Sự kiện kỳ bí tại lăng mộ 2 vị hoàng đế mà khoa học ngày nay không giải thích được

Nhóm khảo cổ còn chưa kịp suy xét thêm thì đột nhiên rất nhiều rắn độc từ trong tường bò ra, và một số thành viên trong nhóm đã bị rắn độc cắn. Điều kinh hoàng hơn nữa là chiếc xe họ đậu bên sườn núi cũng không hiểu sao bị trượt khỏi sườn núi.

Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn  (Prince Roy / Wikimedia Commons, CC BY2.0)




Từ xưa, các vị hoàng đế Trung Quốc luôn coi mình là Thiên Tử (con Trời). Trong con mắt của họ, họ chính là hóa thân của rồng thực sự và có quyền lực cao nhất, vào đời trước hoặc sau khi tạ thế, họ đều được Thần linh che chở. Trong lịch sử Trung Quốc, các lăng tẩm của vua chúa luôn là nơi bị rất nhiều kẻ trộm mộ dòm ngó và muốn trộm nhất. Tuy nhiên, các lăng tẩm đều thường có các biện pháp phòng trộm nghiêm mật nhất, và tất nhiên cũng có rất nhiều các truyền thuyết ly kỳ. Giống như Ôn Thao của nước Lương thời Ngũ Đại (gồm năm triều đại thay đổi nhau thống trị vùng Trung Nguyên: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu ở Trung Quốc) căn bản đã lật tung 18 lăng mộ ở Quan Trung, nhưng khi đào trộm ở Càn Lăng của Đường Cao Tông thì bị trận cuồng phong và sấm sét. Cuối cùng đành phải từ bỏ ý đồ,  lúc đó thời tiết trở lại bình thường, khiến hắn sợ đến mức không bao giờ dám nghĩ đến Càn Lăng nữa.

Ôn Thao

Tương truyền, tại lăng mộ của hai vị hoàng đế này đã phát sinh những sự việc kỳ bí, mà tới nay khoa học không thể giải thích. Đó là Thành Cát Tư Hãn, người đã chết trong cuộc chinh phạt Tây Hạ năm 1227 và được chôn cất trong bí mật, người còn lại là vị hoàng đế sáng lập nhà Minh – Chu  Nguyên Chương . Ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn chưa từng được thế nhân tìm thấy, người ta kể rằng sau khi hoàn thành lăng mộ, thuộc hạ của ông đã cho hàng nghìn con ngựa san bằng hoàn toàn dấu vết trên mặt đất, đồng thời sử dụng một số phương pháp đặc biệt để không ai có thể tìm thấy vị trí thực sự của ngôi mộ. Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 2002, nhóm khảo cổ của Woods, một nhà sử học tự do người Mỹ, của Đại học Chicago và người buôn vàng Kravitz, tuyên bố đã tìm thấy lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn .




Thành Cát Tư Hãn. 

Tuy nhiên, nhóm khảo cổ Mỹ bất ngờ quyết định từ bỏ cuộc khai quật sau hàng loạt sự cố không may. Khi đó, họ phát hiện ra khu lăng mộ được bảo vệ bởi một bức tường dài gần 2km, ngôi mộ không còn nguyên vẹn và có dấu hiệu bị đào trộm. Một bên bức tường có hai bộ xương khô đầu đã lìa khỏi thân, rất có thể đây là những kẻ đào trộm lăng mộ trước đó. Nhóm khảo cổ còn chưa kịp suy xét thêm thì đột nhiên rất nhiều rắn độc từ trong tường bò ra, và một số thành viên trong nhóm đã bị rắn độc cắn. Điều kinh hoàng hơn nữa là chiếc xe họ đậu bên sườn núi cũng không hiểu sao bị trượt khỏi sườn núi. Các cựu lãnh đạo Mông Cổ đã cáo buộc hành vi của nhóm khảo cổ làm kinh động tới tổ tiên của họ và yêu cầu họ dừng hoạt động khai quật. Trước hàng loạt các sự việc kỳ bí xảy ra, nhóm khảo cổ đã buộc phải chấm dứt các hoạt động khai quật.

Câu chuyện đằng sau vị Hoàng đế khai quốc nhà Minh – Chu Nguyên Chương, cũng mang đầy màu sắc kỳ dị. Sự việc xảy ra trong quá trình chôn cất ông khiến mọi người cảm thấy nghi hoặc không giải thích nổi. Vào ngày an táng của Hoàng đế Chu Nguyên Chương, 13 quan tài được đưa ra khỏi 13 cổng thành cùng một lúc. Không ai biết thi thể thật sự của Hoàng đế nằm trong quan tài nào. Nhưng trước khi chết, ông đã định sẵn nơi đặt lăng mộ của mình thì dùng 13 chiếc quan tài có tác dụng gì. Có ý kiến nói rằng, ông không phải được chôn ở Hiếu Lăng, mà được chôn ở Triều Thiên cung. Mã Hoàng hậu được chôn ở Hiếu Lăng, cho nên tại đây trong một thời gian dài vào lúc nửa đêm có thể nghe thấy tiếng khóc.




Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương

Năm đó, khi quân phiệt Tôn Điện Anh khai quật Dụ Lăng của vua Càn Long, một sự việc bất ngờ cũng đã xảy ra. Quan tài của phi tử được an táng cùng trên giường đá, chỉ riêng quan tài của Càn Long từ trên giường đá di động ra sau cửa đá, chặn cửa đá không cho mở ra khiến bọn họ không cách nào mở ra mà đành rút lui và vô cùng sợ hãi. Sau đó, một chuyên gia giải thích rằng đó là do lực nổi của nước trong cung điện dưới lòng đất đã di chuyển quan tài, và do trùng hợp ngẫu nhiên, nó đã chèn lại cánh cửa. Nhưng cách giải thích này không thuyết phục được nhiều người bởi tại sao năm chiếc quan tài còn lại không di chuyển? Có phải vì Càn Long biết có đạo tặc tới đào lăng mộ, đã tự mình đi ra chèn cổng đá?


Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *