Rất nhiều người trên thế giới có thể nhìn thấy cảnh tượng thảm họa trong giấc mơ trước khi chúng xảy ra.
Ảnh: The Epoch Times
Trong các sự kiện lớn, chủ chốt trong lịch sử nhân loại, các sự kiện có tác động mạnh mẽ đến tâm lý xã hội nói chung như hai cuộc chiến tranh thế giới, vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, hay các thảm họa tự nhiên, thường thấy xuất hiện rất nhiều báo cáo về các trường hợp tiên tri (biết trước sự việc) và khả năng ngoại cảm (khoa học gọi là nhận thức tăng cường, nhận thức siêu thường hay nhận thức bằng giác quan thứ 6).
Giác quan thứ 6 dường như sẽ được kích hoạt khi các thảm họa xảy ra.
Thông thường các cảnh tượng báo trước về một thảm họa tương lai sẽ xuất hiện trong các giấc mơ; nhưng trong những trường hợp khác hiện tượng này có thể xuất hiện khi một người đang rất tỉnh, tại đúng thời điểm sự kiện xuất hiện.
Dường như trong Thế chiến I, từ trên chiến trường, những người lính có thể truyền các thông điệp thần giao cách cảm đến những người thân yêu ở cách xa đó nghìn dặm.
Thần giao cách cảm được hiểu là khả năng truyền ý nghĩa từ xa không thông qua ngôn ngữ hay hành động.
Ảnh: The Epoch Times
Nhà thiên văn học và tác giả người Pháp Camille Flammarion đã thu thập khá nhiều báo cáo trong Thế chiến I về hiện tượng tiên tri và thần giao cách cảm. Trong cuốn sách xuất bản năm 1921 với tiêu đề “Cái chết và Bí ẩn của nó (Death and Its Mystery)”, ông viết:
“Tôi nhận được một lượng lớn các bức thư kể cho tôi nghe về trường hợp những người lính trên chiến trường có khả năng gửi thông điệp đến người thân yêu ở xa cách [hàng nghìn dặm] thông qua phương thức thần giao cách cảm”.
Một trong số các ví dụ được ông đưa ra là trường hợp của “Quý bà D (giấu tên để tránh gây phiền phức cho nhân vật được nói đến)”.
Chồng bà D tham gia chiến trường xa. Đã lâu bà D không nhận được bức thư nào của ông, nên bà đang rất lo lắng. Nỗi lo lắng của bà chỉ phần nào được thuyên giảm khi bà rốt cục đã nhận được một bức thư của ông vào sáng ngày 25/8/1914.
Buổi chiều hôm đó, bà ngồi nghe em gái đánh đàn piano. Đột nhiên bà đứng dậy, bật khóc thống thiết rồi ngã xuống, bất tỉnh. Lúc đó kim đồng hồ điểm đúng 3 giờ chiều. Khi tỉnh lại, bà cho biết vào đúng khoảng khắc đó, bà bất chợt nhìn thấy cảnh tượng tàn sát đẫm máu trên chiến trường. Thê thảm hơn, bà đã nhìn thấy chính chồng mình đổ gục, ngã xuống, rồi ra đi.
Sau này bà phát hiện ra, chồng bà đã hy sinh vào đúng 3 chiều trong đúng cái ngày định mệnh 25/8 đó.
Người phụ nữ khụy ngã khi nhìn thấy cảnh chồng mình tử nạn trên chiến trường vào đúng thời điểm ông ra đi. Bà đã trực tiếp trông thấy cảnh này.
Ảnh: The Epoch Times
Flammarion đã viết: “Nhiều người có thể không đồng tình với nhận định này. Trong giai đoạn chiến tranh triền miên, không có gì ngạc nhiên khi một phụ nữ trẻ yêu thương chồng mình sợ hãi lo lắng cho sự an nguy của chồng cô. [Do đó, cái linh cảm trực giác bất an trường kỳ đó trên thực tế là tình trạng chung của rất nhiều người giống bà D có chồng ra trận]. Nói cách khác, điểm then chốt của sự kiện này không nằm ở cái linh cảm hay trực giác kia, mà nằm ở sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng chuẩn xác đến kinh ngạc về ngày giờ giữa thời điểm xuất hiện linh cảm trực giác đó và thời điểm xảy ra biến cố tai ương [chồng bà tử nạn trên chiến trường].”
Sự rõ ràng chân thực của cảnh tượng và cú sốc tinh thần mạnh mẽ cũng góp phần phân tách trường hợp này với các giấc mộng mơ hồ hay linh cảm trực giác mờ ảo không thực, Flammarion cho biết thêm
Trong quá khứ, ông cũng đã từng viết về các trường hợp tương tự. Một trong số đó khá ấn tượng:
“Một trường hợp trong số đó thậm chí đưa ra ngày tháng tử nạn khác hẳn so với thời điểm được cung cấp bởi cục quân đội. Thời điểm tử nạn này sau đó đã được xác thực lại là chính xác. Còn thời điểm chính thức được cung cấp bởi cục quân đội ban đầu lại là sai”.
Rất nhiều người có thể cảm nhận được biến cố của một người thân ở xa – Khả năng này được gọi là đồng thấu cảm (simulpathity).
Ảnh: The Epoch Times
TS Bernard Beitman là một bác sĩ tâm thần học từng tu học tại Đại học Yale danh giá. Ông là người chuyên nghiên cứu về các hiện tượng trùng hợp có ý nghĩa. Ông thậm chí đã thiết lập một bộ môn gọi là “khoa học về sự trùng hợp”.
Trải nghiệm trên của các quân nhân trên chiến trường, ông đặt tên cho nó là khả năng “đồng thấu cảm”. Trên thực tế, mối cơ duyên hướng ông đến việc nghiên cứu các hiện tượng trùng hợp xuất phát từ một trải nghiệm đồng thấu cảm của chính bản thân ông.
Một ngày nọ, ông bị nghẹn một cách khó hiểu, mặc dù không hề ăn bất cứ thứ gì lúc đó. Sau này ông phát hiện ra rằng vào đúng thời điểm ông bị nghẹn, bố ông ở cách xa hàng nghìn dặm cũng đang lên cơn nghẹn. Cơn nghẹn định mệnh đó đã cướp đi sinh mạng của bố ông. Tuy nhiên, điều này không hiếm gặp, bởi ông biết được rất nhiều người khác với trải nghiệm tương tự như vậy.
Trong vài ngày thậm chí vài tuần trước thời điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố kinh hoàng vào cái ngày định mệnh 11/9, rất nhiều người đã báo cáo có những giấc mơ khủng khiếp (sau này được xác nhận là giấc mơ báo trước tương lai) hoặc có một cảm giác bất an về một thảm họa đang trực chờ.
Quang cảnh vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001. Ảnh: radioalfurqaan
v
Ngày 9/9/2001, tức trước sự kiện thảm họa đúng 2 ngày, chàng thanh niên trẻ 29 tuổi Andrew Bailey lúc đó đang ngủ đột nhiên la hét ầm ĩ. Sau khi tỉnh dậy, anh cho biết mình đã gặp phải một cơn ác mộng, trong đó Thần Chết đến đón anh đi.
Hai ngày sau, tức đúng vào cái ngày 11/9 định mệnh, Bailey đã bỏ mạng trong tòa Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới.
“[Trước hôm đó], Andrew luôn bảo tôi rằng anh sẽ chết trước tuổi 30”, vợ anh, cô Miosotys Fernandez, chia sẻ với tờ Birmingham Mail.
>
Sau này, khi cô dọp dẹp góc tủ của chồng, cô đã bị sốc. “Tất cả đồ dùng cá nhân của anh đều nằm ở đây, ví tiền, đồng hồ, thẻ tín tụng – những thứ anh thường mang theo khi đi làm. Như thể anh biết được sau buổi sáng hôm đó anh sẽ rời xa tôi mãi mãi”, cô Fernandez cho hay.
Bonnie McEneaney, người cũng có chồng qua đời trong vụ tấn công khủng bố ngày 9/11, nhớ lại một trải nghiệm tương tự. Cô đã nói chuyện với rất nhiều gia đình khác cũng mất người thân trong vụ tai nạn và phát hiện rất nhiều người trong số họ (người đã khuất hoặc người thân của người đã khuất) cũng có các giấc mơ báo trước về vụ tai nạn này. Sau khi tập hợp các thông tin liên quan, cô đã nghiên cứu và xuất bản một cuốn sách về hiện tượng kỳ lạ này với tiêu đề “Các thông điệp: Dấu hiệu, Chuyến thăm và Điềm báo từ những người thân bị bỏ mạng trong ngày 11/9 (Messages: Signs, Visits and Premonitions from Loved Ones Lost on 9/11)”.
Khi tháng 9 đến gần, chồng cô đột nhiên trở nên căng thẳng và cho biết có lẽ anh sẽ sớm phải ra đi.
Chồng cô, Eamon McEneaney, luôn nói với cô rằng có lẽ anh sẽ phải chết trẻ, rằng anh sẽ không sống sót quá lâu sau năm 2000. Khoảng vài tuần trước ngày 11/9, anh trông có vẻ căng thẳng rõ rệt, cô trao đổi với tờ Daily Mail. Anh từng chia sẻ với cô về khả năng xảy ra một vụ tấn công khủng bố khác vào Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (tòa tháp phía bắc – tháp số 1 từng bị đánh bom vào năm 1993).
Trong khoảng thời gian này, anh thường xuyên dặn dò cô, “Tốt nhất em nên nghiêm khắc hơn với lũ trẻ. Bởi vì một khi anh không còn nữa, có thể em sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống”.
“Nếu các trường hợp này được nhìn nhận một cách riêng biệt đơn lẻ, thì rất nhiều trong số chúng có thể bị coi như một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là [ảo giác sinh ra] do ảnh hưởng tâm lý của một nỗi thống khổ quá to lớn. Tuy nhiên bởi lẽ rất nhiều gia đình các nạn nhân trong vụ 11/9 đã trải qua một hiện tượng tương tự, nên việc bác bỏ nó trở nên không hề dễ dàng”, cô viết.
Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh Hoa Kỳ đang tiến hành thu thập các báo cáo về điềm báo, dự cảm hay giấc mơ về sự kiện 11/9, tuy rằng cho đến nay Hiệp hội chưa công bố bất kỳ kết quả nghiên cứu nào.
Rất nhiều người đã báo cáo một giấc mơ tiên tri về thảm họa khai thác mỏ ở xứ Wales (thuộc Vương quốc Anh) đã khiến hơn 100 em học sinh thiệt mạng.
Các nhân viên cứu hộ tại hiện trường đổ nát của Trường Trung học Pantglas tại Aberfan, miền Nam xứ Wales, nơi một mỏm than đã đổ sụp, cướp đi tính mạng của hơn 190 học sinh và thầy cô giáo. Ảnh: Keystone / Getty Images
Người dân làng khai mỏ Aberfan ở xứ Wales tham dự đám tang tập thể của các em học sinh và giáo viên đã bỏ mạng trong vụ sạt lở vùi lấp trường trung học. Ảnh: George Freston / Getty Images
Vào thập niên 60, nhà tâm thần học người Anh, TS. J.C. Barker đã thu thập báo cáo về trường hợp các giấc mơ dường như dự đoán chính xác thảm họa khét tiếng tại làng Aberfan. Một mỏ than đã đổ sập tại làng Aberfan ở xứ Wales, khiến hơn 100 em học sinh thiệt mạng.
Thông qua các báo đài, Barker đã đề nghị mọi người liên hệ với ông nếu bất kỳ ai từng có giấc mơ báo trước về thảm họa này trước khi sự việc xảy ra. Tổng cộng, ông đã nhận được 76 báo cáo, 24 trong số đó có thể xác thực được.
Trong mơ, một người phụ nữ nhìn thấy một “thác than” đổ xuống dọc theo sườn núi.
Các công nhân cứu hộ dọn dẹp rác và bùn vào ngày 22/10/1966, gần đống đổ nát của trường trung học Pantglas ở Aberfan, miền nam xứ Wales, nơi một mỏm than sụp đổ khiến vô số trẻ em thiệt mạng. (Keystone / Getty Images)
Chẳng hạn, giấc mơ với bằng chứng mạnh mẽ nhất về khả năng dự cảm là của một người phụ nữ 47 tuổi từ Plymouth, Anh. Trong mơ, cô đã nhìn thấy một “thác than” đổ sập xuống dọc theo sườn núi. Cô biết nơi đó là xứ Wales. Ở dưới chân núi cô nhìn thấy một cậu bé đang đứng, nét mặt cậu dường như trông rất kinh hãi trước cảnh tượng trước mặt. Nhưng sau đó cậu bé đã được giải cứu. Cậu bé đứng gần một nhân viên cứu hộ với chiếc mũ nhọn trông khá kỳ lạ.
Sau thảm hoạ, bản tin của Anh cho thấy cậu bé này và chính nhân viên cứu hộ đó với chiếc mũ bất thường. Barker đã nói chuyện với một vài người quen của người phụ nữ đó, những người đã được cô kể về giấc mơ trước thời điểm mỏ than sụp đổ. Họ xác nhận cô ấy đã kể cho họ các chi tiết rất chính xác trước khi sự việc xảy ra.
Một nghiên cứu khoa học kéo dài 17 năm đã đo lường khả năng tác động vật lý của ý thức tập thể toàn cầu trong các sự kiện lớn, chủ chốt (rất nhiều người tập trung suy nghĩ vào một chủ đề hay sự kiện).
Tư tưởng con người có thể tác động đến sự phát sinh các biến cố ngẫu nhiên. Ảnh: The Epoch Times
Dự án Ý thức Toàn cầu (Global Consciousness Project), dẫn đầu bởi TS. Roger Nelson, đã được triển khai từ năm 1998 nhằm thử nghiệm giả thuyết cho rằng một loại trạng thái cảm xúc tăng cường trên phạm vi toàn cầu trong các sự kiện lớn, chủ chốt sẽ tạo nên tác động vật lý trong đời thực. Lấy ví dụ, nếu rất nhiều trên thế giới tập trung suy nghĩ vào việc hoàn thành một việc nào đó, và chỉ đơn thuần tập trung suy nghĩ chứ không làm gì cả, thì chỉ riêng cái hành động “tập trung suy nghĩ” đó của rất nhiều người tự nó đã có thể có tác động rất thực tại đến thế giới vật chất bề mặt này. Điều này khó tin, nhưng là thật. Khả năng tác động lên vật chất bằng ý thức được gọi là telekinesis/psychokinesis, một thí dụ đơn giản nhất trong đó là khả năng di chuyển đồ vật từ xa.
Công năng dịch chuyển đồ vật từ xa. Ảnh: phoenixisrisen
Đây là cách ông dùng để kiểm tra khả năng telekinesis toàn cầu trong các sự kiện mang tính toàn thế giới: Kết quả các thí nghiệm trước đây tại Đại học Princeton đã cho thấy tâm trí con người có thể có một tác động vật lý đến các máy tạo biến cố ngẫu nhiên. Những máy này giống với máy tung đồng xu điện tử. Có 50% khả năng đồng xu sẽ hiển thị mặt sấp (tail – T), 50% khả năng còn lại đồng xu sẽ hiển thị mặt ngửa (head – H).
Nếu một người tập trung tư tưởng muốn đồng xu lật mặt sấp và mặt sấp xuất hiện trong 80% số lần (lớn hơn xác suất 50%), khi đó sẽ chỉ có một cách giải thích khả thi, chính tâm trí người đó sẽ tạo nên tác động vật lý đến đồng xu khiến nó cho ra kết quả như vậy. Bởi lẽ theo nguyên lý xác suất thống kê, khi số lần tung đồng xu càng nhiều, thì tỷ lệ số lần xuất hiện của mặt sấp hoặc ngửa sẽ tiệm cận và càng tiến đến gần hơn đến tỷ lệ xác suất chuẩn, hay giá trị kỳ vọng (tức 50%). Do đó, khi có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ xuất hiện của mặt (sấp hay ngửa) so với tỷ lệ xác suất chuẩn (80% so với 50%), thì hẳn phải có nhân tố tác động bên ngoài nào đó khác, và trong trường hợp này nó chính là sự tập trung tư tưởng của con người. Đây là một minh hoạ đơn giản cho cơ chế hoạt động của cỗ máy.
Ý tưởng của Dự án Ý thức Toàn cầu là thiết lập các máy tạo biến cố ngẫu nhiên và quan sát xem liệu chúng có sai khác, có thiên lệch khỏi sự may rủi đơn thuần (tính bằng tỷ lệ xác suất chuẩn) trong các sự kiện lớn, chủ chốt qua nhiều năm hay không. Có. Nó thật sự có sự sai khác, thiên lệch.
Ảnh: blogwyrm
Vậy nhân tố đứng đằng sau sự thiên lệch này là gì? Chính là sự tập trung tư tưởng của một quần thể người đông đúc, trên quy mô toàn cầu vào một đối tượng chung, cụ thể.
Nhưng một tuyên bố của TS Nelson trên trang blog của Dự án Ý thức toàn cầu (GCP) công bố kết quả năm ngoái:
“Kết quả là một sự khẳng định rõ ràng về một giả thuyết phổ biến … rằng các sự kiện lớn, chủ chốt trên phạm vi toàn cầu mà đã nhích mọi người lại gần nhau thông qua những suy nghĩ tương đồng và những cảm xúc đồng bộ, là có liên hệ [mạnh mẽ] với những thay đổi được ghi nhận trong biểu hiện của mạng lưới các nguồn thông tin ngẫu nhiên”.
Hãy thử lấy ví dụ là sự kiện 11/9 để hiểu rõ hơn câu nói trên của TS Nelson. Vụ khủng bố 11/9 là một sự kiện lớn, chủ chốt bởi vì nó là vụ tấn công khủng bố có mục tiêu của nhóm khủng bố Hồi giáo al-Qaeda chống lại Hoa Kỳ.
Sự kiện 11/9 có quy mô toàn cầu, bởi lẽ thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, thông tin về nó đã được lan truyền rộng khắp trên thế giới, đến gần như mọi ngõ ngách trên hành tinh. Và hệ quả tất yếu là rất nhiều người trên thế giới sẽ nghĩ đến nó (suy nghĩ tương đồng), có cảm xúc giống nhau (cảm xúc đồng bộ) về nó, ví như sợ hãi, lo lắng, chấn động, hoang mang v.v… Nói cách khác, khi sự việc xảy ra rất nhiều người trên thế giới sẽ đồng thời tập trung suy nghĩ và xúc cảm của họ cho sự kiện này. Và chính cái sự tập trung tinh thần và xúc cảm cao độ một cách đồng thời cho một sự kiện lớn, chủ chốt mang tính toàn cầu này, sẽ tạo nên một tác động vật lý (sự thay đổi được ghi nhận) lên thế giới vật chất thực tại bên ngoài (biểu hiện của mạng lưới các nguồn thông tin ngẫu nhiên).
Khi nhiều người chia sẻ cùng suy nghĩ và cảm xúc, nó sẽ tạo ra một tác động đến thế giới vật chất bên ngoài. Ảnh: Lolloj/iStock
Có người có thể băn khoăn, nếu những giấc mơ tiên tri này là thật, thì nó có thể giúp cảnh báo trước thảm họa. Sẽ thật tệ nếu không thể nắm bắt được cơ hội “thoát nạn” có một không hai. Phải làm sao để phân biệt được những giấc mơ dạng này?.
Trên thực tế, thông thường khi sự việc đã xảy ra rồi thì chúng ta mới nhận thức được chúng. Và chúng ta không nên tự trách bản thân nếu trực giác mách bảo có điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra nhưng chúng ta lại không thể ngăn chặn được nó.
Nhà thần kinh học nhận thức TS. Julia Mossbridge là một người chuyên nghiên cứu các giấc mơ báo trước tương lai. Bà chia sẻ rằng, khi bà có tổ chức các buổi nói chuyện về chủ đề này, thi thoảng bà gặp một loại trường hợp sau. Có ai đó trong khán giả sẽ đứng lên và nói rằng, anh ta đã mất đi người thân yêu trong một trường hợp xuất hiện giấc mơ tiên tri như vậy. Anh ta tỏ ra buồn bã và nói, “Có phải cô đang ám chỉ rằng đáng lẽ ra tôi nên biết trước điều này, đáng lẽ ra tôi có thể hiểu được ý nghĩa của giấc mơ dạng này, và đáng lẽ ra tôi đã có thể ngăn chặn nó xảy ra?”.
Nhưng anh ta không sai, bởi thực ra không phải vậy. Những linh cảm thường mơ hồ, không rõ ràng, và cũng dễ hiểu, dễ thông cảm khi mọi người đinh ninh rằng các giấc mơ của họ chỉ đơn thuần là các giấc mơ. Mossbridge thường sẽ phản hồi, chấn an người đó như sau:
“Anh có biết các kí ức trong bộ não mình mờ nhạt và “dễ quên” đến mức độ nào không?”, Mossbridge hỏi. “Kí ức vốn dĩ đã mờ nhạt rồi, thứ linh cảm trực giác này còn mờ nhạt hơn. Thứ linh cảm này, phần lớn mọi người thậm chí còn không biết rằng họ sở hữu một phần nhỏ khả năng đó. Nếu tự trách mình, thì chẳng khác gì bạn đặt mục tiêu thiết lập kỷ lục chạy một dặm trong bốn phút (quy đổi thành tốc độ trung bình khoảng 24km/h) vậy.”
Nguồn: ĐKN