Bí ẩn ‘thế giới ngầm’ khổng lồ, dài 5,7 km bên dưới Kim tự tháp cổ nhất Ai Cập

Làm thế nào và tại sao những người xây dựng cổ đại cách đây khoảng 4.600 năm đã đào và xây dựng được các trục, đường hầm, buồng, phòng trưng bày và các kho tàng với chiều dài khoảng 5,7 km (3,5 miles), sâu 28 mét bên dưới kim tự tháp Ai Cập cổ đại? Kim tự tháp Djoser là kim tự tháp được xây dựng bằng đá đầu tiên ở Ai Cập cổ đại, thú vị hơn nhiều so với những gì bạn có thể biết. 

Minh họa hệ thống ‘thế giới ngầm’ khổng lồ bên dưới Kim tự tháp bậc thang Djoser cổ nhất ở Ai Cập. (Ảnh minh họa: Pinterest).

Khoảng 4.600 năm trước, những người xây dựng Kim tự tháp lâu đời nhất ở Ai Cập cổ đại đã đào và xây dựng được 5,7km đường hầm, khoang, trục và hầm chứa, xây dựng một thế giới ngầm khổng lồ bên dưới kim tự tháp.
Được cho là được xây dựng trong triều đại thứ ba của Ai Cập cổ đại, từ năm 2667–2648 trước Công nguyên, công trình kiến trúc bằng đá đã được Pharaoh Djoser phát lệnh xây dựng. Kim tự tháp Ai Cập cổ đại đầu tiên này được cho là đã được thiết kế, lên kế hoạch và xây dựng bởi vị tể tướng hoàng gia và kiến trúc sư Imhotep, một người sau này được phong với địa vị của một vị thần ở Ai Cập cổ đại.




Imhotep đã phát triển một ý tưởng với một mẫu kiến trúc chưa có tiền lệ. Kim tự tháp mà được cho là do Imhotep thiết kế đã mang tính cách mạng về nhiều mặt và là mẫu hình cho các kim tự tháp khác sau này. Kim tự tháp này nằm ở trung tâm của một quần thể kim tự tháp rộng lớn, về mặt quy mô, nó lớn như một thành phố lớn trong thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Kim tự tháp bậc thang Imhotep được xây dựng là một kim tự tháp có cấu trúc bậc thang và được coi là công trình xây dựng bằng các tảng đá khối quy mô lớn và sớm nhất ở Ai Cập, và những gì nằm bên dưới Kim tự tháp và quần thể kim tự tháp thậm chí còn lớn hơn.

Kim tự tháp Djoser được xây dựng bằng các tảng đá khối cỡ lớn bên trên một thế giới ngầm khổng lồ ở Ai Cập. (Ảnh: Wikipedia)




Một thế giới ngầm khổng lồ, dài 5,7 km
Những gì nằm bên dưới Kim tự tháp và toàn bộ quần thể kim tự tháp của Djoser có lẽ còn là một thành tựu vĩ đại hơn cả chính kim tự tháp.

Bên dưới quần thể kim tự tháp Djoser là một mê cung khổng lồ bao gồm các khoang, phòng và phòng trưng bày trong đường hầm có tổng chiều dài 5,7km, tất cả đều được kết nối với một trục trung tâm sâu 28 mét có lối vào được xây dựng ở phía bắc của kim tự tháp.

Nói cách khác, bên dưới quần thể kim tự tháp, những người xây dựng đã xây dựng một thế giới ngầm khổng lồ bên dưới mặt đất, một loại cung điện bên dưới bề mặt mặt đất có thể để phục vụ Pharaoh ở thế giới bên kia.

Nhưng không chỉ là một “căn phòng” đơn giản bên dưới kim tự tháp, kiến trúc khổng lồ bên dưới mặt đất còn là một thành phố của riêng nó.




Điều có lẽ khiến người ta kinh ngạc không phải là kích thước của cấu trúc khổng lồ dưới lòng đất mà thực tế là để xây dựng được một mạng lưới ngầm rộng lớn như vậy, những người xây dựng đã phải khai thác nguồn vật liệu đá khổng lồ để xây dựng được công trình hơn 5,7km này.

Thật sự rất đáng kinh ngạc khi nghĩ rằng hơn 4.700 năm trước, một số lượng không biết bao nhiêu các nhà xây dựng đã được cử đến công trường để đào đất bỏ đi, khai thác vật liệu, xây dựng — trên một quy mô lớn chưa từng biết trước đây — có chiều dài 5,7km (3,5miles) với các trục, đường hầm, buồng, phòng trưng bày và hầm chứa…

Hành lang trung tâm của thế giới ngầm kinh ngạc kết nối với hơn 400 phòng khác nhau bên dưới kim tự tháp.

Cũng giống như khu phức hợp kim tự tháp trên bề mặt mặt đất là không giống bất cứ thứ gì từng thấy, bên dưới kim tự tháp cũng là một thế giới hùng vĩ không kém.




Bên trên bề mặt, kim tự tháp và các ngôi đền của nó được bao bọc bởi một bức tường đá vôi khổng lồ cao gần 11 mét trải dài trên 1.645 mét và có diện tích 15 ha. Nói cách khác, những gì người Ai Cập cổ đại tạo ra bên dưới kim tự tháp Djoser có thể được so sánh với một thành phố ngầm được xây dựng bên dưới một quần thể kim tự tháp đồ sộ.

Tại sao xây dựng thế giới ngầm khổng lồ bên dưới kim tự tháp Djoser?
Các nhà Ai Cập học thường đồng ý rằng hệ thống thế giới dưới lòng đất này được dùng để phục vụ như các cung điện ngầm cho các vị Vua Ai Cập ở thế giới bên kia.

Toàn bộ thế giới dưới lòng đất này đã được xây dựng trước cả khi nền móng của các kim tự tháp được đặt lên bên trên hệ thống các cung điện này. Những người xây dựng đã chạm khắc các họa tiết tinh xảo trên các bức tường bên trong các phòng, đường hầm, trục và buồng, cũng như hầm chứa quan tài bằng đá granit. Điều đó cho thấy rằng đây là các thiết kế cho một cung điện xứng đáng với vị vua ở thế giới bên kia.




Toàn bộ sự phức tạp của mạng lưới thế giới ngầm bên dưới kim tự tháp này gợi lên sự liên tưởng đến thế giới bên kia của những người Ai Cập cổ đại.

Cấu trúc khổng lồ bên dưới Kim tự tháp Djoser là một kỳ quan không giống bất kỳ công trình nào đã từng được xây dựng. Chưa bao giờ có một công trình nào đó có kích thước như vậy được xây dựng, và chưa bao giờ người Ai Cập cổ đại đã tái tạo lại công trình tương tự trong nhiều thế hệ tiếp theo sau Djoser.

Những bí ẩn về thế giới ngầm bên dưới kim tự tháp Djoser
Nội dung của thế giới ngầm bên dưới lòng đất cũng bí ẩn như toàn bộ quần thể kim tự tháp trên mặt đất.

Thật thú vị khi thấy rằng mặc dù cấu trúc khổng lồ bên dưới kim tự tháp Djoser xứng đáng cho một vị vua, nhưng thực sự chưa bao giờ mọi người phát hiện được bất cứ phần xác ướp nào của Pharaoh. Vào thời điểm các học giả bước vào thế giới ngầm rộng lớn, các căn phòng đã bị cướp phá.
 Những gì các chuyên gia đã tìm thấy là khoảng 40.000 chiếc bát đá, bình đá, và lọ đá được làm từ các loại vật liệu khác nhau. Thật kỳ lạ, những dòng chữ khắc trên những chiếc bát, bình này cho thấy rằng hầu hết chúng không phải là nét khắc dành cho nhà vua Djoser, mà những nét khắc này là dành cho tổ tiên hoàng gia của nhà vua. Điều này có nghĩa là toàn bộ khu phức hợp kim tự tháp, cũng như trên mặt đất, và bên dưới nó, nhằm kể một câu chuyện phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng, một câu chuyện nhằm mục đích được bảo tồn trong tương lai mà không quên một kho kiến thức phong phú từ quá khứ.




Chiếc bình thạch cao tuyết hoa của Semerkhet là một trong hơn 40.000 chiếc bình được tìm thấy tại thế giới ngầm bên dưới kim tự tháp Djoser, hiện vật tại Bảo tàng khảo cổ học quốc gia (Pháp). (Ảnh: Wikipedia)

Và nếu vẫn chưa có đủ bí ẩn xung quanh toàn bộ khu phức hợp kim tự tháp, các nhà khảo cổ học đã thông báo rằng họ đã phát hiện ra hài cốt của một phụ nữ 18 tuổi có niên đại kỳ lạ, trước cả Vua Djoser vài thế hệ.

Mặc dù quần thể kim tự tháp Djoser đã đặt nền móng cho các kim tự tháp và quần thể kim tự tháp sau này ở Ai Cập, nhưng không một Pharaoh nào có thể sánh được với quy mô và sự phức tạp của thế giới dưới lòng đất của Djoser.




Không có một quần thể kim tự tháp nào ở Ai Cập có nhiều đường hầm, buồng, trục, hầm chứa và phòng như vậy. Không một khu phức hợp kim tự tháp nào khác ngoài Djoser có được công trình dưới bề mặt của nó một thế giới ngầm khổng lồ và phức tạp như vậy.

Tại sao lại có rất nhiều phòng như vậy? Tại sao lại có một khu phức hợp ngầm rộng lớn như vậy? Xác ướp của Vua Djoser Ai Cập ở đâu? Bộ hài cốt của người phụ nữ được phát hiện bên dưới Kim tự tháp Djoser là ai và làm thế nào mà có khả năng cô ấy sinh trước cả Vua Djoser nhiều thế hệ đến vậy?

Ý nghĩa thực sự của khu phức hợp ngầm được xây dựng bên dưới Kim tự tháp Djoser là gì? Đây là tất cả những câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời nhưng điều đó cho chúng ta biết rằng bất cứ điều gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết về lịch sử của Ai Cập, chúng ta cần phải tìm hiểu thêm nhiều điều nữa.




Quần thể kim tự tháp
Việc xây dựng toàn bộ quần thể kim tự tháp có ý nghĩa to lớn đối với xã hội Ai Cập cổ đại. Quá trình xây dựng một công trình kiến trúc khổng lồ như vậy có liên quan đến việc tốn rất nhiều công sức, phức tạp và lớn hơn bất kỳ di tích nào khác ở Ai Cập trước đó.

Sự hoàn thành thành công của thế giới dưới lòng đất, quần thể kim tự tháp với những ngôi đền và tất nhiên các kim tự tháp là biểu hiện của một chính phủ hoàng gia được thiết lập cực kỳ tốt để kiểm soát tài nguyên; cả về vật chất và con người.

Nó cho thấy rằng Ai Cập cổ đại đã có khả năng – với tư cách là một xã hội – xây dựng các kiến trúc thượng tầng khổng lồ được tạo ra trong các giai đoạn khác nhau trong suốt nhiều năm.


Chúng ta không biết những người cổ đại đã xây dựng Đại kim tự tháp Giza như thế nào, xây dựng kim tự tháp Djoser như thế nào. Chúng ta không biết loại công nghệ nào đã được sử dụng và cách vận chuyển những khối đá khổng lồ. Thậm chí chúng ta cũng vẫn chưa khẳng định được ai đã xây dựng các kim tự tháp và đã xây dựng vào thời gian nào, tất cả các lý thuyết đều đang là giả thuyết.

Chúng ta đã không phát hiện ra bất kỳ văn bản, chữ tượng hình hoặc công cụ hỗ trợ nào cho các giả thuyết trên. Các câu chuyện bí ẩn về kim tự tháp và việc xây dựng chúng luôn đặt con người chúng ta tư duy đến một thế giới mà con người chưa tiếp xúc đến được. Quả thật, ngoài kia có những điều không thể giải thích được bằng nền khoa học thực chứng của chúng ta hiện nay.

Nguồn: NTDVN – Theo Curiosmos

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *