Kazakhstan: Chữ vạn 卍 bí ẩn ở trên mặt đất do NASA chụp được từ vệ tinh

Mới đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp được những bức vẽ khổng lồ của người cổ đại tại Kazakhstan. Trong đó có cả bức vẽ chữ vạn “卍” bí ẩn. Các nhà khảo cổ học cho biết nguồn gốc và ý nghĩa của những bức vẽ này vẫn chưa được xác minh rõ ràng.

Bức hình cổ ở Kazakhstan – Chữ vạn“卍” (Ảnh: NASA)

Tờ “Daily Mail” ngày 31/10 đưa tin: Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ mới đây đã chụp được một số bức hình cổ tại vùng Kimkol và Torgay của Kazakhstan từ độ cao cách mặt đất 690 km, rất có ý nghĩa cho việc nghiên cứu chuyên sâu.

Những bức vẽ khổng lồ này đã lần đầu tiên được nhà kinh tế học Dmitry Dey người Kazakhstan tìm thấy vào năm 2007 thông qua Google Earth, lúc ấy ông đã tìm được 50 bức. Hiện tại, các nhà khảo cổ học đã tìm được 260 bức.




Phát hiện có ý nghĩa lớn lao

Bức hình cổ đại ở Kazakhstan – một vòng tròn (Ảnh: NASA)

Các nhà khảo cổ học phát hiện, các bức vẽ có nhiều hình dạng và kích cỡ từ 90 m đến 400 m, chủ yếu được kiến tạo từ những gò đất. Nhưng bức vẽ ký tự chữ vạn “卍” lại được làm bằng gỗ. Nhân viên nghiên cứu vẫn chưa phỏng đoán ra thời kỳ kiến tạo ra ký tự này. Sơ bộ nghiên cứu phỏng đoán những bức vẽ này có niên đại khoảng 2000 năm đến 8000 năm.

Tờ New York Times ngày 30/10 đưa tin: Ông Compton J. Tucker, nhà sinh thái học nói: “Tôi chưa từng nhìn thấy những điều này, phát hiện này có ý nghĩa lớn lao!”




Ông Irina Shevnina và Andrew Logvin, hai nhà khảo cổ học thuộc trường đại học Kostanay, Kazakhstan đã cho biết: “Hiện tại chúng ta chỉ có thể kết luận rằng, những bức hình kia là do người cổ đại chế tác ra. Nhưng rốt cuộc, ai làm ra chúng, có mục đích gì thì vẫn còn là một bí ẩn.”

Nguồn gốc bí ẩn

Bức hình cổ ở Kazakhstan – Hình chữ thập (Ảnh: NASA)

Mặc dù các nhà khảo cổ học đã tiến hành hàng loạt các nghiên cứu lớn và phát hiện một số bức vẽ rõ ràng là di tích của hoạt động tôn giáo, nhưng vẫn không có cách nào giải thích ý nghĩa của những bức vẽ này.




Có người cho rằng, những bức vẽ khổng lồ này có quan hệ với thiên văn, đại biểu cho một số chòm sao.

 Có người lại cho rằng, những đường vẽ có quan hệ với tín ngưỡng tôn giáo, con người nếu như đi theo đường vẽ này có thể đi tới một thánh địa.

Cũng có người cho rằng, những bức vẽ này có quan hệ với nước, bởi vì nước là vật chất quan trọng của sự sống, nhưng trên sa mạc khó có thể tìm được vì vậy họ chế tác ra những bức vẽ có quan hệ với nước để tiến hành nghi thức tôn giáo.

Tờ New York Times đưa tin, các nhà khảo cổ học phỏng đoán khu vực đồng cỏ màu mỡ Torgay này đã trở thành khu vực để người dân du mục thời kỳ đồ đá tới săn bắt. Thời gian từ năm 7000 – 5000 trước công nguyên là thời kỳ văn hóa Mahandzhar phát triển, vì vậy họ đã kiến tạo những bức vẽ này. Nhưng điều khiến các nhà khảo cổ học ngạc nhiên là vì sao một bộ lạc du mục có thể sinh sống ở khu vực này? Họ mất bao nhiêu thời gian để chặt cây, vận chuyển gỗ và  khai thác xây dựng lên những mô đất có độ cao từ 1,8m đến 3m để cuối cùng kiến tạo nên những bức vẽ này.
 
Ký tự chữ vạn 卍 bí ẩn

Theo thông tin từ thư viện Kazakhstan, những bức vẽ này có nhiều hình như: Hình vuông, hình chữ vạn, hình chữ thập, hình tròn, hình đường thẳng và một số hình dạng khác. Trong đó bức vẽ lớn nhất là bức vẽ hình vuông và có đường chéo được tạo thành bởi 101 mô đất.





Bức hình cổ đại ở  Kazakhstan – Hình vuông có đường chéo (Ảnh: NASA)

Trong số đó, có chữ vạn “卍” nằm tại làng Urpek vùng ngoại ô của thành phố Amangeldy là do những gò đất cao 0.3m tạo thành, chiều dài của đường cong là 33 m, chiều rộng của cạnh đáy là 13-15 m.

Ký tự chữ vạn “卍” trong văn vật Hy Lạp (Ảnh: Wikipedia)

Theo tờ “Daily Mail” cho biết, ký hiệu chữ vạn “卍” có ít nhất 12.000 năm lịch sử, không phải biểu tượng mà mọi người vẫn hiểu lầm là của Đức Quốc xã sử dụng. Chữ vạn  “卍” dù ở văn hóa phương Đông hay văn hóa phương Tây thì đều để biểu thị ý nghĩa may mắn, cát tường. Trên thực tế phù hiệu chữ vạn ở mỗi quốc gia khác nhau có thể có cách gọi khác nhau. Ở Trung Quốc gọi là “Vạn tự phù” (phù hiệu chữ vạn), ở Nhật gọi là “Manji”, ở Anh gọi là “Fylfot”, ở Đức gọi là “Tetraskelion”, ở Hy Lạp gọi là “Tetragammadion”.

Nguồn:DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *