‘Cây cối giao tiếp với nhau không còn là một câu chuyện cổ tích’: phát hiện của giáo sư Đại học British Columbia

Nếu người ta nói với bạn rằng cây cối có thể giao tiếp với nhau, chia sẻ và trao đổi thông tin, biết sợ, biết vui, bạn có tin được không? Người ta có thể nói điều này là không thể, là một câu chuyện cổ tích cho trẻ em. Tuy nhiên, mới gần đây, khoa học đã chứng minh “câu chuyện cổ tích này” là một thực tế.

Suzanne Simard, giáo sư về khoa học lâm nghiệp tại Đại học British Columbia (UBC), Hoa Kỳ, đã chứng minh cây cối có thể giao tiếp với nhau thông qua hơn 80 thí nghiệm khoa học. Kết quả của những thí nghiệm này sau khi công bố đã gây một chấn động mạnh trong giới khoa học.
“Cây cối trao đổi thông tin và các chất dinh dưỡng với nhau”




Vị giáo sư này đã quan tâm đến rừng từ khi còn nhỏ. Bà đã tiến hành các nghiên cứu của mình trong một khu rừng ở Canada cùng với đồng nghiệp trong suốt 25 năm để xác định liệu cây cối có giao tiếp với nhau không.

Thí nghiệm được tiến hành như sau:

• Đầu tiên bao ba loại thông, bạch dương và tuyết tùng trong túi nhựa,
• Tiêm khí dioxit carbon, với carbon phóng xạ 14 vào trong túi có cây bạch dương, và khí dioxit carbon với carbon 13 vào túi cây thông.
• Đo bức xạ trao đổi giữa rễ của bạch dương và cây thông.




Sau một giờ, bạch dương và thông trao đổi carbon tương ứng thông qua rễ của chúng. Tuyết tùng không được kết nối với hệ thống rễ của bạch dương và cây thông, do đó đã không xảy ra sự trao đổi với các cây khác.

Giáo sư Simard khẳng định cây cối sử dụng các bộ phận phát triển để trao đổi cacbon, nitơ, phốt pho, nước, cũng như các tín hiệu bảo vệ, hóa chất alen và hormone.

Ngay cả khi cách xa nhau, cây cối vẫn kết nối với nhau bằng mạng lưới ngầm của chúng




Theo giáo sư Simard, mặc dù cây cối dường như độc lập với nhau trên bề mặt, những dưới đất là một thế giới hoàn toàn vô hình đối với con người, nơi rễ cây lan mọi hướng và cùng với nấm hoạt động trên một bán kính lớn dường như tạo ra một “mạng cộng sinh “với các cây con.

Một cây có thể được kết nối với hàng trăm cây khác. Những thông tin và các chất dinh dưỡng được trao đổi thường xuyên qua mạng rễ nấm (là mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và rễ cây) giữa cây cối cùng một loài, khác loài, khác kiểu cây, thậm chí còn có những “cây mẹ” giữ vai trò  điểm nút trong mạng.

Một “cây mẹ” nhận biết những cây con của mình và cùng với chúng phát triển những mạng rễ nấm rộng hơn. Nó sẽ gửi rất nhiều chất dinh dưỡng cho cây con của mình thông qua mạng lưới ngầm này, và dành chỗ trong rễ của nó để phát triển những cây con. Khi “cây mẹ” bị tổn thương, nó sẽ gửi thông điệp trí tuệ cho cây con dưới dạng  các tín hiệu bảo vệ,  giúp cây con đề kháng tốt hơn đối với căng thẳng trong tương lai.




Nghiên cứu về những cảm xúc của cây cối đã được tiến hành từ cách đây 50 năm

Ông Backster trong một thí nghiệm về cảm xúc của  cây.

Một người đã phát hiện ra sự tồn tại của giao tiếp giữa cây cối với nhau. Đó là Cleve Backster, chuyên gia người Mỹ về phát hiện nói dối, người đã tiến hành thử nghiệm bằng thiết bị trên cây cối. Ông Backster là một chuyên gia về phát hiện nói dối của CIA. Ông cũng chính là người đã phát triển các kỹ thuật máy dò nói dối, hiện vẫn được quân đội và các cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng. Ông đã thực hiện thí nghiệm trên một chậu cây Huyết Rồng (Draceana).Ông cho biết những  nghiên cứu của ông từ cách đây 50 năm khẳng định cây cối biết “suy nghĩ”.




Ông Backster đã khám phá cây cối cũng có  những cảm xúc như sợ hãi, vui sướng vào năm 1966. Năm 1968, Backster đã giới thiệu trên tạp chí International Journal of Parapsychology  công bố tóm tắt hiện tượng và những kết quả thí nghiệm của mình. “Hiệu ứng Backster” đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Cây có thể đọc được suy nghĩ và biết sợ hãi

Một lần, khi ông Backster đang băn khoăn về thử nghiệm tiếp theo, ông đã nghĩ tới việc đốt những chiếc lá cây và xem phản ứng của chúng ra sao. Khi ông vừa nghĩ tới việc này, thì máy dò nói dối đã cho thấy cây có phản ứng sợ hãi.




Những phát hiện của ông Backster đã được nhiều người tiến hành lại, trong đó có nhà khoa học Nga Alexander Dubrov và Marcel Voge, người đang làm việc tại IBM khi thực hiện các cuộc nghiên cứu. Cựu chuyên gia Cleve Backster đã có một khám phá đáng kinh ngạc trong năm 1966, tạo nên xu hướng mọi người nói chuyện với cây trồng trong nhà.

Ông lấy hai cây Huyết Rồng và nối một cây với máy dò nói dối. Ông cho một người giẫm lên cái cây còn lại. Khi đó, máy dò nói dối cho thấy cái cây chứng kiến sự việc này đã thể hiện nỗi sợ hãi.

Backster tiếp tục tiến xa hơn. Ông thực hiện thêm một thí nghiệm với cái cây đã bày tỏ nỗi sợ hãi. Rất nhiều người bước vào phòng nơi đặt cái cây, bao gồm cả người đã giẫm lên cái cây còn lại. Máy dò nói dối không có phản ứng nào đối với những người khác, nhưng khi người đã giẫm cái cây bước vào phòng, nó lại thể hiện nỗi sợ hãi. Dường như, cây đã nhận ra được người này.





Hạnh phúc khi được tưới nước

Ông Backster cũng phát hiện rằng cây cối hạnh phúc khi được tưới nước, và thậm chí chúng còn có khả năng đọc được suy nghĩ của con người.

Cùng với những nghiên cứu của Giáo sư Simard, và Backster, chúng ta một lần nữa có thể khẳng định cây cối có cuộc sống và trí tuệ.

Hành động chặt hạ một cái cây theo một nghĩa nào đó cũng có thể nghiêm trọng như lấy đi mạng sống của một người. Những thảm họa như biến đổi khí hậu, lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây có thể là cái giá phải trả cho những hành động của con người.

Nguồn: ĐKN – Theo Epoch Times France

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *