Phù thủy: Họ có tồn tại?

Những thần thoại và câu chuyện dân gian từ khắp nơi trên thế giới kể cho ta về những con người với khả năng siêu nhiên sống giữa người thường. Dù khả năng của họ được quy cho là do Thần, ma quỷ, tự nhiên hay từ một vài nguồn khác, thế giới cổ đại tràn ngập các ghi chép về những con người có thể thực hiện phép thuật như ý muốn.

Lịch sử đã không đối xử tốt với từ “phù thủy”, khi chúng ta nghe từ này, chúng ta có khuynh hướng nghĩ đến những câu chuyện cổ tích và hư cấu – vậy mà, khi một tôn giáo tôn vinh những người có sức mạnh tương tự, nhiều người sẵn lòng gọi họ là những vị thánh và nhà tiên tri của Chúa trời. Chúng ta sẵn sàng tin vào các vị thánh nhưng lại chối bỏ những phù thủy mà không cần suy nghĩ. Tại sao lại như vậy? 




Chúng ta sẽ khám phá một vài trường hợp trong lịch sử về những con người dường như có sức mạnh phép thuật và được liệt vào hàng “phù thủy”. Đây là một bản lược sử vì tất cả những sự kiện của bất cứ ai trong số họ đều có thể viết thành nhiều cuốn sách. 
Còn nhiều hơn nữa các trường hợp trong lịch sử cũng đã nổi lên vào hàng “phù thủy” (hoặc một danh xưng tương tự), nhưng chúng tôi đã chọn ra một vài ví dụ để nêu lên câu hỏi rằng liệu những nhân vật này có thực sự tồn tại và họ thực sự có khả năng hay không.

Cassandra (Thần thoại Hy Lạp)

Một bức họa Cassandra, nhà nữ tiên tri trong thần thoại của thành Troy, là con gái của vua Priam và hoàng hậu Hecuba, do Evelyn De Morgan vẽ năm 1898. (Wikimedia Commons)




Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, Cassandra là công chúa của thành Troy có khả năng nói trước tương lai. Khi cô từ chối sự theo đuổi của thần Apollo, vị thần này đã nguyền rủa cô để không một ai sẽ tin vào điều cô cảnh báo. Khi cô tiên đoán về đội quân ẩn trong con ngựa thành Troy, không ai tin cô, và thành Troy thất thủ.

Cuộc đời cô tiếp diễn một cách bi thảm, vì bị cưỡng hiếp, nên cô bị ép buộc phải làm tình nhân bất đắc dĩ của vua Agamemnon, và cuối cùng bị người vợ ác độc của vua Agamemnon ám sát. Cassandra dành cả cuộc đời mình để cố gắng ngăn chặn những tại ương cô nhìn thấy trước, nhưng không một ai tin lời tiên đoán của cô.
Mụ phù thủy làng Endor (1079 TCN–1007 TCN)

Bức họa câu chuyện về vua Saul và mụ phù thủy làng Endor, Benjamin West vẽ năm 1777. (Wikimedia Commons)




Trong Kinh Cựu Ước, Vua Saul nổi tiếng về trục xuất các phù thủy khỏi vương quốc của mình, nhưng ông cũng sử dụng sức mạnh của họ cho mục đích riêng.

Khi ông muốn có được sự dẫn dắt của người thầy quá cố, nhà tiên tri Samuel. Vua Saul đã lừa Mụ phù thủy làng Endor gọi hồn. Mụ phù thủy làng Endor là một bà đồng cốt, nghĩa là bà có thể giao tiếp với người chết, và bà đã gọi hồn của Samuel lên, người đã tiên đoán nhiều sự kiện xấu trong tương lai của Saul.

Mặc dù Mụ phù thủy làng Endor đã bị lừa sử dụng những khả năng của bà, gọi lên một nhà tiên tri từ cõi chết, và giúp vua Saul, song không có bằng chứng nào cho thấy bà đã từng sử dụng khả năng của mình cho điều ác. 
Phù thủy Simon Magus (cùng thời với chúa Giê-Su)

Bức chạm khắc nổi trên cánh cổng của Miègeville thuộc nhà thờ Saint-Sernin tại Toulouse, France. Bức điêu khắc cho thấy Simon Magus đang bị lũ quỷ vây quanh. (Pierre Selim/Wikimedia Commons)




Theo Tân Ước, trong thời đại của chúa Giê-su, Simon đã thể hiện những kỳ tích ma thuật và lôi cuốn được một lượng lớn người tin theo: “Đối với người mà tất cả bọn họ đều chú ý đến, từ trẻ nhất cho đến già nhất, nói rằng, ‘Người đàn ông này là quyền năng vĩ đại của Chúa Trời’” (Acts 8:10, King James).

Simon bị ấn tượng bởi lễ rửa tội như một phương thức để đem nhiều người hơn đến với Thánh Thần, và ông đề nghị trả môn đệ Peter tiền cho kiến thức và sức mạnh để thực hiện được điều đó. Peter từ chối, nói rằng món quà của Chúa Trời không thể được mua bằng tiền.

Hai bằng chứng không có trong Kinh Thánh cho thấy cái chết của Simon xảy ra trong khi ông đang bay lên còn Peter và Paul đã cầu nguyện để phá lời thần chú, khiến Simon rơi xuống và bị thương chết người. Không một câu chuyện hay thần thoại tiêu cực nào về Simon tồn tại mà có sự xác thực trong khoảng thời gian ông sống.
Mặc dù ông dường như có sự bất đồng với các môn đệ của Chúa Giê-Su, song không có bằng chứng nào cho thấy ông sử dụng sức mạnh của mình làm điều ác. Tuy vậy, ông được gọi là một “phù thủy”.




Merlin (thế kỷ thứ 6)

Trái: Một bức tranh minh họa lấy từ cuốn Nuremberg Chronicle, 1943. (Michel Wolgemut, Wilhelm Pleydenwurff/Wikimedia Commons). Phải: Merlin, được vẽ trong bản thảo của Suite Vulgate (Wikimedia Commons)

Merlin có lẽ là phù thủy nổi tiếng nhất trong số tất cả các phù thủy, nhưng ông cũng là người chịu sự tranh luận kéo dài cùng với Vua King Arthur của Camelot, người ông phục vụ. Tuy nhiên, có bằng chứng thuyết phục ủng hộ tính chân thực lịch sử của nhân vật Merlin.

Có một bài thơ được viết trên da được cho là vào khoảng thời gian ông sống, viết về một phù thủy tên Ambrosius được gọi là “The Eagle”, nghĩa là “Merlin”. Chúng ta biết Ambrosius tồn tại bởi vị trí ngôi nhà cũ của ông vẫn được biết rõ, ở gần Llangollen, phía Bắc xứ Wales.




Một tài liệu tiếng Wales từ năm 600 SCN đã bổ sung, mô tả một nhà hiền triết tên là Myrddin, vốn là tên tiếng Wales của Merlin. Bằng chứng cho sự tồn tại của Merlin cũng nhiều như bằng chứng cho một vài nhân vật trong những cuốn sách lịch sử “có thực”, nhưng bởi ông là phù thủy, nên ông được xem như huyền thoại.

Väinämöinen (thế kỷ thứ 9)

Bức họa Väinämöisen của Robert Wilhelm Ekman, 1866. (Wikimedia Commons)

Trong thời hiện đại, người anh hùng Phần Lan này đã được công nhận cùng với những cuộc phiêu lưu dưới nhiều cái tên khác nhau. Tuy nhiên, những câu chuyên viết về ông mà có thể kiểm chứng được ghi chép lại lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 16, và người ta tin rằng ông thực sự sống vào thế kỷ thứ 9.




Những câu chuyện truyền miệng về người Phần Lan này nói rằng ông đã bôn ba khắp đất nược với những cuộc phiêu lưu cao thượng, sử dụng sức mạnh tiếng hát để thực hiện những ma thuật gần như không giới hạn. Väinämöinen đã truyền cảm hứng cho mẫu hình phù thủy của truyện viễn tưởng hiện đại, và mỗi khi một tác giả cần một phù thủy già để thêm phép thuật và giúp ích cho cốt truyện, thì nhân vật đó thường dựa trên Väinämöinen.

Thâm chí phù thủy nổi tiếng Gandalf trong “Chúa tể những chiếc nhẫn” của J.R.R. Tolkien cũng được lấy trực tiếp từ Väinämöinen. Những câu truyện về Väinämöinen miêu tả sinh động ông như vị anh hùng của câu chuyện, nhưng ngày nay những phù thủy ông truyền cảm hứng lại chỉ được làm vai phụ hỗ trợ cho những anh hùng khác.

Johann Reuchlin (1455 –1522)

Nhiều khả năng là bức chân dung thật duy nhất của Johannes Reuchlin. Trái: Johannes Reuchlin, giữa: Ulrich von Hutten, phải: Martin Luther. (Wikimedia Commons)




Johann là một học giả người đức nổi tiếng, một nhà ngôn ngữ học, lịch sử học, nhà diễn thuyết, nhà văn. Trong suốt nghiên cứu của mình về tiếng Do Thái cổ, ông sử dụng cách viết tên và các đầu mối khác để giải mã “các phương thức giao tiếp với thiên thần”, để đưa lời của Chúa đến cho loài người. Sau đó ông viết hai cuốn sách về chủ đề này.

Người ta tin rằng ông có khả năng gọi các thiên thần, nhưng không có bằng chứng cho thấy ông từng tuyên bố mình có khả năng này. Mục đích của ông là giúp con người hiểu hơn về ý chỉ của Chúa, nhưng ông thường bị bác bỏ là một người có sức mạnh siêu nhiên.

Nostradamus (1503 –1566)

Chân dung Nostradamus, 1690. (Wikimedia Commons)




Nostradamus là nhà tiên tri người Pháp nổi tiếng, những bài thơ 4 câu của ông vẫn còn được sử dụng để nói về tương lai. Một số người cho rằng 950 dự đoán của ông khá mơ hồ, và với lợi thế được nhận thức sau khi sự việc đã xảy ra, thì có thể giải thích những tiên đoán này để môt tả bất cứ sự kiện nào, nhưng một vài kỳ tích tiên tri ông tiên đoán trong đời đã được ghi chép lại cẩn thận.


Nostradamus có lần quỳ gối trước một thầy tu tầm thường tên là Peretti, và nói rằng vị thầy tu này sẽ là Giáo Hoàng Sixtus V, và 32 năm sau, vị thầy tu trở thành giáo hoàng Sixtus V.

Nostradamus không chỉ viết một lời tiên tri khó hiểu về vua Henry II của Pháp sẽ chết vì một mảnh vụn trong mắt, mà còn giải thích cho nhà vua rằng lời tiên tri nói đến một tai nạn khác thường do đấu thương trên tưng ngựa. Điều này đã xảy ra sau đó chính xác như ông tiên đoán.

Bởi tính chất minh họa trong nhiều lời tiên đoán của Nostradamus, nên ông thường được miêu tả trong các bức tranh và phim ảnh như một con người xấu xa và đen tối, nhưng ông chỉ nhìn tương lai, cảnh báo về tương lai, và không gây bất kỳ tổn hại nào.

Nguồn: ĐKN – Theo Paranormal Association,

http://paranormal-association.com/wizards-did-they-exist/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *