Sự thật về Necronomicon: “Cấm thư” của quỷ dữ

Bắt đầu từ năm 738, Abduh Alhazred ghi chép lại trên đường thám hiểm ở Trung Đông và châu Âu với tựa đề Al Azif (mô tả tiếng tru của quỷ dữ). Tuy nhiên, nhà thám hiểm này đột ngột mất tích, cuốn sách bị thất lạc.

Đối với fan của tựa game DotA và các tác phẩm văn học, game, phim ảnh kinh dị, cái tên Necronomicon hẳn không còn quá xa lạ. Người ta tin rằng Necronomicon chứa đựa như bùa phép, tà thuật ma quỷ cũng như các sinh vật huyền bí có mặt trên đời.

Trong hàng thập kỷ, không ít người đã bỏ công truy lùng cuốn sách, thậm chí còn liệt nó vào hàng ngũ những cuốn sách hiếm gặp trên đời. Thế như, mãi đến sau này người ta mới biết sự thật về nó.




Necronomicon – Cuốn sách ma quỷ

Những thông tin về Necronomicon thường được giới thiệu là do Abduh Alhazred – một người đàn ông Ả Rập viết. Abduh là nhà thơ, sinh ra ở Yemen và sống tại Damascus vào thế kỷ thứ 8. Ngoài ra, Abduh còn là một nhà thám hiểm kiêm bậc thần dịch thuật. Máu thám hiểm đã đưa ông đến khám phá nhiều vùng đất từ Trung Đông đến châu Âu.




Trong Necronomicon, Abduh đã ghi chép lại những câu chuyện không tưởng về thế giới mà chúng ta đang sống và đặc biệt là một con quái vật đang ngủ say tên Cthulhu. Cuốn sách còn chứa đựng những ghi chép về thứ ma thuật cổ xưa cùng sức mạnh khủng khiếp đến mức con người không thể kiểm soát được.

Những ai từng đọc cuốn sách đều sẽ bị nhấn chìm trong sự điên loạn. Bản thân tác giả Abduh Alhazred cũng biến mất không để lại vết tích nào vào khoảng năm 738 SCN.

Cuộc chu du của cuốn sách quỷ

H. P. Lovecraft, một nhà văn rất nổi tiếng với những tác phẩm thần thoại, huyền bí đã nhắc đến cuốn sách Necronomicon trong truyện ngắn The Hound của mình. Ông lý giải tên của cuốn sách có nghĩa là “Luật của người chết”.




Necronomicon đóng vai trò quan trọng trong các tác phẩm của Lovecraft, thậm chí fan còn coi nó là “Kinh Thánh của Thần Lovecraft”. Một số nhà văn khác như August Derleth, Clark Ashton Smith… cũng sử dụng cuốn sách để sáng tác.

Theo dòng thời gian mà Lovecraft đề cập, cuốn sách đã có một chuyến chu du dài từ Á sang Âu. Bắt đầu từ năm 738, người đàn ông Ả Rập Abduh Alhazred ghi chép lại trên đường thám hiểm ở Trung Đông và châu Âu với tựa đề Al Azif (mô tả tiếng tru của quỷ dữ). Tuy nhiên, nhà thám hiểm này đột ngột mất tích, cuốn sách bị thất lạc.




Đến năm 950, Theodorus Philetas tìm được Al Azif và dịch sang tiếng Hy Lạp với cái tên Necronomicon. Ma lực từ cuốn sách đã khiến thành phố mà Philetas sinh sống liên tục gặp hỏa hoạn, phần lớn bản sao bị đốt chay.




Năm 1228, một tu sĩ tên là Olaus Wormius đã dịch cuốn sách sang tiếng Latin. Giáo hoàng Grgory IX đã cố gắng phá hủy toàn bộ các bản sao tiếng Latin và Hy Lạp. Năm 1586, John Dee, một ảo thuật gia người Anh tìm được bản sao của sách do Wormius dịch, ông ta cố gắng dịch nó sang tiếng Anh. Tuy nhiên, công việc này bị các chức sắc tôn giáo cấm đoán. Cho đến nay chỉ còn lại 5 bản sao của Necronomicon được cất giữ ở khu vực tuyệt mật của các bảo tang cũng như thư viện danh tiếng.


Cú lừa ngoạn mục của nhà văn Lovecraft

Dù có một lịch sử và nguồn gốc tương đối chi tiết, thế nhưng tất cả mọi điều xoay quanh cuốn sách cũng như chính bản thân nó đều chỉ là hư cấu của nhà văn Lovecraft. Thậm chí, dù rất muốn tự mình sáng tác hoàn chỉnh cuốn sách, Lovecraft vẫn chưa bao giờ làm được. Các phiên bản xuất hiện nhan nhản ở khắp mọi nơi hiện nay hoàn toàn do nhà văn, fan hâm mộ và cả những người muốn lợi dụng danh tiếng sáng tác ra.




Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Necronomicon đã trở thành một biểu tượng kinh điển trong văn hóa đại chúng. Nó xuất hiện trong những bộ phim nổi tiếng như Evil Dead, Cast of Deadly Spell, Forever Evil, Gia đình Simpson, The Grim Adventure of Billy and Mandy…. và cả các tựa game nổi tiếng như DotA.

Nguồn: Soha

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *