16 mảnh giấy bí ẩn tồn tại 300 năm trong tàu của cướp biển khét tiếng nhất thế giới

Đây là những mảnh giấy được tìm thấy trên tàu Queen Anne’s Revenge của tên cướp biển Râu Đen khét tiếng một thời. Chắc chắn phát hiện này sẽ khiến nhiều người yêu thích đề tài về cướp biển thú vị và tò mò. 

Giai đoạn thế kỷ 17 – 18 là thời kỳ hải tặc tung hoành trên khắp thế giới, cho dù thời kỳ này nhiều nước có lược lượng hải quân vô cùng hùng mạnh nhưng vẫn phải e dè vì sự hung hăng và tàn bạo của chúng. Và Caribe nổi lên như 1 trong những vùng biển màu mỡ nhất đối với các băng đảng hải tặc cùng những tên cướp biển nổi tiếng như Henry Morgan, Black Bart Roberts, William Kidd hay băng cướp nữ Anne Bonney và Mary Read.

Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất và khiến người đi biển cảm thấy ám ảnh, kinh sợ nhất chính là băng Black Beard của trùm hải tặc Râu Đen – Edward Teach. Hắn là 1 trong những kẻ máu lạnh, dã man và tàn bạo nhất từ trước tới nay.




Băng đảng cướp biển Râu Đen từng là nỗi ám ảnh một thời của ngành hàng hải thê giới trong thế kỷ 18. (Ảnh: Pinterest)

Mới đây, các nhà khảo học đã tìm thấy 16 mảnh giấy tại xác con tàu đắm Queen Anne’s Revenge của cướp biển Râu Đen (Blackbeard) hay Edward Thatch hoặc Edward Teach huyền thoại. Phát hiện hiếm hoi này giúp mang tới một cái nhìn sâu sắc hơn về những tài liệu như sách vở, nhật ký, … trên tàu của các cướp biển.

Râu Đen chỉ thực sự sở hữu con tàu Queen Anne’s Revenge trong khoảng 6 tháng khi ông ta mắc cạn ngoài khơi Bắc Carolina khoảng tháng 5 năm 1718, con tàu bị bỏ lại và không còn ai nghe gì về nó mãi tới tận năm 1996.




Phác họa con tàu Queen Anne’s Revenge huyền thoại. (Ảnh: WordPress.com)

Xác tàu Queen Anne’s Revenge được các chuyên gia phát hiện năm 1996 tại Beaufort Inlet, North Carolina. (Ảnh: Canadian Content Forums)
Những mảnh giấy vụn được tìm thấy trong tình trạng ngập nước, và được nhồi vào bên trong một khẩu pháo. Điều gây ngạc nhiên ở đây là hiếm khi nào giấy tồn tại được sau khi tàu đắm, đặc biệt là còn từ hơn 300 năm trước.

Vì các vật dụng khác tìm thấy trên tàu như vũ khí, các vật dụng hằng ngày như bát, chậu, muỗng, dụng cụ y tế, khuy măng sét, dây lưng và ống tẩu không bị nước phá hủy nên những mảnh giấy có lẽ tồn tại được là nhờ người ta đã làm sạch và nhồi vào bên trong một khẩu pháo vì giấy khi rơi xuống nước sẽ nhanh chóng tan ra, cho nên nếu thủy thủ đoàn có sách hay nhật ký thì chúng cũng đã không còn tồn tại từ lâu.




Vì vậy, khi dọn dẹp khẩu pháo vào năm 2016 và phát hiện thấy các mảnh giấy, những người làm công tác bảo tồn đã nghĩ đó là chỉ những tấm vải, được nhét vào bên trong buồng súng như miếng đệm cho giá đỡ bằng gỗ, nhằm bảo vệ khẩu pháo khỏi sự xâm nhập từ các yếu tố bên ngoài.

Khoảng 7 trong 16 mảnh giấy có ghi chép văn bản với nội dung rất tinh tế. Các nhà nghiên cứu khi phân tích tỉ mỉ đã nhận ra: tất cả các mảnh giấy này đều được xé ra từ cùng một cuốn sách vì chúng chỉ cùng một nội dung.

Cụ thể, trên các mảnh giấy có những từ như “fathom” (sải) và “south” (phía nam) nhưng đáng chú ý là từ Hilo – như một dấu hiệu chỉ lối. Nhà bảo tồn Kimberly Kenyon trao đổi với National Geographic: “Từ này rất đặc biệt vì được in nghiêng và có thể ám chỉ tên của một địa điểm nào đó”.

Những mảnh giấy được các nhà nghiên cứu khôi phục ám chỉ một địa điểm bí ẩn nào đó. (Ảnh: livedoor Blog)




Tuy nhiên, cái tên Hilo (ngày nay là Hawaii) vốn chưa xuất hiện trên các bản in ấn về bản đồ cho đến tận năm 1778, có thể đó chỉ là khu định cư Ilo của người Tây Ban Nha bên bờ biển Peru như được miêu tả trong hồi ký của một thủy thủ tên là Edward Cooke về những chuyến hải hành vốn hay được lưu truyền trong các câu chuyện vỉa hè.

Trong cuốn tự truyện của mình, Cooke đã kể về những cuộc phiêu lưu trên hai chiếc tàu Duke và Dutchess – do thuyền trưởng Woodes Rogers chỉ huy – trong những năm 1708, 1709, 1710 và 1711, đi tới vùng biển Nam (Thái Bình Dương, Châu Đại Dương) và vòng quanh thế giới.

Không chỉ có Cooke mà cả thuyền trưởng Woodes Rogers cũng viết lại nhật ký về hành trình này, trong đó cả 2 đều nhắc tới sự cứu trợ của Alexander Selkirk ở quần đảo Juan Fernández – sự kiện gây cảm hứng cho hình tượng Robinson Crusoe của Daniel Defoe.


Woodes Rogers, cựu thuyền trưởng cướp biển, sau trở thành Thống đốc Bahamas. (Ảnh: Cindy Vallar)




Nhưng một vấn đề lớn ở đây là “Ai là chủ nhân của những cuốn sách trên tàu Queen Anne’s Revenge và tại sao những mảnh giấy lại ở bên trong khẩu pháo?” Cho đến nay, bí ẩn này vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu vì vẫn chưa tìm được lời giải thích.

Mặc dù vậy, phát hiện này là hé lộ phần nào lối sống của hải tặc Râu Đen cùng các cuộc phiêu lưu của băng đảng cướp biển này. Trước đây cũng có một số ghi chép về các cuốn sách trên đội tàu của Râu Đen nhưng không một ai từng biết đến chúng cả.

Hiện người ta đang tìm cách bảo quản những mảnh giấy này để tiếp tục nghiên cứu. Chúng sẽ xuất hiện trong một cuộc triển lãm đặc biệt kỷ niệm 300 ngày mất của Râu Đen vào cuối năm nay.
Nguồn: ĐKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *