Hàng triệu năm về trước, Nam Cực từng là một vùng đất có khí hậu nhiệt đới và ấm áp như Sài Gòn hoặc Australia. Ngày nay, gần như toàn bộ châu lục này được bao phủ bởi các lớp băng dày, nhưng một môi trường tách biệt vẫn tồn tại ngay phía bên dưới.
(Ảnh: Zina Deretsky/NSF)
Sử dụng hệ thống radar trên không và vệ tinh trong quỹ đạo, các nhà khoa học đã thiết lập bản đồ cho một loạt các sông hồ hình thành nên một khu vực giống đầm lầy bên dưới lớp băng, và cấu trúc của nó hiện vẫn đang tác động đến dòng chảy từ Nam Cực, và gián tiếp ảnh hưởng đến sự dâng lên (và rút xuống) của mực nước biển.
Từng có rừng và sự sống ở Nam Cực. (Ảnh: Internet)
Ước tính có khoảng 400 hồ chứa nước bên dưới các dòng sông băng ở Nam Cực.
Năm 2013, các nhà khoa học đã tiến hành khoan xuyên qua lớp băng dày để nghiên cứu các trầm tích và chất liệu khác bị mắc kẹt khoảng 790 m sâu bên dưới lớp băng bên trong Hồ ngầm Whillans trong hàng nghìn năm qua.
Nước trong hồ Whillans bắt nguồn chủ yếu từ băng tan chảy, nhưng hồ này cũng bị hòa lẫn nước biển từ các trầm tích biển cổ đại được phát hiện ở đáy hồ. Nước trong hồ sẽ chảy vào đại dương một cách định kỳ, nhưng không đủ mạnh để cuốn theo tất cả các trầm tích.
“Thật đáng kinh ngạc khi biết rằng chúng ta thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của cái hồ này cho đến một thế kỷ trước. Thật thú vị khi có thể tiếp xúc với một bộ dữ liệu dồi dào phong phú từ cái hồ này, và những dữ liệu mới này đang giúp chúng ta hiểu được cách thức các cái hồ vận hành như một phần của hệ thống dải băng”, GS Helen Amanda Fricker, một nhà nghiên cứu trong dự án khám phá và người phát hiện ra Hồ Whillans từ dữ liệu vệ tinh vào năm 2007, cho hay.
Các túi nước biển nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi hóa-sinh-địa của Nam Cực, và việc hiểu biết về động lực của địa hình dưới mặt băng có thể cho phép các nhà khoa học đưa ra những phỏng đoán tốt hơn về các thay đổi trong dài hạn của các dải băng.
Những nghiên cứu này mới chỉ là bước khởi đầu, vì ước tính có khoảng 400 cái hồ bên dưới các dòng sông băng ở Nam Cực.
Nguồn: DKN