Không chỉ xuất hiện trong phim ảnh, trong lịch sử xác thực có rất nhiều câu chuyện về những cao nhân thông qua tu luyện có thể đạt được khả năng khinh công.
1.Sư tổ Bồ Đề Đạt Ma
Bồ Đề Đạt Ma là ông tổ của phái Thiền tông trong Phật giáo Trung Quốc. Ông cũng là người sáng lập môn phái Thiếu lâm. Trong giới võ lâm Trung Hoa lưu truyền một câu “Thiên hạ võ công xuất thiếu lâm” nên được suy tôn là ông tổ của võ lâm Trung Hoa.
Thời Lương Vũ Đế (464 – 549) (Nam Triều), Bồ Đề Đạt Ma từ nước Thiên Trúc vượt biển đến Trung Quốc.
Theo ghi chép trong “Bích nham lục”: “Đạt Ma nhìn từ xa thấy vùng đất này có căn tính của Phật liền quyết định vượt biển đến truyền tâm ấn khai mở; bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”.
Sư tổ Bồ Đề Đạt Ma vượt sông Trường Giang bằng một cọng lau (Ảnh: read01.com)
Ông đến Kim Lăng tại Nam Kinh để thuyết Pháp cho Lương Vũ Đế nhưng vị hoàng đế này không thể lĩnh ngộ được nên Đạt Ma đã quyết định đi đến Giang Nam.
Ông đã dùng một cọng lau để vượt sông Dương Tử và đã đi đến miền Nam của Ngụy. Vì Đạt Ma ông đứng trên cây lau vượt qua sông nên dân gian từ đó có điển tích “vượt sông bằng cây lau” (nhất vĩ độ giang), đây là một cảnh giới khinh công trung thừa, cho phép thân thể có trọng lượng nhẹ hơn cả nước.
2. Giáo sĩ Joseph Capertino
Ông sinh ra trong một gia đình mộ đạo ở miền Nam Italia vào năm 1603. Cha ông là một người thợ mộc nghèo đã qua đời trước khi ông sinh ra, và kế tiếp là mẹ ông không lâu sau đó. Kết quả là Joseph trở thành trẻ mồ côi và thường xuyên bị đau ốm. Ông khi đó cũng là một đứa trẻ khiếm khuyết về mặt trí tuệ nên phải chịu đựng nhiều tủi hận trong cuộc sống. Nhưng có lẽ đó là những thức được an bài để ông sớm luyện đến trạng thái xuất thần.
Sau khi bước vào con đường tu hành, giáo sĩ đạo Tin Lành này đã sớm đạt được khả năng khinh thân. Ông có thể lơ lửng trong không khí khoảng 2 tiếng đồng hồ. Giới khoa học đã quan sát Josef trình diễn 100 lần và ghi chép những nhận xét trong tài liệu chính thức. Đáng tiếc chính tài khinh thân đã đẩy cuộc đời ông vào chốn long đong, tuyệt vọng, do một số kẻ cho rằng ông là phù thủy và luôn tìm cách hãm hại.
Tranh vẽ Josef trong trạng thái lơ lửng trong không khí (Ảnh: The Living Moon)
Những người Cơ đốc giáo với tâm tật đố tỏ ra không hài lòng về hiện tượng này và hậu quả là Josef được đưa đến một tu viện xa xôi vào năm 1653. Ba tháng sau, ông lại phải đến một tu viện khác, rồi tiếp tục đến một tu viện khác nữa…
Khi Josef xuất hiện, tin tức về “người có phép màu” lan ra nhanh chóng. Nhiều người từ những vùng lân cận tìm đến đứng bên ngoài bức tường của tu viện chờ đợi một điều kỳ diệu. Cuối cùng, Josef lại được đưa đến một tu viện ở Osimo. Ông đã mất tại đây vào năm 1663 và được phong thánh 4 tháng sau đó.
3. Thiền sư Minh Không
Thiền sư Nguyễn Minh Không là một vị cao tăng đứng đầu tổ chức phật giáo của triều đại nhà Lý trong lịch sử, ông được xem là vị thiền sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam và được tôn vinh là ông tổ nghề đúc đồng. Một số ghi chép xưa xếp ông là vị thánh trong tứ bất tử của Việt Nam.
Pháp tượng thiền sư Nguyễn Minh Không (Ảnh: chuaphuclam.vn)
Tục truyền rằng thiền sư Nguyễn Minh Không là một nhân vật huyền thoại, xuất hiện với nhiều tình tiết kỳ bí như có thể đi mây về gió, niệm chú cho chim lạ rơi xuống đất, thò tay vào vạc dầu đang sôi vớt hàng trăm chiếc kim chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông…
Theo truyền thuyết dân gian, Khổng Minh Không, từng sang nước Tống để chữa khỏi bệnh cho vua phương Bắc. Khi vua trả ơn, hỏi muốn lấy gì, ông chỉ xin một ít đồng đen cho vào tay nải. Vua đắc ý cười lớn sai lính mở kho nhưng chỉ lát sau lính chạy gấp về báo là tất cả kho đồng đều chui vào tay nải của ông. Vua và quan quân kéo ra xem thì ông đã thả nón xuống sông tu làm thuyền xuôi về Đại Việt.
Sư khiến triều đình nhà Tống kinh ngạc vì khả năng khinh công trên mặt nước (Ảnh minh họa dẫn theo chinapress.com.my)
Thoạt nghe có vẻ huyền hoặc nhưng kỳ thực những năng lực và công năng đặc dị là điều được ghi chép rất nhiều trong các kinh điển Phật gia. Vào thời nhà Lý, Phật giáo phát triển cực thịnh, ngay cả hoàng gia cũng vô cùng thành kính nên quốc gia mới có thể xuất sinh nhiều bậc kỳ tài và triển hiện ra cho dân chúng những thần tích như đã kể trên.
4. Daniel Douglas Hewm
Daniel là nhân vật sở hữu thuật khinh công nổi tiếng nhất thế kỷ XIX. Trong trạng thái nhập thiền, ông có khả năng nhấc mình trôi bồng bềnh trong không trung.
Trên một tờ báo Mỹ, một nhà báo đã mô tả trạng thái bồng bềnh trong không gian của Hewm như sau: “Bất thình lình Hewm bắt đầu nhấc mình lên khỏi mặt đất khiến những người trong phòng sửng sốt, ngạc nhiên. Tôi thấy chân của ông ta cách mặt đất khoảng 0,3 mét. Ông ta vọt lên rồi hạ xuống. Đến lần thứ 3 thì ông ta chạm trần nhà…”
Tranh vẽ Daniel Douglas Hewm biểu diễn khả năng bay lượn trước nhiều nhân vật nổi tiếng (Ảnh: netnews)
Hewm đã biểu diễn năng lực đặc biệt này trước hàng nghìn khán giả, trong đó có cả những người nổi tiếng như Thackeray, Mark Twain, Napoléon III, cùng những nhà chính trị, bác sĩ, khoa học gia. Người ta không phát hiện ra bất cứ sự lừa đảo nào.
5. David Cooperfield
David Cooperfield sinh năm 1956 được xem là một trong những ảo thuật gia nổi tiếng nhất thế kỷ 20 với các tiết mục vô cùng độc đáo như biến mất tượng thần Tự Do, đi xuyên qua vạn lý trường thành, lao mình xuống dòng thác và đặc biệt là bay lượn như chim.
Một số người hoài nghi cho rằng khả năng bay của David chỉ là trò ảo thuật nhưng chưa một ai có thể chứng minh điều đó. Và hiện số khán giả tin rằng anh thực sự sở hữu loại công năng đặc dị này đang ngày càng tăng lên.
David Copperfield thực sự sở hữu khả năng khinh công (Ảnh: Reuters)
Lý do là trong giới tu luyện tuyệt học có một nguyên tắc là không được phép tùy ý triển hiện năng lực siêu thường trong xã hội, không được phép phá hoại trạng thái của xã hội người thường, tùy ý khoe khoang, thi triển thì công năng sẽ rất nhanh biến mất, nên đa số họ thường mai danh ẩn tích, ở những nơi thâm sơn cùng cốc, người đời hiếm khi gặp được. Còn tại phương Tây, người ta có thể bắt gặp buổi biểu diễn của những người này dưới danh nghĩa nhà ảo thuật.
Rõ ràng rằng khả năng con người bay lên khỏi mặt đất như thuật khinh công là xác thực tồn tại. Nó có thể rất phức tạp và khó hiểu đối với khoa học hiện đại vốn nghiên cứu các hiện tượng dưới góc độ thực chứng nhưng lại đơn giản với tri thức của người xưa khi chú trọng nghiên cứu về không thời gian, vũ trụ học và thân thể người. Con người ngày nay nếu dùng phương thức tư duy và kiến thức khoa học hiện đại thì rất khó lý giải được những điều chân chính, những khả năng thần kỳ mà những người trong giới tu luyện có khả năng đạt được.
Nguồn: DKN