Kinh Thánh là có thật? Phiến đất sét Ebla cổ 15000 năm xác thực Kinh Cựu Ước

Phiến đất sét Ebla cổ 15000 năm tuổi chứng minh tính xác thực của các sự kiện trong kinh Cựu Ước.

Tính chính xác của kinh Cựu Ước thuộc Kinh Thánh là một chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học. Tuy nhiên, việc khám phá ra những phiến đất sét Ebla 15 000 năm tuổi đã góp phần củng cố tính xác thực của văn bản này.

Kinh Thánh là quyển sách được xuất bản nhiều nhất và được đọc nhiều nhất trên thế giới. Nhiều chi tiết trong đó bị nhiều nhà khoa học bác bỏ vì tính huyền hoặc và ảo tưởng. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ và Thần học với niềm tin riêng của mình vẫn không ngừng khai quật và khám phá ra rất nhiều chi tiết trong đó là có thật. Vậy đó chỉ đơn thuần là câu chuyện được Thần thánh hóa, hay là câu chuyện được ghi chép không sai 1 chi tiết nào. Mời bạn đọc theo dõi loạt bài khám phá về Kinh Thánh của ĐKN. 




Tàn tích thành cổ Ebla, Syria – Việc khám phá ra kho lưu trữ các phiến đất sét Ebla ở miền bắc Syria vào những năm 1970 xác nhận các bản ghi chép Kinh Thánh về Tổ phụ [1] là cực kỳ chính xác.

Trong nhiều năm, các nhà phê bình kinh Cựu Ước cho rằng Moses đã tưởng tượng ra các câu chuyện trong Sách Sáng Thế, thuộc Kinh Cựu Ước, phần đầu của Kinh Thánh. Các nhà phê bình cho rằng những người cổ đại vào thời kinh Cựu Ước quá nguyên thủy để có thể ghi chép tài liệu với độ chính xác cao. Do đó, họ cho rằng không có bằng chứng tồn tại của những người và thành phố được nhắc đến trong văn bản cổ xưa nhất trong Kinh Thánh này.

“Việc phát hiện ra kho lưu trữ các phiến đất sét Ebla ở miền bắc Syria vào những năm 1970 xác nhận các tư liệu ghi chép trong Kinh Thánh về Tổ phụ là cực kỳ chính xác. Trong các cuộc khai quật ở miền bắc Syria, người ta đã tìm thấy một thư viện lớn nằm trong phòng lưu trữ hoàng gia. Thư viện này chứa những phiến đất sét có niên đại từ 2400-2300 TCN”, theo trang Christians in Pakistan.




Đội khai quật đã khám phá được gần 15 000 phiến đất sét cổ đại và những mảnh vỡ, mà khi được ghép lại sẽ tạo thành khoảng 2500 phiến đất sét bổ sung. Thật đáng ngạc nhiên, những phiến đất sét này xác nhận các tên người và tên địa danh trong các ghi chép về Tổ phụ trong Kinh Thánh là sự thật. Chúng được gọi là những Phiến đất sét Ebla.

Trong một thời gian dài, những người phê bình kinh Cựu Ước thường lập luận rằng cái tên “Canaan” đã được sử dụng sai lầm trong những chương đầu của Kinh Thánh. Họ cho rằng cái tên Canaan chưa bao giờ được sử dụng tại thời điểm cụ thể đó trong lịch sử. Họ tiếp tục cáo buộc rằng cái tên này đã đươc thêm vào kinh Cựu Ước sau đó, và cho rằng những cuốn Kinh Thánh đầu tiên không được viết trong khoảng thời gian mô tả.




Tuy nhiên, từ “Canaan” đã xuất hiện trên những phiến đất sét Ebla, trái với tuyên bố của các nhà phê bình. Các phiến đất sét đã chứng minh thuật ngữ này từng được sử dụng ở Syria cổ đại vào thời kỳ Kinh Cựu Ước được viết.

Di tích một kim tự tháp ziggurat ở Ebla. 

Thêm vào đó, hai thành phố Sodom và Gomorrah cũng từng được các nhà phê bình Kinh Thánh cho là sản phẩm đơn thuần của trí tưởng tượng. Và chúng cũng được xác nhận thông qua các phiến đất sét Ebla, cùng với thành phố Haran. Theo mô tả trong Sách Sáng Thế, Haran là thành phố của Terah – cha của Abram.




Ngoài ra, còn vô số các phát hiện khảo cổ khác xác nhận các ghi chép trong Kinh Thánh là có thật và chính xác. Một số phát hiện như vậy là:

Chiến dịch tấn công Israel của Pharaoh Shishak (1 Kings 14: 25-26) được ghi chép lại trên bức tường đền Amun ở Thebes, Ai Cập.
Cuộc nổi dậy của Moab chống lại Israel (2 Kings 1:1; 3:4-27) được ghi lại trên bia khắc Mesha.
Sự kiên thành Samaria (2 Kings 17:3-6, 24; 18:9-11) thất thủ vào tay Sargon II, vua của Assyria, được ghi lại trên các bức tường cung điện của ông.
Sự kiện Sargon II đánh bại thành Ashdod (Isaiah 20: 1) được ghi lại trên các bức tường cung điện của ông.
Chiến dịch chống lại Judah (2 Kings 18: 13-16) của nhà vua Assyria Sennacherib được ghi lại trên lăng trụ Taylor (khối đất sét nung 6 mặt).
Sự kiện Sennacherib bao vây thành Lachish (2 Kings 18:14, 17) được ghi lại trên những bức phù điêu Lachish.
Thành Nineveh bị thất thủ ứng với lời tiên đoán của hai nhà tiên tri Nahum và Zephaniah (2 Kings 2: 13-15) được ghi lại trên phiến đất sét Nabopolassar.
Sự kiện Jerusalem bị thất thủ trước vua Babylon Nebuchadnezzar (2 Kings 24: 10-14) được ghi lại trong biên niên sử Babylon.
Nhà vua Judah là Jehoiachin bị giam cầm ở Babylon (2 Kings 24: 15-16) được ghi lại trong Hồ sơ Khẩu phần Babylon.
Sự kiện thành Babylon thất thủ trước người Medes và người Ba Tư (Daniel 5: 30-31) được ghi lại trên Cyrus Cylinder (hình trụ đất nung thời Cyrus Đại Đế).
Cyrus Đại Đế trả tự do cho những người (Do Thái) bị giam cầm ở Babylon (Ezra 1: 1-4, 6: 3-4) được ghi lại trên Cyrus Cylinder.
Trong số những đoạn miêu tả trong Kinh Thánh mà sau này được xác thực nhờ các bằng chứng khảo cổ và thiên văn, đáng chú ý nhất có lẽ phải kể đến là việc phát hiện ra dấu tích con tàu Nô-ê tại Thổ Nhĩ Kỳ hay việc ghi nhận được bức ảnh đầu tiên về thế giới thiên quốc của kính viễn vọng Hubble của NASA.


Chú thích:

[1] Tổ phụ: Những nhân vật tổ tiên của người Israel, về nghĩa hẹp thường được chỉ đến Abraham, Isaac và Jacob, về nghĩa rộng, các tổ phụ có thể chỉ đến hai mươi người đàn ông trong dòng thời gian từ Adam đến Abraham.
Nguồn: ĐKN – Theo messagetoeagle

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *