Đã có ai từng thắc mắc tại sao trên áo của vua lại có 9 con rồng mà không phải là con số khác?
Hoàng bào của vua được làm tỉ mỉ thế nào?
Là bậc chí tôn, con Trời, Hoàng đế có những đặc quyền mà người thường không có. Điều ấy thể hiện rõ nhất qua phục trang đặc biệt.
Để có một chiếc áo long bào, các thợ thủ công phải mất 3 năm để hoàn thành. Thậm chí, trong khuôn viên triều đình còn có một nhà may chuyên dụng để may y phục cho nhà vua nói riêng và gia đình hoàng tộc nói chung.
Y phục hoàng tộc của người Trung Hoa với tay áo hình móng ngựa cùng cổ áo rời và nặng.
Nhưng sau này, tay áo dài trở nên vướng víu trong cuộc sống nên mọi người quyết định cuốn tay áo lên, và chỉ thả tay áo xuống khi giao thiệp với một người lạ nào đó.
Đối với long bào, kiểu mẫu và đường nếp phải nhận được sự chấp thuận của hoàng đế và các vị đại thần trong triều đình trước khi được phép hoàn thành Kiểu mẫu sau đó sẽ được chuyển giao đến các thợ làm lụa.
Sau khi vải đã hoàn tất, một thợ thủ công sẽ cắt vải và sẽ chuyển đến một thợ may tiếp theo để hoàn tất phần thô của chiếc áo long bào. Sau cùng, chiếc áo sẽ được thêu thêm nhiều hoạ tiết cầu kì.
Chỉ những loại chỉ thượng hạng mới được sử dụng để thêu long bào và thậm chí còn phải làm từ vàng thật. Hoàng đế sẽ thuê 500 thợ thủ công và thợ thêu để khâu áo và 40 thợ khác để thêu chỉ vàng lên áo.
Tuỳ vào tình hình thời tiết mà sẽ có áo lót bên trong hay không và sẽ làm bằng những chất liệu khác nhau như lụa, da thuộc hay vải sợi.
Mỗi hoàng đế sẽ có 12 mẫu long bào.
Màu vàng thường được sử dụng trong các buổi lễ, màu xanh ở đền Cung đình, màu đỏ ở đền Mặt trời và màu xanh sáng ở đền Mặt trăng. Với mỗi chiếc áo long bào, hoàng đế cũng sẽ đeo đai và mũ phù hợp.
Long bào màu xanh của Càn Long trị giá 4,5 tỷ đồng.
Những chiếc áo long bào được dùng trong những dịp hết sức đặc biệt thường có hoạ tiết con rồng vàng. Thông thường, hoàng đế chỉ mặc bộ y phục này vào những ngày lễ trọng đại.
Ngoài ra, một biểu tượng khác trên chiếc áo long bào là hình ảnh một con dơi đỏ – từ đồng âm của một nhân vật mang ý nghĩa là “ngập trong trận đại hồng thuỷ của sự may mắn”.
Áo lót bên trong cũng có hình ảnh của đại dương và núi non, vì theo quan niệm của người Trung Hoa, hoàng đế là thiên tử, là người có quyền lớn nhất thế gian.
Ngoài ra, những chiếc long bào đặc biệt còn được kết đá quý, hồng ngọc, ngọc trai và bột dạ minh châu xa xỉ và vô giá.
Tại sao long bào của vua phải có 9 con rồng?
Áo long bào thường có 9 con rồng, 2 con rồng ở hai vai, 1 con rồng ở sau lưng, 1 con rồng phủ lấy phần ngực áo, 1 con rồng phủ lấy phần tà áo, 4 con rồng thứ 9 trên long bào được thêu ở bên trong vạt trước.
Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia, nhà khoa học vào cuộc và tìm ra câu trả lời.
Người cổ đại thường gọi các bậc đế vương cổ đại là “chân long thiên tử, cửu ngũ chí tôn”.
Gọi hoàng đế là “cửu ngũ” là do bởi ở số học thời cổ phân làm số âm và số dương, chẵn là âm, lẻ là dương. Trong số dương thì số 9 là lớn nhất, số 5 ở giữa.
Chữ “cửu” (số 9) hài âm với chữ “cửu” (lâu dài), mang ý nghĩa trường trường cửu cửu, vạn thế vạn đại. Nhân đó mà đã dùng từ “cửu ngũ” để chỉ sự chí cao vô thượng của hoàng đế, thiên tử chính chống, vạn thọ vô cương.
Khổng Dĩnh Đạt ghi rằng: “Lời cửu ngũ, dương khí mạnh ngút trời, vì rồng ở trên trời. Hiện tượng này ví như thánh nhân có đức rồng, bay cao ở ngôi vị trên trời”.
Và số 9 cũng liên quan đến Trời bởi vì theo truyền thuyết, Ngọc Hoàng Thượng Đế sinh vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch.
Các bậc vua chúa hay hoàng đế ngày xưa đều xem mình là Thiên Tử hay Thiên Hoàng (ở Nhật Bản), nên số 9 là con số của con Trời.
Xuất phát từ điều này, “cửu ngũ” về sau được dùng để chỉ ngôi vua. Theo đó, long bào thêu 9 con rồng, tượng trưng cho hoàng đế Trung Hoa.
Cũng như trong việc phân cấp quan lại ở chế độ quân chủ cũng chia ra làm 9 cấp (cửu phẩm), thấp nhất là hàng quan cửu phẩm và cao nhất là đến quan nhất phẩm.
Nguồn: Soha