diễn ra cách đây 2.500 năm.
Trong quá trình xây dựng một tuyến đường sắt ở trang trại, các công nhân đã tìm thấy bảy thanh kiếm – những thanh kiếm nghi lễ được sử dụng bởi người Celt. Sau khi phát hiện ra thanh kiếm vào năm 1840, các lưỡi kiếm đã được chuyển về một viện bảo tàng ở London để cất giữ.
Nghi thức chữa bệnh
Pat Noone tại trang trại Green Hills, Ireland (Ảnh qua Youtube)
Khu đất này có có công dụng chữa bệnh kỳ diệu, và người nông dân tự xem mình là “thầy lang”. Anh ấy sử dụng dây đồng và quấn quanh các tình nguyện viên.
Anh nói: “Tôi có thể cảm thấy sức nặng của sợi dây khi nó mang năng lượng xấu ra khỏi cơ thể bạn và giải phóng bạn.”
Có phải Noone khẳng định rằng anh ấy sẽ chữa khỏi bệnh? Không, nhưng thay vào đó anh nói rằng anh có thể khai mở “năng lượng chữa bệnh” trong cơ thể, và “con mắt thứ ba” của chúng ta.
Anh ấy nói: “Tôi không tuyên bố sẽ chữa khỏi bất cứ bệnh tật gì cho ai. Chỉ có bạn mới tự chữa khỏi bệnh cho mình thôi. Điều tôi làm đó là giải phóng tâm trí bạn, thân thể bạn, và con mắt thứ ba của bạn. Đó là tất cả những gì mà tôi sẽ làm, tôi sẽ giải phóng năng lượng. Mọi người đều có năng lượng tốt trong cơ thể”.
Anh còn cho biết thêm: “Tôi cũng “chữa bệnh” cho những mảnh đất “bị nguyền rủa”, mang lại điều xui xẻo cho chủ đất bằng cách “lấy lại sự may mắn”.
Noone nói: “Tôi nhận được những bức ảnh chụp của mảnh đất từ những nơi xa xôi như Scotland, xứ Wales và Anh. Những người khách này đang muốn cải tạo đất hoặc bất kỳ thứ gì liên quan đến đất đai. Họ muốn biết xem, liệu có cây Thần nào trong khu đất của họ không, để tránh bị gặp vận rủi khi vô tình chặt mất cây Thần ấy đi”.
Những người canh giữ vùng đất Thiêng
Noone nói rằng, có các cánh cổng dẫn đến những thế giới khác ở trên vùng đất linh thiêng này. Đôi khi nó mang lại cảm giác bình yên cho du khách. Trong suốt một thế hệ, gia đình ông đã cẩn thận giữ gìn những bụi cây táo gai, vì nó có liên quan đến các nàng tiên.
Mặc dù việc cắt bỏ bụi cây sẽ tạo sự thông thoáng để gia súc được chăn thả nhiều hơn, nhưng gia đình anh vẫn giữ nguyên bụi rậm và để nó phát triển sum suê.
Noone nói về việc cha anh từ chối chạm vào những bụi cây táo gai: “Đó là điều chúng ta nên làm. Họ là những người trông nom vùng đất và họ đã giữ cho vùng đất được thiêng liêng suốt bao thế hệ”.
Ngoài ra, có những cây cổ tích, mà du khách đính kèm các mảnh vải như một “lời cảm ơn hoặc lời chúc đến các nàng tiên” .
Du khách đính kèm các mảnh vải như một “lời cảm ơn hoặc lời chúc đến các nàng tiên” lên các cây cổ tích. (Ảnh qua Twitter)
Cảm giác thanh thản và sợ hãi
Khi được hỏi mọi người trải nghiệm gì ở Green Hills, Noone nói:
“Họ đã tìm thấy “sự bình yên” ở đây, một sự bình yên nội tại. Đó là những gì họ đã tìm thấy; họ đã tìm thấy cảm xúc thật của mình”. Noone nói: “Họ đã tìm thấy rất nhiều thứ khác, nhưng tôi sẽ không kể những điều đó cho bạn. Bạn nên tự đến đó để trải nghiệm”.
Mặc dù nhiều người trải nghiệm cảm giác yên bình, nhưng những người khác lại cho biết họ cảm thấy sợ hãi.
Du khách đến thăm “pháo đài cổ”, được xây gần một cây cổ thụ, đã thử ở lại qua đêm. Ngay trong đêm đó, họ đã bỏ đi trong nỗi kinh hoàng và từ chối chia sẻ những gì họ đã trải qua.
Gặp gỡ với các nàng tiên
Noone mô tả có những khoảnh khắc anh như mất phương hướng, và quên mất mình đang ở đâu. Những người khác thì nói rằng khi đang lái xe trên đường, họ bỗng quên mất họ đang ở đâu trong một vài khoảnh khắc. Noone gọi đây là “nàng tiên đi lạc”, một trạng thái giống như xuất thần.
“Người xưa thường nói khi đi chơi ở cánh đồng thần tiên, bạn nên mang theo một túi đá. Không ai biết túi đá dùng để làm gì”, Noone nói. Bây giờ, anh ấy tin rằng những viên đá này dùng để ném xuống đất. Nếu không, người ta có thể nhầm một con sông thành một con đường và bị lạc mất đường về.
Mặc dù đôi khi các nàng tiên có thể là những “kẻ lừa phỉnh”, nhưng Noone vẫn khẳng định họ rất tốt bụng và muốn được tôn trọng. Trong một số trường hợp, họ cũng cần được giúp đỡ. Nhưng sau đó, họ sẽ hỏi mong muốn của bạn là gì như một sự đền đáp.
Noone nói thêm: “Tôi chưa bao giờ nhờ họ giúp đỡ vì tôi sợ họ sẽ đòi hỏi lại tôi điều gì đó. Và họ có thể yêu cầu một “cuộc sống” như con người. Nó là một hình thức “có qua có lại”, vì vậy chúng ta không nên yêu cầu một cái gì đó khi chưa biết cái giá phải trả”.
Nguồn: TH
- Tấm vải liệm Chúa Jesus là thật hay giả?
- Illuminati thống trị thế giới: Nguồn gốc và bản chất
- Vì sao “Tây Du Ký” được coi là thiên cổ đệ nhất kỳ thư?