Bí ẩn các tảng đá điêu khắc cổ đại “bé Bự” mang từ tính ở Guatemala

Những tảng đá cổ đại tiền văn minh Olmec này không chỉ có hình thù kỳ dị, mà còn cung cấp bằng chứng cho thấy tổ tiên chúng ta đã sở hữu vốn kiến thức về từ tính.

Người cổ đại đã thừa hưởng vốn kiến thức đi trước thời đại cả nghìn năm tuổi này từ đâu?

Các bức tượng “Cậu bé Bự (Fat Boys)”, theo cách gọi của các nhà khoa học, đã được phát hiện vào năm 1976 bởi nhà địa lý GS Vincent H. Malmström từ Đại học Dartmouth (Mỹ).

Một bức tượng “Cậu bé Bự” được phát hiện ở Guatemala.




Những bức tượng kỳ dị này đứng sừng sững tại quảng trường thị trấn La Democracia ở miền nam Guatemala. Giống nhiều bức tượng cổ đại khác, những bức tượng này có kích thước lớn, tạc hình phần đầu và phần thân người. Điều khiến chúng khác biệt là các bức tượng này “mập” và có từ tính.

“Hai phong cách chạm khắc phổ thông bắt nguồn từ vùng Monte Alto – một biểu thị phần đầu người, cái còn lại biểu thị phần thân người. Vì phần đầu lẫn phần thân đều là các tảng đá ba-zan tròn lớn được điêu khắc thô, nên hiển nhiên các tạo hình đều có một hình dáng mập mạp. Vì chúng trông giống người nam, nên trong tư liệu khảo cổ chúng được gọi là các ‘Cậu bé Bự (fat boys)’”, GS Malmström giải thích trong một bài viết ngày 3/9/1979 trên tạp chí Time, khi các bức tượng được phân tích trong cùng năm.

“GS Malmström nhận thấy kim la bàn đã bị hút đột ngột bất kể khi nào ông đặt nó gần phần rốn của một vài bức tượng, hay thái dương bên phải của các bức tượng khác.”

Từ tính của các bức tượng điêu khắc này đã được khám phá lần đầu vào năm 1979 bởi một trợ lý sinh viên của GS Malmström tại ĐH Dartmouth tên Paul Dunn. (Ảnh: Vincent H. Malmström)




“Lý do: bản thân các bộ phận này của bức tượng là các nam châm.

Đáng kinh ngạc hơn, các khối đá mập mạp có niên đại khoảng 4.000 năm tuổi, tức sớm hơn 2.000 năm so với bằng chứng đầu tiên về thí nghiệm của người Trung Quốc với từ tính”.

Khám phá này, được thực hiện bởi GS Malmström và một trợ lý khảo cổ tên Paul Dunn vào năm 1979, đã khiến tất cả mọi người, bao gồm cả giới khảo cổ, đều phải thốt lên kinh ngạc.

Bức tượng tạc hình đầu rùa này là bức tượng điêu khắc mang từ tính sớm nhất được phát hiện ở Trung Bộ châu Mỹ, vào năm 1975 bởi GS Malmström. Nó nằm 30 m cách kim tự tháp chính của vùng F tại di chỉ Izapa. (Ảnh: Vincent H. Malmström)




Tàn tích Izapa, bang Chiapas, Mexico (điêu khắc của người Maya). Tảng đá tạc hình đầu rùa mang tính phân cực từ: phần chính giữa trung tâm cái mũi có khả năng hút cây kim la bàn, phần giữa đầu thì đẩy kim và phần gáy đối xứng với mũi thì hút đầu cực nam của kim.

Nếu bức tượng điêu khắc tạc hình cái đầu (rùa, như trong ví dụ trên), nó thường có từ tính ở phần thái dương bên phải. Nếu nó tạc hình một thân người, cực từ thường ở gần phần rốn. Tuy nhiên, không có phích cắm làm từ vật liệu từ nào được gắn vào bức tượng tại những vị trí này.

Thay vào đó, tại những vị trí này dường như bức tượng điêu khắc chứa magnetite, hay khoáng vật sắt từ (Fe3O4) với hàm lượng đủ để hút một cây kim la bàn. Ngoài ra, những khu vực từ tính cục bộ này thường có một cực hút đối nghịch (kiểu cực nam – cực bắc) nằm cách đó không quá 10 cm.

Do đó, nếu đường sức từ tiến vào phần đầu ở vị trí bên trên tai phải, thì nó thường sẽ đi ra bên dưới tai đó. Và nếu đường sức từ tiến vào cơ thể tại khu vực bên trái rốn, thường thì nó sẽ thoát ra ở phía bên phải. Do đó, mỗi bức tượng điêu khắc thường sẽ có hai cực điện tích đối nghịch nằm rất gần nhau, gợi liên tưởng đến từ trường của nam châm hình chữ U.




Bức tượng tạc hình đầu rùa này là bức tượng điêu khắc mang từ tính sớm nhất được phát hiện ở Trung Bộ châu Mỹ, vào năm 1975 bởi GS Malmström. Nó nằm 30 m cách kim tự tháp chính của vùng F tại di chỉ Izapa. (Ảnh: Vincent H. Malmström)

Ngày nay, 11 bức tượng như vậy nằm ở La Democracia, Guatemala. Chúng được sắp hàng dọc hai bên quảng trường thị trấn, trong khi bức tượng thứ mười hai nằm gần lối vào bảo tàng. Theo báo cáo, chúng được thu thập từ những cánh đồng mía đường mới được phát quang xung quanh thị trấn vào sau năm 1950.

Trong số đó, năm bức tượng tạc hình thân người, 6 bức tượng tạc hình đầu người, và một bức tượng tạc hình cái bát lớn hay thùng chứa. Trong số các bức tượng tạc hình người, 4 trên 5 bức có từ tính, và con số này là 4 trên 6 ở các bức tượng tạc hình đầu”, GS Malmström công bố, không lâu sau khám phá đáng kinh ngạc này.




“Các bức tượng Cậu bé Bự này rõ ràng có nguồn gốc tiền văn minh Olmec, được tạc bởi tiền thân của nền văn minh sớm nhất được biết đến ở Trung Bộ châu Mỹ, vốn từng cư trú trong khu vực xung quanh Izapa, trung tâm tôn giáo cổ đại ngay bên kia biên giới với Mexico.

Những người thợ chế tác tài năng này không gắn đá nam châm (đá từ) vào bức tượng, mà hiển nhiên đã điêu khắc chúng xung quanh các cực từ tự nhiên trong khối đá ba-zan nguyên gốc”.

Điều này đặt ra một câu hỏi thú vị, cụ thể là, họ đã khám phá ra tính chất từ này như thế nào?

Đá nam châm cổ nhất được biết đến ở Trung Bộ châu Mỹ, hay la bàn nguyên thủy, một thanh dài 2,5 cm làm từ đá mang từ tính, có niên đại chỉ khoảng 1.000 năm TCN, một nghìn năm sớm hơn Cậu bé Bự và khoảng 2.000 năm trước khi người châu Âu biết cách làm nhiễm từ cây kim để định hướng (trên biển hay trên bộ).

Rõ ràng những người thợ điêu khắc Cậu bé Bự thật sự đã biết sử dụng đá từ để tìm kiếm tảng đá mang từ tính khác, chưa kể tới việc xác định hướng bắc.




Các “kim la bàn tự nhiên” như vậy có thể giải thích cách thức người Olmec điêu khắc tượng một con rùa 3.500 năm tuổi với cái mũi mang từ tính.

Đối với người Olmec, GS Malmström suy đoán rằng từ tính có thể chính là khả năng kỳ diệu mà loài rùa biển dựa vào đó để tìm đường qua đại dương mênh mông. Tất nhiên, bí ẩn mà Cậu bé Bự đặt ra thật sự là một bí ẩn kép.

Cậu bé Bự ở Guatemala – một bí ẩn cổ đại chưa có lời giải cho đến tận ngày nay …

Đầu tiên, chúng ta phải đặt câu hỏi liệu những người thợ điêu khắc này có thực sự nhận biết được tính chất từ của khối đá đó không, và nếu có, thì làm sao họ nhận biết được nó lúc ban đầu, đặc biệt trong trường hợp giả định không có chất liệu sắt. Hoặc, trong trường hợp khác, liệu có khả năng tính cục bộ của các cực từ bên trong các bức tượng này không chỉ đơn giản là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?




Thứ hai, nếu bằng cách nào đó các thợ điêu khắc biết được tính chất từ của mỗi tảng đá này, thì điều gì đã khiến họ liên hệ loại lực bí ẩn này (chí ít đối với nhận thức của chúng ta về con người thời đó) với hai bộ phận cơ thể là rốn và thái dương bên phải?

Để tìm kiếm đá từ, ngay cả nếu không dùng một cục đá từ khác, thì ít nhất cũng cần đến một mảnh sắt được làm nhiễm từ, ví như cây kim la bàn. Các tư liệu Hy Lạp ghi nhận nhà toán học Thales (Ta-lét) thành Miletus là người khám phá ra tính chất từ vào khoảng 600 TCN, và tác giả người Trung Quốc Fu Chin từng đề cập đến “một loại đá có thể giúp định hướng cây kim” trong một bản thảo từ năm 121 TCN”, GS Malström cho hay.

Ngoài ra, theo ông tảng đá hình đầu rùa mang từ tính có thể cho thấy sự tiếp xúc giữa người Olmec và người Trung Quốc, vì họ cũng chế tác la bàn hình con rùa vào thời kỳ đầu.




Còn đối với các bức tượng Cậu bé Bự, từ tính của nó có thể biểu thị cho lực sống hay lực sinh mệnh, với phần rốn biểu thị sự sinh đẻ, và thái dương biểu thị ý thức hay kiến thức.

Trong các thư tịch Hy Lạp cổ đại, chúng ta có thể tìm thấy một vài tài liệu đề cập đến việc sử dụng từ tính.

Một bức tượng Cậu bé Bự ở Guatemala.

Sử gia người La Mã Pliny già cho biết người Ai Cập đã nhận thức được tính chất từ. Trong cuốn Naturalis Historia (Lịch sử Tự nhiên), ông viết:

‘.. mái vòm đền thờ Arsinoe được xây bằng đá nam châm, để tiếp nhận một bức tượng Arsinoe trôi nổi trên không làm từ sắt, theo sự sắp xếp của Ptolemaus Philadelphus, nhưng ông, cùng người kiến trúc sư, đã qua đời trước khi đền thờ kịp hoàn thành..’




Sử gia Cedrenus nói rằng một hình ảnh cổ đại trong đền thờ Serapium ở Alexandria đã được ‘treo lơ lủng bằng lực từ’.

Sử gia Cassiodorus tuyên bố rằng ‘trong đền thờ thần Diana có treo một bức tượng thần ái tình nhưng không bằng dây đai’.

Triết gia Socrates đã đề cập đến nó trong tác phẩm “Ion” của Plato, vào khoảng năm 380 TCN.

Nói tốt cho Homer không phải là điều anh đã thành thục, đó là một sức mạnh thần thánh khiến anh cảm động, như khi một tảng đá “có từ tính” di động các vòng sắt. Tảng đá này không chỉ kéo những chiếc vòng đó, vì nếu các vòng này làm bằng sắt, thì tảng đá sẽ truyền năng lượng vào chúng, nên đến lượt mình chúng có thể làm chính điều tảng đá có thể làm – kéo các vòng khác – nên đôi lúc sẽ có một chuỗi miếng sắt rất dài, treo lên lẫn nhau. Và khả năng kéo hút của tất cả chúng phụ thuộc vào tảng đá này.





Và sử gia, giáo sĩ Ai Cập cổ đại Manetho đã đưa ra tuyên bố uyên thâm sau đây liên quan đến từ tính. ‘Giống như sắt khi bị hút bởi một tảng đá sẽ bám theo nó, nhưng cũng thường bị làm đổi hướng và lái đi theo hướng ngược lại, điều tương tự cũng áp dụng với chuyển động lành mạnh, tốt và đều đặn của thế giới chúng ta’.

Các tính chất từ của Cậu bé Bự ở Guatemala chỉ là một trong rất nhiều ví dụ rõ ràng cho thấy tổ tiên chúng ta thông minh và có thực lực hơn chúng ta tưởng.

Nguồn: Trithucvn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *